Snowden chỉ trích Nga không có tự do ngôn luận trên mạng
Dù đang tị nạn ở Nga, cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward Snowden chỉ trích chính phủ nước này hạn chế nhân quyền, tự do trên không gian mạng và tuyên bố không muốn sống cuộc đời lưu vong ở Nga.
Edward Snowden tham dự trực tuyến buổi trao giải thưởng Bjornson ở thành phố Molde, Na Uy hôm 5.9 – Ảnh: AFP
Hôm 5.9, Snowden, người đang bị Mỹ truy nã vì tội tiết lộ thông tin bí mật của chính phủ, đã lên tiếng chỉ trích Nga khi cho rằng Moscow đang hạn chế nhân quyền, tự do trên mạng và gọi đó là sai lầm cơ bản trong chính sách của Moscow, theo AFP.
“Tôi cực kỳ lo ngại cả trong quá khứ và tương lai khi chính phủ Nga đang cố kiểm soát internet, kiểm soát cả những điều người dân nhìn thấy dù nó liên quan cuộc sống riêng của họ”, Snowden phát biểu thông qua chương trình trực tuyến của buổi lễ trao giải thưởng Bjornson ở thành phố Molde, Na Uy hôm 5.9.
“Từ đó (chính quyền) quyết định điều gì là phù hợp, điều gì không đối với người dân, kể cả việc bày tỏ tình cảm của mình đối với người khác. Đó là sự sai lầm cơ bản”, cựu nhân viên tình báo của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ ( NSA) nói tiếp.
Video đang HOT
Giải thưởng Bjornson vinh danh những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận. Snowden được trao giải thưởng Bjornson năm 2015 nhưng không đến nhận giải. Mặc dù chỉ trích Nga trong khi đang tị nạn tại đây nhưng Snowden cho biết không lo ngại vì “có cảm giác được cho phép” làm việc này ở Nga, theo AFP.
Chưa thấy phản ứng của Moscow về phát biểu của Snowden.
Snowden, 32 tuổi, nói chưa bao giờ có ý định xin tị nạn ở Nga, nhưng Nga là một trong những nước sau cùng trong 21 quốc gia mà cựu nhân viên tình báo Mỹ này nộp đơn xin tị nạn chấp nhận đơn của anh ta. Trước khi đến Nga, Snowden lưu vong ở Hồng Kông.
Chuyên viên máy tính của NSA này cho biết ý tưởng xin tị nạn ở Nga đến từ nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, người cũng xin tị nạn ở toà đại sứ Ecuador tại London nhằm tránh bị dẫn độ về Thụy Điển vì tội lạm dụng tình dục. Snowden nói không muốn sống cuộc sống tị nạn, thay vào đó anh ta muốn trở về Mỹ.
Hồi tháng 7.2015 Nhà Trắng đã bác đơn xin ân xá của Snowden để được quay về Mỹ. Washington cho rằng cựu nhân viên an ninh này phải bị xét xử về những tội lỗi đã gây ra.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Edward Snowden được giải thưởng về tự do biểu đạt ở Na Uy
Cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden được một viện hàn lâm tại Na Uy trao giải thưởng về tự do biểu đạt và sẽ được hộ tống đi nhận giải thưởng vào tháng 9 tới.
Snowden đang sống lưu vong tại Nga sau khi tiết lộ hàng loạt thông tin bí mật về chương trình giám sát, tình báo của Mỹ và đồng minh - Ảnh: AFP
AFP cho hay Viện Hàn lâm Văn chương và Tự do biểu đạt của Na Uy ra tuyên bố hôm 2.6 cho biết Edward Snowden (31 tuổi) sẽ được trao giải Giải thưởng Bjornson. Giải thưởng này đặt theo tên của Bjornstjerne Bjornson, nhà văn người Na Uy được trao giải Nobel Văn chương năm 1903.
Cựu chuyên gia phân tích của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ này được trao giải thưởng vì đã có công "bảo vệ quyền riêng tư và đưa ra ánh sáng bí mật của Mỹ theo dõi công dân nước mình và nước khác".
Snowden đang sống lưu vong tại Nga sau khi tiết lộ hàng loạt thông tin bí mật về chương trình giám sát, tình báo của Mỹ và đồng minh hồi năm 2013. Chính phủ Mỹ gọi Snowden là tin tặc và kẻ phản bội, dám liều mạng tiết lộ những thông tin bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia.
Snowden trở thành kẻ bị Mỹ săn đuổi gắt gao nhất hiện nay. Đã có những câu chuyện về phi vụ ám sát Snowden do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tiến hành nhưng không thành vì đối đầu với lực lượng đặc nhiệm của quân đội Trung Quốc.
Cùng với giải thưởng này, Snowden sẽ nhận được khoản tiền trị giá 100.000 kroner (tương đương 12.700 USD).
Viện Hàn lâm Văn chương và Tự do biểu đạt chính kiến đề nghị chính phủ Na Uy bảo vệ an toàn cho Snowden khi đến nhận giải thưởng vào ngày 5.9 tới và đảm bảo chính phủ sẽ không dẫn độ Snowden về Mỹ, AFP cho hay.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thám tử tàng hình đầy uy lực trong lòng đại dương Với khả năng do thám biển sâu tốt nhất trong hải quân Mỹ, tàu ngầm USS Jimmy Carter giống như một gián điệp tàng hình dưới làn nước, bí mật thu thập thông tin tình báo về đối phương. Tàu USS Jimmy Carter. Ảnh: AP Theo Real Clear Defense, trước khi Edward Snowden tiết lộ chương trình theo dõi điện thoại và Internet...