Snowden: Nga và Trung Quốc không có các tài liệu mật của Mỹ
Người tiết lộ tin tức tình báo Mỹ Edward Snowden cho hay anh không mang bất kỳ tài liệu mật nào sang Nga khi bay từ Hồng Kông tới Mátxcơva hồi tháng 6, và khẳng định rằng cả Nga và Trung Quốc đều không tiếp cận được số tài liệu này.
Edward Snowden.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times được đăng tải ngày 17/10, Snowden tiết lộ anh đã trao tất cả các tài liệu mật mà anh ta có được cho các nhà báo tại Hồng Kông trước khi bay đi Nga và không giữ bản sao nào.
Snowden nói anh không mang theo bất kỳ tài liệu mật nào vì điều đó không phục vụ lợi ích chung.
Snowden, người từng làm việc cho 2 cơ quan tình báo của Mỹ, cũng cho biết không tài liệu mật nào bị chuyển cho Trung Quốc.
Các cáo buộc đã xuất hiện trên một số nguồn tin báo chí nói rằng Trung Quốc nhiều khả năng đã tiếp cận một số thông tin mật của Snowden trước khi anh này rời Hồng Kông.
Một số nhà phân tích cho rằng Snowden đang làm việc cho tình báo Trung Quốc, trong khi những người khác nói anh này làm việc cho người Nga.
Giới chức Mỹ và những người chỉ trích Snowden đã bày tỏ lo ngại rằng các tài liệu mà Snowden sở hữu có thể rơi vào tay người Nga, Trung Quốc hay các cơ quan tình báo nước ngoài khác.
Video đang HOT
Nhưng Snowden đã bác bỏ các đồn đoán trên. “Không có phần trăm cơ hội nào để người Nga hoặc người Trung Quốc nhận được các tài liệu mật”.
Snowden khẳng định anh có thể bảo vệ các tài liệu khỏi các cơ quan tình báo Trung Quốc vì anh đã thừa biết khả năng tình báo của nước này thông qua thời còn làm việc với tư cách là nhà thầu của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Theo lời Snowden, khi đó anh đã theo dõi các hoạt động của Trung Quốc và từng đào tạo về công tác phản gián mạng của Trung Quốc.
Snowden cũng khẳng định NSA biết anh không hợp tác với tình báo Nga hay Trung Quốc.
“Phục vụ lợi ích của đất nước”
Snowden cho hay quyết định nhằm tiết lộ các tài liệu mật diễn ra từ từ, và những ngờ vực của anh về các cơ quan tình báo đã nảy sinh từ thời anh còn làm việc cho Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) tại Geneva, Thụy Sĩ.
Snowden, người đối mặt với các cáo buộc làm gián điệp vì những tiết lộ gây sốc, đã bảo vệ hành động tiết lộ của anh là phục vụ lợi ích của đất nước bằng cách tạo ra một cuộc tranh luận công khai và báo cho công chúng biết về hoạt động theo dõi bí mật.
“Các chương trình được thực hiện trong bí mật, khỏi sự giám sát của công chúng, thiếu tính hợp pháp và đó là một vấn đề. Điều đó cũng cho thấy sự bình thường hóa một cách nguy hiểm việc điều hành trong bóng tối, nơi các quyết định có thể ảnh hưởng lớn tới công chúng được đưa ra mà công chúng không hề biết”.
New York Times cho hay cuộc phỏng vấn với Snowden được tiến hành trong vài ngày thông qua các hệ thống liên lạc trực tuyến được mã hóa.
Hồi tháng 5, Snowden, 30 tuổi, đã tiết lộ nhiều thông tin tuyệt mật về các chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ cho báo giới Anh và Mỹ. Snowden sau đó chạy trốn tới Hồng Kông hồi tháng 6 trước khi bay tới Mátxcơva.
Snowden đã mắc kẹt ở khu quá cảnh tại một sân bay của Mátxcơva nhiều tuần trước khi được cấp quy chế tị nạn tạm thời 1 năm tại Nga hôm 1/8.
Các thông tin mật được Snowden tiết lộ đã dẫn tới các cáo buộc rằng CIA và NSA đã theo dõi một cách có hệ thống trên quy mô toàn cầu nhằm vào các chính phủ, các doanh nghiệp và các nhân vật của công chúng.
Các mục tiêu bị theo dõi của Mỹ có các đối thủ như Nga, Trung Quốc, cũng như các đồng minh thân thiết như EU và Brazil.
NSA cũng đã buộc phải lên tiếng thừa nhận rằng cơ quan này từng thu thập các dữ liệu email và điện thoại của hàng triệu người Mỹ.
