Sợ bị bố mẹ mắng, 3 học sinh tiểu học ăn lá ngón thương vong
Bị cô giáo mắng, sợ bị bố mẹ quở trách, 3 học sinh tiểu học đã rủ nhau lên rừng ăn lá ngón, gây nên hậu quả thương tâm.
Lá ngón xuất hiện nhiều ở các huyện biên giới, vùng cao, là nguyên nhân gây nên nhiều cái chết ở các địa phương này.
Sáng 7/9, ông Vừ Dùa Thái – Chủ tịch UBND xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An – cho PV Dân trí biết, vụ việc nói trên xảy ra vào tầm 14h ngày 6/9, tại bản Than Hóm, làm 3 học sinh tiểu học thương vong.
“Cả 3 đều là học sinh lớp 3, học ở điểm trường bản lẻ Than Hóm, xã Na Ngoi. Vào buổi sáng ngày 6/9, khi các cháu đến lớp học thì bị nhắc nhở về hành vi lấy đồ bên trường mầm non.
Cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở thì cả 3 cháu đều đứng lên nhận lỗi. Sau đó, cô giáo mầm non có báo cáo lại sự việc với trưởng bản để nhắc nhở cha mẹ các cháu.
Sau khi tan học, sợ về bị cha mẹ mắng các cháu đã rủ nhau lên rẫy hái lá ngón ăn dẫn đến sự việc đau lòng nói trên”, ông Thái nói.
Cũng theo ông Thái, sau khi không thấy các cháu đi học về, cả bản đi tìm kiếm thì phát hiện 3 cháu nằm bất tỉnh ở rẫy. Ngay lập tức, cả 3 được người thân đưa đi cấp cứu tại bệnh xá Đoàn Kinh tế quốc phòng 4.
Video đang HOT
Do ăn lá ngón quá nhiều, một cháu đã tử vong trên đường đến trạm cấp cứu, còn 2 cháu được cứu sống.
“Sáng nay 7/9, hai cháu X.B.X. và X.B.R. đã qua cơn nguy kịch và trở về nhà”, ông Thái cho biết thêm.
Cây lá ngón có tên khoa học là: Gelsemium elegans Benth, thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae) mọc nhiều ở vùng đồi núi. Cây có hoa vàng rất đẹp nhưng lại có độc tính mạnh, dễ gây ngộ độc chết người. Người ngộ độc bị nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột…
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Thủy điện xả lũ, dân vừa chạy lụt vừa lo bán cá chết
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) về thiệt hại do xả lũ đập Thủy điện Hòa Bình gây ra, tại huyện Kỳ Sơn, diện tích lúa bị ngập lụt là 6 ha; có 39 hộ nuôi cá lồng bị chết cá với tổng số 35,6 tấn, thiệt hại hơn 6,6 tỷ đồng.
Người nuôi cá xót xa khi cá chết hàng loạt.
Cá chất đống khắp nơi.
Tại xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn, phóng viên chứng kiến cảnh những người dân phải thu hoạch cá "bất đắc dĩ". Cá nổi trắng dưới lồng trên sông, cá chất đống trong nhà, cá nằm bên đường chờ tiêu thụ.
Ông Lê Văn Bảo, Chủ nhiệm HTX nông lâm thủy sản Kỳ Sơn cho biết, 2 ngày nay, ông và các thành viên HTX ăn không ngon, ngủ không yên vì mấy chục lồng cá bỗng dưng ngoi lên cả loạt.
"Ngày hôm qua (21/7), tôi chỉ thấy lác đác vài con ngoi ngóp nên tôi gọi bán được một ít. Đến sáng nay ngủ dậy, tôi không tin vào mắt mình nữa, cá chết nổi kín lồng như bị ai đầu độc", ông Bảo xót xa nói.
Để tiêu thụ cá, HTX đã phải phân thành 3 loại. Cá tươi mời gọi các nhà buôn đến bán với giá rẻ, cá chết bán cho nơi chế biến thức ăn gia súc và một lượng cá bán cho người dân ủ làm phân.
Anh Ngô Đức Tuấn, xã Hợp Thành, cũng chia sẻ, tơn trăm con cá chiên và mấy tạ cá trắm anh nuôi đã chết sạch. Gia đình anh đang cố bán tống bán tháo mà chưa hết.
Vừa lo bán cá chết, vừa lo chạy lụt.
Hạ lưu đập thủy điện, nhiều nơi vườn đã thành sông.
Nguyên nhân cá chết được xác định, do thủy điện xả lũ kéo dài, mực nước đục dâng cao, môi trường nước trong lồng thay đổi đột ngột nên cá bị ngạt.
"Chúng tôi không kịp trở tay khi cá cứ ngoi ngóp rồi chết dần", ông Bảo cho biết.
Không chỉ lo tiêu thụ cá chết, người dân ở Hợp Thịnh, Kỳ Sơn, Hòa Bình còn phải lo chạy lụt đối phó với việc Thủy điện Hòa Bình mở của xả thứ 3 vào 6h sáng nay 22/7.
Đàm Quang
Theo Dantri
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chuyến thăm cấp Nhà nước, kết thúc chuyến thăm, gửi điện cảm ơn Chỉ trong vòng ít giờ đồng hồ xảy ra lũ quét, lũ ống, xã Tà Cạ, huyện biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An tan hoang hơn bao giờ hết. Trong chốc lát, 10 căn nhà, 1 điểm trường và nhiều tài sản giá trị khác của người dân bị nước lũ cuốn trôi. Chiều 22/7, ông Nguyễn Thanh Hoàng - Chủ tịch UBND...