Snowden tuồn cho báo chí 200.000 tài liệu mật
Cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden đã tuồn khoảng 200.000 tài liệu mang nhãn “mật”, “ tuyệt mật”… của chính phủ Mỹ cho báo chí, người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho hay, theo Reuters ngày 15.11.
Thẻ tị nạn tại Nga của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden – Ảnh: Reuters
“Tôi ước gì có cách ngăn chuyện này lại. Snowden đã cung cấp khoảng từ 50.000 đến 200.000 tài liệu cho cánh phóng viên. Sẽ còn nhiều tài liệu nữa tiếp tục được tuồn ra”, giám đốc của NSA, tướng Keith Alexander, nói.
Đây là câu trả lời của ông Alexander trong một phiên chất vấn hồi tháng 10. Khi đó, tướng Keith Alexander đã được hỏi rằng liệu chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp gì để ngăn Snowden cung cấp thông tin mật cho báo chí.
Vị tướng này còn cho biết số tài liệu mật nói trên “đang được tuồn ra ngoài theo cách thức làm sao để gây ra thiệt hại lớn nhất cho NSA và cho quốc gia của chúng ta”, theo biên bản phiên chất vấn được NSA công bố mới đây.
Các đánh giá nội bộ của chính phủ Mỹ cho thấy số lượng tài liệu mật mà cựu nhân viên tình báo Mỹ Snowden truy cập được lên đến hàng trăm ngàn.
Trong số các tài liệu Snowden đưa cho báo chí, có những tài liệu được dán nhãn “tuyệt mật”, thậm chí là nhãn “thông tin tình báo đặc biệt”.
Được biết, Snowden hiện đang sống tị nạn tại Nga.
Theo TNO
Tài liệu tuyệt mật của tình báo Mỹ về Pakistan
Ngân sách tình báo 52,6 tỉ USD của Mỹ chủ yếu tập trung gián điệp những đối tượng thù địch bao gồm Al-Qaeda, CHDCND Triều Tiên và Iran. Nhưng các tài liệu tuyệt mật về "ngân sách đen" cũng tiết lộ về một mối quan tâm khác là Pakistan - một đồng minh đầy tham vọng nhưng khó kiểm soát và thiếu tin tưởng của Mỹ.
Video đang HOT
Không một quốc gia nào bị tình báo Mỹ dò xét về mọi mặt như Pakistan và nước này được đánh giá là lỗ hổng tình báo hàng đầu của Mỹ. Những tiết lộ từ cựu chuyên gia phân tích tình báo của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho thấy Washington rất không tin tưởng Pakistan - quốc gia luôn bất ổn về chính trị và đang đối mặt với làn sóng vũ trang Hồi giáo đang gia tăng - trong hợp tác chống khủng bố toàn cầu.
Mối lo ngại về chương trình vũ khí hạt nhân của Pakistan
12 năm qua, Mỹ đã dành khoản tiền viện trợ khổng lồ lên đến 25 tỉ USD cho Pakistan nhằm giúp ổn định tình hình chính trị trong nước và bảo đảm sự hợp tác chống khủng bố có hiệu quả. Nhưng trong tình hình hiện nay, các cơ quan tình báo Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều đến những mối nguy hiểm đang nổi lên bên ngoài những khu vực của người Pakistan thường được máy bay vũ trang không người lái (drone) của CIA "thăm viếng".
Nhiều cơ quan tình báo Mỹ lợi dụng sự hiện diện an ninh của Mỹ ở Afghanistan - bao gồm một chuỗi các căn cứ CIA và các trạm nghe lén của NSA bố trí dọc theo biên giới tập trung vào mục tiêu chiến binh Hồi giáo - để mở rộng hoạt động gián điệp Pakistan. Husain Haqqani, Đại sứ Pakistan tại Mỹ cho đến năm 2011 và hiện đang là giáo sư Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Boston (Mỹ), nhận xét: "Nếu người Mỹ mở rộng các khả năng gián điệp thì điều đó chỉ có nghĩa là sự nghi ngờ đã lấn át sự tin tưởng!".
