Snowden: Mỹ có điệp viên chìm theo dõi Trung Quốc
Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã triển khai các chương trình tại Trung Quốc, sử dụng những điệp viên bí mật cũng như xâm nhập các mạng lưới và thiết bị thông qua “sự phá hoại về vật chất”, tài liệu mật của cựu điệp viên Snowden khẳng định.
Cựu điệp viên CIA Edward Snowden
Thông tin được tờ The Intercept đăng tải. Theo đó các tài liệu của cựu điệp viên CIA hé lộ cho thấy, NSA đã triển khai một dự án có mật danh là Sentry Eagle, một tập hợp các chương trình nhạy cảm được thiết kế để “bảo vệ không gian mạng của Mỹ”.
Sentry Eagle, vốn được đưa vào hoạt động từ khoảng năm 2004 và có khả năng còn hoạt động đến năm 2012, được tạo thành từ ít nhất 6 chương trình gồm: Sentry Hawk có nhiệm vụ do thám mạng, Sentry Falcon để phòng thủ mạng máy tính, Sentry Osprey, phối hợp giữa CIA và các cơ quan tình báo khác; Sentry Raven nhằm phá vỡ các hệ thống mã hóa, Sentry Condor dành cho việc vận hành và tấn công các máy tính, và Sentry Owl là chương trình có sự hợp tác với các công ty tư nhân.
Các tài liệu về Sentry Eagle miêu tả chương trình này như một phần của những “bí mật cốt lõi” của NSA, nằm trên đỉnh của hệ thống phân loại an ninh quốc gia gồm 6 cấp của Mỹ, cao hơn cả cấp độ “tối mật”. Các chi tiết về những hoạt động bí mật cốt lõi được cho là chỉ được tiết lộ trong một nhóm nhỏ quan chức bên ngoài NSA, và phải được sự phê chuẩn của một trong số một vài quan chức tình báo cấp cao nhất, bao gồm cả giám đốc NSA.
Video đang HOT
Một trong những phát hiện gây bất ngờ hơn từ tài liệu do Snowden công bố đó là, bên cạnh việc đột nhập từ xa các máy tính và mạng máy tính của nước ngoài, NSA được tin là đã hợp tác với CIA và các cơ quan tình báo khác, để thực hiện những chiến dịch “tình báo con người”, trong khuôn khổ chương trình Sentry Osprey.
Theo một trong những tài liệu tóm tắt, bộ phận Khai thác mục tiêu của NSA, hay TAREX, triển khai các điệp viên để hỗ trợ các chiến dịch tình báo khắp thế giới của họ, và các điệp viên được “tích hợp” với các chiến dịch của CIA, FBI và Cục tình báo quốc phòng.
Các nước được liệt kê là mục tiêu của TAREX bao gồm Hàn Quốc, Đức và Trung Quốc, vốn là những nước có nhiều nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn. Cụ thể là Trung Quốc được xác định là mục tiêu then chốt của các hoạt động tình báo Mỹ.
Tài liệu cũng cho thấy chính phủ Mỹ chi hàng trăm triệu USD cho các công nghệ để vượt qua hệ thống mã hóa thương mại, và NSA hoạt động bên trong các công ty nước ngoài để đột nhập và các mạng máy tính mà các quốc gia nơi công ty đó đóng trụ sở không hề hay biết.
Thanh Tùng
Theo Want China Times
Trưởng đặc khu Hồng Kông: Cơ hội của người biểu tình "bằng không"
Phát biểu trên truyền hình vào ngày 12/10, trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh cho biết những người biểu tình có "cơ hội gần như bằng không" trong việc thay đổi quan điểm của Bắc Kinh đối với cuộc bầu cử năm 2017.
Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh (phải).
Những người biểu tình hiện đang kêu gọi Bắc Kinh trao cho đặc khu này tự do hoàn toàn trong việc bầu chọn người lãnh đạo vào năm 2017 tới. Các cuộc biểu tình hơn hai tuần qua của họ đã gây gián đoạn rộng khắp thành phố và đã xảy ra đụng độ giữa những người biểu tình và người dân vốn phản đối việc phong tỏa các tuyến phố.
Trong cuộc phỏng vấn phát trên kênh truyền hình địa phương TVB vào hôm nay, ông Lương cho biết các cuộc biểu tình trên đường phố "đã vượt ra ngoài vòng kiểm soát" và cảnh báo hành động này chắc chắn không thay đổi được quan điểm của Bắc Kinh.
Ông cho biết nếu chính quyền buộc phải dọn dẹp các địa điểm biểu tình, cảnh sát sẽ dùng "vũ lực nhỏ nhất".
Trung Quốc hồi tháng 8 đã công bố người Hồng Kông có thể bỏ phiếu cho người kế nhiệm ông Lương vào năm 2017, nhưng chỉ hai hoặc ba ứng cử viên được phép tranh cử, theo sự phê chuẩn của một hội đồng đề cử. Người biểu tình cho rằng đây là "dân chủ giả tạo".
Kể từ tháng trước, sinh viên và những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã chiếm các đường phố nhằm kêu gọi Bắc Kinh thay đổi quan điểm và cho phép họ có một cuộc bầu cử tự do, công bằng, trong khi kêu gọi ông Lương từ chức.
"Để được bầu cử rộng khắp vào năm 2017, nếu điều kiện tiên quyết là hủy bỏ Luật cơ bản và quyết định của Thường vụ quốc hội, tôi tin rằng tất cả chúng ta đều biết cơ hội gần như bằng không", ông Lương cho hay.
Các cuộc đàm phán dự kiến giữa lãnh đạo sinh viên biểu tình và giới chức thành phố đã đổ bể vào tuần trước, ném Hồng Kông một lần nữa vào khủng hoảng mới, với người biểu tình tuyên bố sẽ tiến hành biểu tình dài ngày.
Ông Lương không thể cho biết rõ bế tắc hiện nay sẽ được giải quyết như thế nào, mặc dù người phỏng vấn liên tục hỏi.
Tuy nhiên ông khẳng định sẽ không từ chức vì cho rằng điều đó không giải quyết được tình hình.
Trung Anh
Theo AFP
Lầu Năm Góc lo lắng trong bế tắc với chiến dịch bảo vệ Kobane Phát biểu trong chuyến công du Chile, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định tình hình tại thị trấn Kobane, Syria vẫn "nguy hiểm". Dù vậy việc thiết lập vùng cấm bay tại Syria để đẩy mạnh tấn công không phải một giải pháp dễ dàng. Các cuộc giao tranh giữa lực lượng Hồi giáo cực đoan nhà nước Hồi giáo...