Sợ bão giá, lao động trốn khỏi thành phố
Lương không đủ chi phí sinh hoạt; ăn uống kham khổ; làm việc thêm giờ nhiều; tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt, giá cả thực phẩm tăng… khiến không ít lao động ở các KCN bỏ thành phố về quê chờ cơ hội khác.
Về quê tạm nghỉ chờ thời
Từ sau Tết, khu trọ dành riêng cho công nhân ngoại tỉnh ở xóm 7 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội vắng hoe. Mãi 7h tối mới thấy bóng dáng hai cô công nhân mặc áo đồng phục xí nghiệp May 40 dắt xe vào cổng.
Nguyễn Thị Huyền, quê ở Thanh Oai, Hà Nội nói: “Họ về quê từ trong tết và không ra nữa chị ạ. Tháng lương trên dưới hai triệu, chi tiêu tiết kiệm lắm cũng vẫn khó mà đủ được. Từ trong tết, mọi người ở xóm trọ đã nhờ người ở quê tìm việc làm ở nhà để tết về không ra Hà Nội làm nữa”.
Nhiều lao động ở các KCN bỏ thành phố về quê chờ cơ hội khác (Ảnh minh họa)
Huyền cho biết thêm, dưới cô còn có hai em trai đang tuổi đi học mà việc làm ở quê cũng không có nên cô vẫn cố gắng đi làm, miễn sao đủ nuôi thân không phải phiền đến bố mẹ. Huyền kể: “Cô bạn trọ cùng em vừa kiếm được việc làm ở cơ sở sản xuất bao bì tại khu công nghiệp Phố Nối, bạn ấy gọi cho em nói lương 2 triệu nhưng thuê nhà rất rẻ và thực phẩm ở đó cũng rẻ hơn ở đây, em đang tính nếu được thì chuyển về đó”.
Cuối dãy trọ, chị Trịnh Thị Lan, công nhân xí nghiệp Chế biến đồ gỗ xuất khẩu ở Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội cho biết, đã xin nghỉ việc từ tết và không quay lại xí nghiệp nữa do lương quá thấp, 1,8 triệu, công việc lại nặng nhọc và không có bảo hiểm. Hiện tại, mỗi tháng, chị gái Lan làm trong Bình Dương gửi cho Lan 500.000 đồng, bố mẹ cho 500.000 đồng để Lan đi kiếm việc làm mới. “Nếu hết tháng này không kiếm được việc gì khá hơn, em sẽ về quê phụ mẹ làm mây tre đan, tháng cũng được chừng hơn 1 triệu mà lại không mất tiền thuê nhà hay ăn uống gì đắt đỏ”.
Nguyễn Mạnh Cường ở Vũ Thư, Thái Bình đã quyết định ở lại quê nhà sau gần 3 năm làm công nhân tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội. Cường kể: “Do làm công việc bốc vác vận chuyển hàng hóa nặng nhọc nên một tháng lương em được 3 triệu đồng. Trừ chi phí thuê nhà, ăn và điện nước, tháng em cũng để ra được hai đến 3 trăm nghìn. Như vậy, mỗi năm em để ra chưa được 5 triệu. Ngoài 30 rồi em vẫn chưa dám lấy vợ vì không có gì nuôi con”. Cường cho biết, về quê vẫn chưa có việc làm nhưng ở đây đang có nhiều doanh nghiệp xây nhà xưởng nên có thể có nhiều hy vọng tìm việc làm.
Công ty Dịch vụ mỹ nghệ Việt – Á cho hay: “ Mức lương trung bình của từ 2,5 đến 3 triệu song vẫn không giữ chân công nhân. Nhiều người đã về quê tìm công việc gần nhà”.