Những đánh giá về Pakistan trong báo cáo tóm tắt được giữ tuyệt mật để chính quyền nước này không nghi ngờ về việc Mỹ luôn ấp ủ kế hoạch đột kích bất ngờ và nắm quyền kiểm soát các khu phức hợp hạt nhân của đất nước Nam Á này.
Trong báo cáo tài khóa năm 2013, Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) James R. Clapper cảnh báo: "Sự hiểu biết về an ninh vũ khí hạt nhân của Pakistan cũng như nguyên liệu kèm theo là một trong những lỗ hổng tình báo đáng báo động nhất" của chính quyền Mỹ vì nó sẽ kéo theo hệ quả của "sự bất ổn chính trị, mối đe dọa khủng bố và kho vũ khí hạt nhân khổng lồ ở nước này".
Các tài liệu báo cáo về ngân sách không cho biết rõ chính quyền Mỹ tiêu tốn bao nhiêu tiền để gián điệp Pakistan, nhưng quốc gia này là trung tâm của 2 hạng mục - chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Trong đề xuất cho tài khóa năm 2013 (kết thúc vào ngày 30/9), các cơ quan tình báo Mỹ yêu cầu 16,6 tỉ USD cho cuộc chiến chống Al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác; thêm nữa là 6,86 tỉ USD để chống lại sự phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như sinh - hóa học.
Sau nhiều năm xung đột ngoại giao, các nguồn gây căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan bắt đầu dịu bớt đi. Nhịp độ những cuộc tấn công bằng drone của CIA cũng giảm và 2 năm đã trôi qua kể từ khi giới chức lãnh đạo Mỹ chọc giận Islamabad bằng cuộc đột kích bí mật vào lãnh thổ Pakistan để ám sát Osama bin Laden.
Khu phức hợp hạt nhân Khushab của Pakistan.
Mặc dù sự giận dữ của Islamabad đã tan dần đi nhưng Haqqani nhận định: sự bất đồng quan điểm giữa hai quốc gia vẫn còn đó. Haqqani cho rằng: "Sau việc phát hiện Bin Laden ở Pakistan, người Mỹ đánh giá Islamabad có lẽ không biết gì nhiều về những sự việc xảy ra trong đất nước mình". Chính nhận thức đó làm tăng thêm một mối lo ngại từ lâu của Washington - đó là, khả năng của Pakistan trong việc bảo vệ an toàn cho nguyên liệu hạt nhân và những thành phần của nó.
Các cơ quan tình báo Mỹ dự đoán hai kịch bản đặc biệt đáng sợ có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào - các cơ sở hạt nhân của Pakistan bị các nhóm chiến binh Hồi giáo tấn công (như trường hợp đã xảy ra cho các căn cứ quân sự của nước này vào năm 2009) và thậm chí điều đáng quan ngại hơn hết là phiến quân xâm nhập vào hàng ngũ quân đội hay cơ quan tình báo để tiến hành tấn công từ bên trong, hay đánh cắp nguyên liệu hạt nhân.
Pakistan hiện sở hữu hàng chục phòng thí nghiệm cũng như các nhà kho và cơ sở sản xuất hạt nhân nằm rải rác khắp đất nước. Pakistan được đánh giá sở hữu 120 vũ khí hạt nhân, và bản báo cáo ngân sách cho biết, tình báo Mỹ nghi ngờ Pakistan đang âm thầm sản xuất thêm nữa. Một điều ít ai biết là nguyên liệu hạt nhân được di chuyển giữa các cơ sở như thế nào. Cựu sĩ quan quân đội Pakistan Feroz Khan nói: "Những chiếc xe di chuyển một cách lén lút và không được bảo vệ an ninh. Người ta vẫn chưa rõ phần lõi được vận chuyển đến các địa điểm lưu trữ đầu đạn hay ngược lại".
