Số ca bệnh Whitmore tăng cao trong mùa mưa lũ
Tối ngày 16/11, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, trong khoảng thời gian mưa lũ kéo dài tại các tỉnh miền Trung, số lượt bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nhập viện tại bệnh viện tăng đột biến.
Cụ thể, chỉ từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11, đơn vị này đã tiếp nhận điều trị cho gần 30 ca bệnh. 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… 50% đến từ các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhiều bệnh nhân đến nhập viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng… điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.
Bệnh nhi bị áp- xe tuyến mang tai do vi khuẩn Burkhoderia Pseudomalei đang điều trị tại Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương Huế.
Theo BSCKII Hoàng Thị Lan Hương – PGĐ Bệnh viện Trung ương Huế, bênh Whitmore còn gọi là bệnh Melioidosis do trực khuẩn gram âm Burkhoderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn này được tìm thấy trong đất, nước bẩn, trong các cánh đồng lúa, và các vùng nước tù đọng trong khu vực. Vi khuẩn lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, từ năm 2014 đến năm 2019 chỉ ghi nhận có khoảng 83 trường hợp được chẩn đoán Whitmore. Từ tháng 1 đến tháng 9/2020 có 11 bệnh nhân. Tuy nhiên từ tháng 10/2020 đến nay có 28 bệnh nhân.
Sự tăng đột biến số lượng ca bệnh trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 tại Việt Nam là hoàn toàn giống với các nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới vì số lượng ca bệnh Whitmore có liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với lượng mưa hàng năm và đặc biệt tăng cao sau lũ lụt do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei.
Bệnh nhân Whitmore đang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Trung ương Huế.
Hiện nay, việc điều trị bệnh Whitmore là rất khó khăn do vi khuẩn B. Pseudomallei kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường. Hiện tại chưa có vacxin phòng bệnh. Những vùng có bệnh Whitmore lưu hành, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (như AIDS, ung thư, những bệnh nhân hóa trị…) nên tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu vực trang trại.
Video đang HOT
Để chủ động phòng bênh Whitmore, BSCKII Hoàng Thị Lan Hương đưa ra lời khuyên người dân cần hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn ở vùng lũ, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng trước lũ. Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, nước lụt, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
Khi có vết thương hở, vết loét… cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhiễm nặng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước lũ gây ra.
“Bệnh Whitmore hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, điều trị bằng các loại kháng sinh đặc hiệu. Những trường hợp tử vong thường do bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng.
Sau bão lũ sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra gây ô nhiễm môi trường, người dân phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý truyền nhiễm tiềm ẩn. Vì vậy, việc xử lý môi trường ô nhiễm, đảm bảo nguồn nước sạch… và chăm sóc sức khỏe người dân sau lũ lụt là hết sức quan trọng và cấp thiết”, BSCKII Hoàng Thị Lan Hương cho hay.
Được biết trước tình trạng bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nhập viện tại bệnh viện tăng đột biến trong mùa mưa lũ, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức tập huấn nâng cao cảnh giác về bệnh cho các bác sĩ tại bệnh viện. Trong thời gian đến bệnh viện sẽ kết hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội sàng lọc để phát hiện các ca bệnh nghi ngờ bằng kỹ thuật Elisa, hy vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị sớm và có kết quả khả quan hơn.
Cảnh giác với 'vi khuẩn ăn thịt người' đa chủng loại
Chỉ sau 48 giờ xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn ăn thịt người đã lấy mạng một người đàn ông.
Gần một năm trước, một số bệnh viện phía Bắc tiếp nhận gấp đôi số bệnh nhân bị "vi khuẩn ăn thịt người" Whitmore tấn công, phải đưa ra cảnh báo. Năm nay, một loại khác của vi khuẩn ăn thịt người (vi khuẩn Vibrio vulnificus (V. vulnificus) đã đột ngột lấy đi mạng sống của một người đàn ông chỉ sau bốn ngày.
Vi khuẩn ăn thịt người sống trong tự nhiên
Khoa bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm BV Trung ương Quân đội 108 vừa qua tiếp nhận trường hợp ông NVA (đến từ Hải Phòng), nhiễm trùng máu do vi khuẩn V. vulnificus, một loại vi khuẩn ăn thịt người.
Được biết, người này sau khi ăn con hàu sống một ngày thì xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, bệnh diễn biến rất nặng, nhanh chóng xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
Cụ thể, bệnh nhân vào viện ngày 30-6 trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, nôn và tiêu chảy nhiều lần kèm sốt cao 39-40 độ C.
Sau vài giờ bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu và chuyển hóa nặng, kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng da, gân, cơ vùng tứ chi.
Các bác sĩ cho cấy khuẩn hai mẫu máu đều dương tính với vi khuẩn ăn thịt người V. vulnificus. Đây là một loại vi khuẩn ăn thịt người thường xuất hiện trong các loại hải sản và vi khuẩn này sống trong môi trường tự nhiên, dễ lây nhiễm với người có hệ miễn dịch kém.
