Sợ bão lớn, người dân ven biển xây hàng trăm căn hầm trú ẩn
Hằng năm, Quảng Nam hứng chịu nhiều cơn bão càn quét qua, gây thiệt hại lớn về người và tài sản nhân dân. Mỗi trận “cuồng phong” đi qua, người dân lại đúc rút kinh nghiệm làm bài học áp dụng cho năm sau. Mùa mưa bão năm nay, hàng ngàn hộ dân ven biển rủ nhau xây hầm tránh bão…
Sau những ngày mưa dầm, mấy hôm nay trời có nắng trở lại, ông Trần Phong (xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) lại đốc thúc đội thợ hồ địa phương nhanh chóng hoàn thành căn hầm tránh bão sát vách ngôi nhà của gia đình. Mặc dù điều kiện còn khó khăn nhưng gia đình ông Phong cũng cố gắng xây dựng căn hầm rộng chừng 4 mét vuông, đổ bê tông kiên cố, chi phí cho sắt thép và vật liệu lên đến 20 triệu đồng.
Ông Trần Phong cho biết: “Do điều kiện nhà cửa không được kiên cố lắm, cho nên vay mượn một số tiền về xây cái hầm để vợ con trú bão an toàn”.
Hầm tránh bão của người dân ven biển tỉnh Quảng Nam
Năm nay là năm khá bộn rộn đối với đội thợ xây dựng của anh Nguyễn Tấn Trọng ở địa phương này, làm nhiều công trình không phải chỉ đảm nhận xây nhà cửa của người dân mà là xây hầm tránh bão. Tùy theo điều kiện kinh tế của hộ dân mà anh Trọng lo luôn khâu thiết kế căn hầm đảm bảo an toàn nhất.
Ông Nguyễn Tấn Trọng, thợ hồ xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam cho biết: “Chi phí một cái hầm, điều kiện khó khăn thì 20 triệu, nếu có thêm công trình phụ để gia đình sinh hoạt được thì chi phí khoảng 30 triệu… “.
Ám ảnh về những cơn bão mạnh năm 2013 xé toang nhà cửa, cấy cối ngã đổ, gia đình chị Phan Thị Thuyền không khỏi lo lắng. Trước mùa mưa bão đến, chị Thuyền quyết định xây căn hầm tránh bão liền kề ngôi nhà mình, rộng khoảng 12 mét vuông, chi phí hết hơn 30 triệu đồng.
Video đang HOT
Căn phòng này có thể giúp cho 4 người trong gia đình chị Thuyền và thêm ít nhất 5 – 6 người thân, bà con xóm giềng khác trú bão an toàn. Gia đình chị Thuyền cũng đã lo chu đáo mọi phương tiện, lương thực khi bão ập đến.
Những căn hầm kiên cố giúp người dân giảm thiểu thiệt hại khi bão về
Ông Nguyễn Trường Năm – Phó Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam cho biết: “Gia đình nào có điều kiện kinh tế thì xây dựng hầm riêng để trú bão, người không có thì rủ 3, 4 hộ trở lại góp vốn xây dựng chung một cái. Theo thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay, mỗi thôn có ít nhất 100 hầm trú bão, toàn xã có 6 thôn thì ít chi cũng 600 cái hầm như thế. Điều này làm giảm bớt lo lắng cho địa phương mỗi khi mưa bão ập về”.
Đây là cách bảo vệ tính mạng của người dân trước diễn biến ngày càng bất thường và nguy hiểm của thiên tai. Về lâu về dài thì người nghèo khi xây hầm trú bão, họ cần sự giúp đỡ nhiều hơn từ phía nhà nước, được như thế sẽ giảm thiểu thiệt hại và cả nỗi lo lắng từ các cấp chính quyền đến người dân mỗi mùa mưa bão về.
Theo_An ninh thủ đô
Niềm vui của chị em sinh ba cùng đỗ đại học
Mấy hôm nay, ngôi nhà nhỏ nằm trong thung lũng vùng núi heo hắt thuộc thôn 1 (xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) bỗng rộn ràng tiếng cười nói của hàng xóm đến chúc mừng chị em sinh ba cùng thi đỗ đại học.
Đó là 3 chị em Trần Thị Thu Thảo, Trần Thị Như Ngọc và Trần Thị Cẩm Nhung, con của vợ chồng anh Trần Đình Trung và chị Nguyễn Thị Đổng. Điều đặc biệt là Thu Thảo, Như Ngọc và Cẩm Nhung là 3 chị em sinh ba.
3 em sinh ba vừa thi đỗ đại học. Từ trái qua: Cẩm Nhung, Như Ngọc và Thu Thảo.
Vợ chồng anh Trung và chị Đổng xây dựng gia đình vào năm 1989 và sinh được một cô con gái đầu lòng. Cuộc sống cơ cực của đôi vợ chồng trẻ mới lập nghiệp ở làng quê nghèo luôn phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" với vài sào ruộng lúa, mấy luống mì trên đồi và những tháng ngày vợ chồng anh Trung lặn lội đi làm thuê, cuốc mướn...