Mối lo ngại của Washington càng tăng thêm khi Pakistan được cho là nơi xuất khẩu công nghệ hạt nhân đến các quốc gia nằm trong danh sách đen của chính quyền Mỹ. Pakistan chấp nhận một số chương trình huấn luyện an ninh từ CIA, song những biện pháp giới hạn xuất khẩu hạt nhân do phía Mỹ đề ra và sự nghi ngờ của người Pakistan đã gây cản trở không ít cho hai quốc gia trong việc chia sẻ công nghệ tiên tiến nhất, bảo vệ an ninh cho những thành phần hạt nhân.
Tên lửa đất đối đất Shaheen-1 của Pakistan.
Các tài liệu tuyệt mật về "ngân sách đen" cũng tiết lộ việc các cơ quan tình báo Mỹ tập trung giám sát tình trạng an ninh chương trình hạt nhân của Ấn Độ, quốc gia được Pakistan coi là thù địch. Nhưng tình báo Mỹ không chỉ theo dõi vũ khí hạt nhân của Islamabad mà còn quan tâm đến các cơ sở thí nghiệm sinh - hóa học của quốc gia Nam Á này. Dĩ nhiên, tình báo Mỹ không giấu nổi mối lo ngại các chiến binh Hồi giáo có thể đánh cắp các nguyên liệu từ trong các cơ sở thí nghiệm của Pakistan.
Thậm chí, chính quyền Mỹ cũng cố gắng ngăn chặn các quốc gia khác tiến hành những giao dịch nguy hiểm với Islamabad. Trong một trường hợp, Mỹ đã chặn bắt một chiếc tàu hàng của Iran đi qua cảng Thổ Nhĩ Kỳ được chứng minh là vận chuyển bột nhôm hướng đến Pakistan. (Bột nhôm được sử dụng để tăng thêm sức công phá của chất nổ).
Những vụ giết người ngoài luật pháp và vi phạm nhân quyền
Các tài liệu mật khác của Mỹ do người tố giác Edward Snowden tiết lộ với tờ Washington Post cho thấy, các cơ quan tình báo Mỹ trong nhiều năm qua đã có báo cáo về việc các chỉ huy tình báo và quân đội Pakistan đứng đằng sau hàng loạt những vụ sát hại các nghi can khủng bố cũng như chiến binh Hồi giáo mà không qua xét xử trước tòa án.
Tháng 7/2011, NSA cho biết những vụ giết người lan tràn này "đều được các sĩ quan lãnh đạo biết rõ, nếu không nói là đồng thuận". Theo báo cáo mật của NSA tựa đề "Pakistan / Nhân quyền: Những vụ giết người ngoài pháp luật được tiến hành với sự đồng thuận của các sĩ quan lãnh đạo tình báo", có 2 sĩ quan cao cấp Pakistan "dường như đã ra lệnh tiến hành một số vụ giết người hay ít nhất là biết rõ về chúng".
Các mục tiêu này được lực lượng an ninh Pakistan đánh giá là "có mối liên quan không thể chối cãi với hoạt động khủng bố" hay chịu trách nhiệm về những cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng vũ trang của Pakistan! Thậm chí, những vụ giết người vô cớ còn được lực lượng an ninh Pakistan coi là cách thực thi công lý một cách nhanh gọn!
Bất chấp việc chính quyền Pakistan nằm trong cuộc chiến tranh nhiều năm với Taliban và các phần tử nổi loạn trong nước, NSA vẫn đưa những vụ giết người không qua xét xử của nước này vào loại tội ác đen tối. Trong khi đó, báo cáo của NSA nhận định cảnh sát Pakistan dường như "miễn cưỡng tiến hành những vụ giết người".
Một video xuất hiện trên Internet cho thấy binh sĩ Pakistan đang hành hình 6 người bị bịt mặt và hai tay bị trói chặt sau lưng.