Trước đó, một bệnh nhân khác cũng không may bị vi khuẩn ăn thịt người xâm nhập, tuy nhiên bệnh nhân may mắn được điều trị khỏi.
Trường hợp này là một nữ bệnh nhân 46 tuổi, theo tiểu sử, nữ bệnh nhân này đã đi tiêm silicon vào mông tại một cơ sở thẩm mỹ.
Sau khi làm xong phẫu thuật độn mông vài ngày, bệnh nhân liên tục đau nhức mông và tìm đến BV lớn tại Hà Nội. tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị biến chứng nhiễm trùng sau tiêm mỡ tự thân làm đẹp, vùng nhiễm trùng xuất hiện hai vi khuẩn.
Một trong hai loại vi khuẩn này được xác định là vi khuẩn ăn thịt người (vi khuẩn Whitmore), đây là một chủng khác của vi khuẩn ăn thịt người. Whitmore xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1936 và ít khi được phát hiện trong cộng đồng.
"Vi khuẩn ăn thịt người" gây hoại tử da nhanh chóng trong 48 giờ. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)
Vì sao gọi là vi khuẩn ăn thịt người?
Theo BS Vũ Viết Sáng, Chủ nhiệm Khoa bệnh lây đường hô hấp và hồi sức BV Trung ương Quân đội 108, V. vulnificus là một loại vi khuẩn sống tự do trong nước biển hoặc nước lợ, chúng hay sống ký sinh ở những loài thủy sinh như tôm, hàu...
Vi khuẩn này sống trong môi trường tự nhiên, dễ nhiễm vào những người có hệ miễn dịch yếu.
Ăn hàu rất tốt cho cơ thể nếu biết cách chế biến cũng như lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là vào mùa đi biển hiện nay.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý hàu và các loài động vật nhuyễn thể như ngao, tu hài... có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Bởi vậy, khi ăn hàu sống hoặc chưa nấu kỹ sẽ có nguy cơ bị nhiễm một hoặc nhiều loại ký sinh trùng, trong đó có vi khuẩn "ăn thịt người".
PGS-TS NGUYỄN DUY THỊNH, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội
Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng máu do V. vulnificus gây tử vong cao, lên đến 50%, thậm chí 90% nếu bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn, tụt huyết áp tại thời điểm nhập viện và thường tử vong trong vòng 48 giờ mặc dù được điều trị tích cực.
Tương tự, vi khuẩn Whitmore cũng gây ra cái chết cho người mắc chỉ trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, vi khuẩn này không sống ký sinh vào thủy sinh mà thường sống trong bùn đất và nước, lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn.
Theo PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai, khi nhiễm Whitmore, thông thường 40%-60% bệnh nhân mắc Whitmore sẽ tử vong. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn, cơ hội sống vẫn còn rất cao.
Một điểm phức tạp cần lưu ý của Whitmore là các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn xương khớp...
Đa số bệnh nhân được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore đều phải dùng kháng sinh tấn công liều cao trong ít nhất khoảng hai tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng 3-6 tháng. Do đó, nhiều người đã bỏ cuộc vì mất quá nhiều thời gian và tiền bạc.
Cả hai loại vi khuẩn ăn thịt người này khi vào cơ thể sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc, tử vong, có thể gây hoại tử cơ rất nhanh, do đó còn được gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".
Qua đây các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân, không nên ăn hải sản chưa được nấu chín. Tránh bị thương khi tham gia các hoạt động có nguy cơ tiếp xúc vết thương với vi khuẩn như tắm biển, câu cá biển...
Con đường lây bệnh của "vi khuẩn ăn thịt người" V. vulnificus
Những người có hệ miễn dịch yếu, có tiếp xúc hoặc ăn hải sản có nguồn vi khuẩn sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Một thống kê 180 bệnh nhân nhiễm trùng do V. vulnificus cho thấy có 92,8% bệnh nhân ăn hàu sống trong vòng hai ngày trước đó. Thời gian ủ bệnh là 3 tiếng đến sáu ngày.
Bị vết thương hở khi tham gia các hoạt động trên biển, như bơi lội, câu cá, cầm nắm hải sản. Đã có trường hợp bị nhiễm qua những vết thương rất nhỏ như vết đâm bởi đuôi con tôm, vỏ hàu khi tắm biển. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể xảy ra khi phơi nhiễm vết thương có từ trước với vi khuẩn V. vulnificus.
Người đàn ông bất tỉnh bên cạnh chai thuốc diệt cỏ Nam bệnh nhân ở Phú Thọ được người thân phát hiện nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Bệnh nhân H.V.C. (36 tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ) vừa được các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cứu thành công do ngộ độc thuốc diệt cỏ Glyphosate. Trước đó, người thân phát...