Trong khi đó, dù nhiều doanh nghiệp về tận quê tuyển công nhân song chị Hà Thị Mai (Phổ Yên, Thái Nguyên) vẫn nhất quyết thất nghiệp ở nhà. Chị chia sẻ: “Tôi đã từng hai lần làm công nhân ở khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Phúc song đều phải bỏ về vì lao động qua sức, lương thường xuyên trả chậm lại còn hay bị phạt”. Hiện tại, chị Mai phụ giúp mẹ buôn bán hoa quả vặt tại chợ gần nhà và chờ đợi một cơ hội mới khi có nhiều DN về quê mở xưởng.
Video đang HOT
Chị thật thà: “Tôi đã gần 30 tuổi song vẫn chưa có công ăn việc làm nên rất khó lấy chồng. Tuy vậy, tôi cũng không muốn đi làm với mức lương quá hẻo mà chi phí đời sống lại cao. Vậy nên tạm thời chịu thất nghiệp để đợi một cơ hội mới”.
Tìm việc gần nhà
Sau 2 năm làm việc ở một công ty may thuộc khu vực Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội), Nguyễn Thị Thanh Thúy (An Lưu, Kinh Môn, Hải Dương) về quê với hai bàn tay trắng dù mức lương của cô ở mức 2.200.000 đồng/tháng. Thúy cho biết: Mức lương của em mới tạm đủ tiêu. Ngoài tiền sinh hoạt, cho mẹ được 500 nghìn là vừa hết.
Tuy nhiên, đây là câu chuyện của Thúy từ 3 năm trước. Năm 2010, khi một số công ty may mặc lớn mở tại khu vực Phú Thái (Hải Dương), Thúy đã chuyển về quê làm cho công ty Nam Tài gần nhà. Hơn 3 năm làm việc, Thúy không chỉ mua được cho mình một chiếc xe máy mới mà còn hùn với mẹ để chuẩn bị mở một cửa hàng tạp hóa.
Thúy cho biết: Về quê, công ty mới chỉ cách nhà chừng 5 cây nên ngày ngày đi về cũng thuận tiện. Gần nhà, có điều kiện làm thêm nên một tháng em được 3.500.000 đồng. Không hơn với công ty ở Hà Nội bao nhiêu nhưng chi phí chỉ bằng một nửa lại được ăn cơm no và sạch cùng gia đình, ở nhà rộng rãi, không còn gì bằng.
Cả gia đình lên Hà Nội kiếm sống, anh Hoàng Đình Trường (Hải Hưng, Hải Hậu, Nam Định) làm ở công ty may tại Gia Lâm. Anh đã phải tìm một ngôi nhà cách công ty gần 20 cây số để giảm chi phí. Tuy nhiên, lương hai vợ chồng chừng 6 triệu, nuôi thêm một đứa trẻ thì tháng nào cũng thiếu.
Anh kể: Một dịp về thăm nhà thấy gần nhà xây dựng nhà máy may mừng quá. Ngay sau đó, tôi và vợ cùng nộp hồ sơ xin việc ở quê. Về nhà, thoải mái hẳn, con cái có nhà trẻ xã trông chỉ hơn trăm nghìn đồng một tháng, tiền nhà không mất lại được nhờ bố mẹ. Anh Trường vui mừng cho biết thêm: Ở Nam Định, lương cũng chừng 6 triệu, nhưng 2 năm, hai vợ chồng đã để dành được hơn 100 triệu. Tháng 8 năm nay, vợ chồng tôi sẽ xây nhà mới.
Nếu trước đây, nhiều người dân Quảng Ngãi phải di cư vào phía Nam tới các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… thì khi nhà máy lọc dầu và hàng loạt các công ty khác về Quảng Ngãi đầu tư thì hàng loạt dân địa phương chuyển hướng về quê.
Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Hiện tượng người lao động chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về quê làm việc là khá phổ biến, nhất là ở các địa phương đang phát triển công nghiệp. Phần lớn lao động phổ thông ở thành phố có thu nhập thấp rất khó xoay xở khi các chi phí sinh hoạt đắt đỏ nên họ trở về làm việc ở những nhà máy tại quê nhà để có thể tiết kiệm chi phí”.