Báo cáo của NSA ra đời không lâu sau khi công chúng biết đến những tội ác khác của chính quyền Pakistan. Tháng 6/2010, Ủy ban Nhân quyền Pakistan buộc tội lực lượng an ninh nước này đã tiến hành hơn 280 vụ hành hình tại chỗ trong những cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Taliban và các chiến binh Hồi giáo khác, phần lớn diễn ra ở thung lũng Swat. 5 tháng sau đó, một video xuất hiện trên Internet cho thấy binh sĩ Pakistan đang hành hình 6 người bị bịt mặt và hai tay bị trói chặt sau lưng.
Phản ứng dữ dội của quốc tế về vụ việc đã buộc chính quyền Tổng thống Barack Obama phải ngưng viện trợ. Để phản ứng lại, quân đội Pakistan cho gỡ bỏ đoạn video, đồng thời tuyên bố báo cáo về những vụ hành hình tại chỗ là thủ đoạn tuyên truyền của Taliban. Mặc dù vậy, vụ việc gây phẫn nộ dư luận này cũng buộc quân đội Pakistan phải tiến hành một cuộc điều tra nội bộ. Giới lãnh đạo quân đội Pakistan cũng lớn tiếng nhấn mạnh họ sẽ không tha thứ cho những vụ việc như thế. Đây không phải lần đầu tiên giới chức Mỹ cố gắng che giấu những vụ vi phạm nhân quyền trước công luận.
Một tài liệu ngoại giao mật do WikiLeaks tiết lộ, được gửi từ Đại sứ quán Mỹ ở Islamabad đến các quan chức ở Washington vào tháng 9/2009, cũng làm dấy lên mối lo ngại về những vụ giết người vô cớ của quân đội Pakistan. Tháng 9/2011, bản báo cáo tóm tắt tuyệt mật của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) cho biết, những vụ giết người ngoài luật pháp được lực lượng an ninh Pakistan tiến hành "một cách có hệ thống" tại những khu vực bộ tộc nằm ở miền Tây Pakistan.
Mới đây, Islamabad đã thông qua một đạo luật cho phép quân đội giam giữ những phần tử phiến loạn vô hạn định và buộc tội họ trong các tòa án dân sự. Tuy nhiên, báo cáo của DIA kết luận rằng, đạo luật mới không chắc giúp giảm bớt số lượng người chết bởi vì những vụ giết người ngoài pháp luật "được các sĩ quan an ninh cao cấp bỏ qua". Theo các tài liệu khác của tình báo Mỹ, lực lượng an ninh Pakistan không chỉ sát hại những nghi can phiến loạn và khủng bố.
Tháng 5/2012, Tình báo Mỹ tìm thấy bằng chứng về việc giới chức Pakistan âm mưu "loại bỏ" một nhà hoạt động nhân quyền có tiếng tăm tên là Asma Jahangir, theo báo cáo của DIA. Asma Jahangir là người phụ nữ lãnh đạo chiến dịch phê phán công khai Cơ quan Tình báo quân đội Pakistan (ISI) trong suốt nhiều năm cho nên bà trở thành cái gai khó chịu của họ. Tuy nhiên, báo cáo của DIA không nêu danh tính của các sĩ quan dính đến âm mưu ám sát bà Jahangir cũng như không biết ISI có đứng đằng sau vụ này hay không.
Trước đó, trong một loạt những cuộc phỏng vấn của báo chí, bà Jahangir cũng đề cập đến việc ISI muốn ám sát bà. Nhưng, âm mưu sát hại Asma Jahangir không bao giờ được tiến hành.
Theo Kiến thức
Tổng thống Liên bang Nga thăm Việt Nam cấp Nhà nước Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngày 12/11. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp ở ngoại ô Moskva ngày 20/9. (Nguồn: AFP/TTXVN) Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sinh ngày 7/10/1952 tại thành phố Leningrad. Ông tốt nghiệp Khoa luật trường Đại...