Để cho vui cửa vui nhà, ít năm sau vợ chồng anh quyết định sinh thêm một cháu nữa hy vọng là con trai cho "nhà có nếp có tẻ". Tháng 7/1996, chị Đổng chuyển dạ và sinh liền một lúc 3 đứa con gái. Anh Trung kể lại: Khi vừa sinh ra, ai cũng hết hồn vì lúc đó đâu có siêu âm đâu mà biết vợ mình mang mấy đứa con trong bụng, trai hay gái. Mà sinh ra đứa nào cũng ốm yếu chỉ hơn 1 cân, hộ lý bảo sống được ngày nào hay ngày đó chứ không hy vọng cả 3 đứa sẽ lớn lên mạnh khỏe. Hơn nữa mới sinh ra được vài ngày thì các cháu bị nhiễm trùng rốn...".
Chưa hết, khi chào đời cả 3 cháu đều không có sữa mẹ nên phải đi xin sữa của người khác. Đến khi mẹ cháu có sữa thì không đủ cho cả 3 bú, thế là anh cũng phải chạy vạy đi mượn tiền mua sữa về cho con.
"Lúc đó khó khăn lắm, mua được mấy lon sữa bò là quý rồi chứ tiền đâu mà mua sữa hộp như bây giờ", anh Trung tâm sự.
Thương hoàn cảnh khó khăn của vợ chồng anh Trung, bà con hàng xóm, nội ngoại người cho cân gạo, lon sữa, người cho ít tiền... Một số tổ chức từ thiện, doanh nghiệp nghe chuyện nhà anh Trung cũng tìm tới giúp đỡ, hỗ trợ. Cứ như thế như "trời sinh rồi trời nuôi", rồi cả 3 cũng lớn lên mạnh khỏe.
Chi Đổng khoe với chúng tôi: "Từ khi học lớp 1 đến lớp 12, cả 3 cháu đều học rất chăm học và năm nào cũng đạt danh hiệu "Học sinh tiên tiến", "Học sinh xuất sắc" của các trường, về nhà các cháu đều siêng năng phụ giúp công việc gia đình...
Năm 2013, do kinh doanh trái pháp luật nên anh Trung rơi vào vòng lao lý, chị Đổng ở nhà bám ruộng đồng để lo cho 3 đứa con gái theo học năm cuối cấp với nhiều những khoản tiền cần chi tiêu. Ngoài giờ học, cả 3 tập trung phụ giúp mẹ chăn nuôi, đi chợ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, công việc đồng ruộng... Cháu nào cũng nết na, hiếu thảo.
Ngày thi đại học năm 2014 đến gần, chị Đổng đứng ngồi không yên vì biết lấy đâu ra tiền triệu để cho 3 đứa con gái đi thi, Thảo và Ngọc thi ở ĐH Huế, còn Nhung vào thi ở ĐH Quảng Nam. Thế là hàng xóm láng giềng, hai bên nội ngoại lại đến góp tiền cho 3 chị em làm lộ phí với mong ước "để ba chị em nó cũng vào đại học như người ta".
Sau thời gian hồi hộp chờ đợi, khi các trường công bố điểm, cả ba chị em vui mừng khi biết tin ba chị em đều đạt điểm trúng tuyển. Trong đó, Thảo đỗ khoa Bao chi ĐH Khoa hoc Huê vơi 18 điêm, Ngoc đỗ khoa Du lich ĐH Huê vơi 19 điêm và Nhung đỗ ngành Sư pham mâm non ĐH Quang Nam vơi sô điêm 16,5. Niềm vui như nhân đôi khi anh Trung cũng vừa trở về sinh sống với gia đình sau những ngày xa cách vì chịu án.
Anh Trung tâm sự: "Bây giờ, có khó khăn thì hai vợ chồng tôi cũng cố mà lo cho 3 đứa ăn học. Giờ mà cho 1 đứa đi học còn 2 đứa nghỉ ở nhà thì không thể được. Trước mắt là tiền học phí vào đầu năm học, 3 đứa chắc cũng trên dưới chục triệu đồng, còn tiền ăn ở hàng tháng mỗi đứa cũng vài triệu đồng nữa... Thôi thì đến đâu lo đến đó như hồi xưa tôi nghĩ sẽ không nuôi nổi 3 đứa nhưng giờ thì các cháu cũng đã lớn như thế này đó thôi."
Trò chuyện với chúng tôi, ba chị em Thảo, Ngọc và Nhung cho biết sẽ cố gắng vượt khó, dành hết tâm huyết để học tập tốt, sau này sẽ giúp ích cho xã hội, quê hương và gia đình mình.
Trao đổi với PV Dân trí, cô Võ Thị Mỹ Thanh - chủ nhiệm cả 3 năm của ba em ở Trường THPT Nguyễn Hiền (huyện Duy Xuyên) khen các em chăm ngoan, dễ thương và hòa đồng với bạn bè trong lớp. "Ở trường các em rất chăm chỉ học hành. Cả 3 em cùng thi đỗ đại học lần này tôi cũng thấy vui lắm", cô Thanh tâm sự.
Công Bính
Theo Dantri
Ngư dân rớt xuống biển khi tàu đang neo đậu Trong lúc nghỉ ngơi trên tàu đánh cá, một ngư dân đã rớt xuống biển và mất tích lúc rạng sáng. Đến khoảng 11h30 trưa nay (3/8), thi thể nạn nhân mới được tìm thấy. Trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch xã Duy Hải (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) - ông Võ Văn Toan - cho biết, ngư dân nói trên...