Theo Giáo Dục VN
Choáng váng với giá thực phẩm ngày xuân
Dù đã mùng 6 Tết, giá cả các mặt hàng thiết yếu tại các chợ vẫn giữa mức giá "trên trời". Dự báo trong 4 ngày tới mức giá này vẫn không có biến động.
Sáng mùng 6 Tết, lượng người đổ về các chợ khá tấp nập
Khảo sát tại các chợ trên địa bàn quận Tân Bình, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh và quận 12, giá cả các mặt hàng thiết yếu như: Thịt, cá, thịt gà và rau củ quả vẫn giữ mức giá khá cao như những ngày vừa qua.
Cụ thể, tại chợ Tân Sơn, Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp), giá thịt heo ngon vẫn giữ ở mức khoảng 110 ngàn/kg, tăng từ 15 - 25 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Đối với mặt hàng chân giò, và các loại thịt khác đều tăng từ 10 - 15 ngàn/kg. Việc các mặt hàng thiết yếu vẫn giữ giá từ ngày những ngày cận Tết đến sáng mùng 6 Tết khiến nhiều bà nội trợ "choáng".
"Tưởng đến ngày hôm nay thì các mặt hàng giá cả trở lại mặt đất, nhưng thực tế thì vẫn cao ngất ngưởng không có gì biến động. Nhiều mặt hàng khác lại còn tăng hơn những ngày qua. Khi hỏi đến mấy người bán chỉ nói vẫn còn Tết, lượng hàng khan hiếm, cứ đẩy giá kiểu này chỉ có người tiêu dùng là khổ" - chị Nguyễn Thị Gấm (ngụ phường 15, quận Tân Bình" than thở.
Thịt heo vẫn giữ giá cao ngất ngưởng
Ngoài thịt heo, các mặt hàng khác như cá, rau củ và đồ biển tươi sống cũng vẫn giữ giá. Trong đó, mặt hàng cá rô đồng được nhiều người nội trợ lựa chọn. Hiện cá rô đồng có giá khoảng 45 - 55 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 12 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Về đồ biển, sáng mùng 6 Tết, dù mới "quay trở lại" nhưng sò huyết cũng được đẩy giá lên 60 ngàn đồng/kg, cao hơn ngày thường đến 20 ngàn đồng/kg.
Mặt hàng rau củ quả cũng không có biến động về giá. Dù tăng lên khá cao nhưng đến sang mùng 6 Tết mặt hàng này vẫn không có dấu hiệu giảm.
Giá cả ở mức khá cao nhưng lượng người đến các chợ mua sắm khá tấp nập. Tại các chợ nằm gần trung tâm thành phố như chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) không khí mua bán diễn ra khá sôi động. Ngoài các mặt hàng thiết yếu, đủ loại hàng hóa được chuyển về phục vụ người tiêu dùng.
Hầu hết, lượng hàng "dự trữ" để trong tủ lạnh phục vụ mấy ngày Tết đã cạn nên lượng người dân đổ đến các chợ sáng mùng 6 Tết khá đông. Năm bắt được điều này, các chủ hàng "vào hùa" đẩy giá.
Theo nhiều tiểu thương tại đây, việc giá cả vẫn giữ ở mức cao không phải vì hàng hóa khan hiếm mà do vẫn còn không khí ngày Tết. Thông thường giá cả sẽ tăng từ mấy ngày cận Tết cho đến mùng 10 âm lịch.
Chủ một sạp thịt heo tại chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) giải thích, chuyện các mặt hàng tăng giá ngày ngày Tết không phải là chuyện lạ, người tiêu dùng cũng hiểu điều đó. Tất cả các mặt hàng đều tăng, nếu có giảm thì phải hết mùng, ngoài Tết, mà có giảm cũng giảm từ từ chứ không giảm một lần là trở lại như ngày thường được.
Tại các siêu thị trên địa bàn thành phố, giá cả năm nay được cho là khá bình ổn, không có nhiều biến động so với ngày thường.