Theo Dantri
"Người bảo vệ" vào "tầm ngắm"
Lo ngại tờ "The Guardian" (Người Bảo vệ) của Anh đăng tải những bí mật do cựu điệp viên Mỹ Edward Snowden tiết lộ khiến London phải "khó xử", Chính phủ của Thủ tướng David Cameron đã muốn cáo buộc tờ báo nổi tiếng này "làm tổn hại an ninh quốc gia".
Bên trong tòa soạn tờ The Guardian tại London
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 16-10 đã đề nghị Hạ viện nước này lập ủy ban điều tra liệu tờ báo "The Guardian" có vi phạm luật hay làm tổn hại an ninh quốc gia khi đăng tải những tài liệu mật mà cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden cung cấp hay không. Theo Thủ tướng Cameron, việc điều tra là cần thiết để tiến hành "các biện pháp tiếp theo".
Trong đề nghị được đưa ra trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội nước này, Thủ tướng Cameron nhấn mạnh rằng, thực tế những tài liệu mà cựu điệp viên Snowden công bố đã gây tổn hại an ninh quốc gia. Ông Cameron cho biết chính tờ "The Guardian" cũng đã gián tiếp thừa nhận hậu quả của việc làm này khi đồng ý hủy các tài liệu mật do Snowden cung cấp theo yêu cầu của các cơ quan chức năng của Anh.
Trước khi Thủ tướng Cameron lên tiếng yêu cầu Hạ viện điều tra tờ "The Guardian", giới chức Anh đã rốt ráo tìm cách ngăn tờ báo này đăng tải những tiết lộ mà Snowden cung cấp. Trong đó, ngày 19-8 vừa qua, Tổng biên tập tờ "The Guardian" Alan Rusbridger cho biết đã có cuộc nói chuyện với một quan chức cấp cao của chính phủ Anh liên quan đến việc tờ báo này cho đăng loạt bài về chương trình do thám quy mô lớn của NSA và Anh.
Ông Rusbridger cho biết nhà chức trách Anh đã yêu cầu tờ "The Guardian" phải trao lại hoặc tiêu hủy tất cả những tư liệu liên quan đến cựu điệp viên Snowden mà tờ báo này đang nắm giữ. Ông Rusbridger khẳng định giới chức Anh muốn lấy lại những tài liệu này bằng cách đe dọa kiện ra tòa, thậm chí tịch thu nếu báo này không chịu tiêu hủy.
Các nhân viên an ninh Anh sau đó đã tới tòa soạn tờ "The Guardian" ở London để tiêu hủy một số ổ cứng máy tính chưa xác định được nội dung. Việc tiêu huỷ này được hai chuyên gia của Cơ quan Thông tin Tình báo Anh (GCHQ) giám sát với lời giải thích lý do của hành động này nhằm ngăn chặn thông tin tình báo bị rò rỉ từ Snowden có thể phát tán tới gián điệp nước ngoài.
Dù yêu cầu Hạ viện Anh mở cuộc điều tra báo "The Guardian", song Thủ tướng Cameron lại không nói rõ hơn về mối "tổn hại an ninh quốc gia" mà tờ báo này gây ra. Tuy nhiên, trước đó tờ "The Guardian" đã tiết lộ thông tin mà cựu điệp viên Snowden cung cấp mà theo đó Anh đang vận hành một trạm giám sát Internet bí mật ở khu vực Trung Đông nhằm giúp Mỹ và các cơ quan tình báo khác chặn thu các email, các cuộc điện thoại và lưu lượng truy cập web.
Trong khi đó, ai cũng thấy rằng Washington đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội tới mức nào ở nước Mỹ cũng như khắp thế giới khi bị cựu điệp viên Snowden tiết lộ chương trình do thám với hàng trăm triệu người ở Mỹ và khắp thế giới cũng như nhiều chính phủ, tổ chức lớn trên thế giới. Đó hẳn là điều mà London lo ngại nếu không có biện pháp mạnh ngăn chặn thì tờ "The Guardian" có thể tiết lộ thêm những thông tin gây phương hại cho quan hệ ngoại giao giữa Anh với các quốc gia khác trên thế giới.
Theo ANTD
Hồ sơ mật về quả bom nguyên tử suýt san phẳng nước Mỹ Nếu không vì một sai sót nhỏ trong mạch điện của quả bom nguyên tử thì có lẽ nước Mỹ đã bị "quét sạch" bởi nó bất ngờ "rơi" từ trên trời xuống. Sự việc này đã được giấu kín hơn nửa thế kỷ cho đến khi tờ The Guardian công bố trên trang tài liệu mật. Công tắc "cứu mạng" nước Mỹ...