Quảng Bình: Siêu thị "cháy" hàng, giá thực phẩm leo thang
Ngay từ ngày 28 Tết, các siêu thị lớn ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã cạn hàng trước nhu cầu mua sắm tăng vọt của người dân. Tại siêu thị Hiếu Hằng - siêu thị lớn nhất thành phố - các dãy hàng đã trống rỗng từ trước Tết đến nay vẫn chưa bổ sung vì hàng chưa kịp chuyển về.
Loay hoay lựa chọn những món hàng ít ỏi sót lại trên các kệ hàng vẫn giữ nguyên giá, chị Lê Thu Hiền (phường Bắc Nghĩa) chép miệng: "Đọc báo thấy bảo năm nay sức mua giảm vì kinh tế khó khăn, nhưng với dân Quảng Bình có lẽ không phải vậy". Chị Hiền cho biết vì giá thực phẩm ở các chợ quá cao, chị phải tìm vào siêu thị hy vọng mua hàng giá phải chăng hơn nhưng vì nhiều người cũng có lựa chọn như chị nên các siêu thị đều "cháy" hàng thực phẩm.
Tết năm nay, nhiều gia đình chọn ngày cúng tiễn tổ tiên vào ngày mùng 5, mùng 6 Tết nên nhu cầu thực phẩm, đồ uống... sau Tết vẫn tăng mạnh. Chủ quầy rượu ngoại Vương Thuận (trên đường Lý Thường Kiệt) cho biết: Tết nay dân Quảng Bình mua sắm rất khỏe, các dòng rượu whisky phổ biến như Johnny Walker, Chivas, Balantine"s... đều hết sạch trước Tết.
"Sau Tết vẫn nhiều người hỏi rượu nhưng không có mà bán. Chúng tôi chỉ bán rượu nhưng hàng lúc nào cũng kín đặc khách, đông hơn cả hàng bánh kẹo", bà này nói.
Tại các chợ Đồng Hới, chợ Ga..., giá thực phẩm cao hơn ngày thường từ 30-40%. Thậm chí, rau xanh tăng giá tới 3-4 lần so với trước Tết nhưng khách mua vẫn nườm nượp. "Với đà này chắc phải đợi đến sau rằm tháng Giêng giá mới hy vọng giảm. Trước tết đã đắt, sau Tết vẫn tiếp tục đắt thế này thì coi như cả năm đi làm chỉ đủ tiền để ăn Tết là hết", một bà nội trợ chia sẻ, không giấu sự bực dọc.
Nhưng tăng giá mạnh nhất vẫn là các mặt hàng hải sản tươi sống và thịt thú rừng, những loại thực phẩm được coi là mang lại "vận đỏ" theo quan niệm của người dân Quảng Bình. Thịt lợn rừng ngày thường có giá khoảng 300.000 đồng/kg nay tăng lên 700 - 800.000 đồng/kg nhưng vẫn bán hết veo.
Tôm hùm loại 100 gam/con cũng tăng giá gấp đôi từ 600.000 đồng/kg lên 1,2 triệu đồng/kg. Cua gạch loại một cũng tăng giá gấp đôi lên 1 triệu đồng/kg nhưng không có hàng để bán. "Ngư dân ở đây thường ra khơi đánh bắt muộn, nên các món đặc sản thường rất khan hiếm vào dịp này. Giá tăng là thế, nhưng khách khứa vẫn rất đông, chúng tôi phải giải thích để họ hiểu và không nghĩ là chúng tôi "chặt chém" đầu năm", chị Sen - chủ nhà hàng nổi Phố Biển giải thích cho việc tăng giá mạnh các món đặc sản tại nhà hàng.
Theo Dân Trí
Những sinh viên mỗi bữa chỉ ăn một gói mỳ tôm Cô giáo viên tương lai Lưu Thị H. V, sinh viên năm cuối khoa Ngữ Văn trường ĐH Sư Phạm Hà Nội là ví dụ cay đắng về thế hệ sinh viên thế kỉ 21 với mỗi bữa ăn một gói mì. Bài toán chi tiêu bên hầu bao eo hẹp Là con gái lớn trong một gia đình không khá giả ở...