Snowden ‘buộc’ các ông trùm tình báo Anh lộ diện
Các chỉ huy tình báo Anh đã cùng xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên để chỉ trích cựu điệp viên Mỹ Edward Snowden, nói rằng việc anh này tung ra tài liệu mật về các chiến dịch tình báo đang làm Al Qaeda vui mừng.
Trong một phiên điều trần chưa từng có tiền lệ trước Quốc hội, lãnh đạo 3 cơ quan tình báo lớn của Anh cho biết tiết lộ của Snowden khiến họ suy nghĩ về chuyện sẽ công khai hơn về những việc họ đang làm, Reuters đưa tin hôm 7.11.
Lần xuất hiện công khai cùng nhau lần đầu tiên của lãnh đạo 3 cơ quan tình báo chính tại Anh: (từ trái sang phải) Giám đốc M15 Andrew Parker, Giám đốc M16 John Sawers và Giám đốc GCHQ Iain Lobban. Báo chí Anh ví sự kiện vô tiền khoáng hậu này giống như cảnh trong phim tình báo James Bond – Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, các quan chức tình báo này cũng nói rằng phần lớn công việc của họ vẫn phải được đặt trong vòng bí mật vì lý do an ninh quốc gia.
Ngoài ra, lãnh đạo 3 cơ quan này cũng thừa nhận những thông tin mật bị rò rỉ, phanh phui việc tình báo Anh hợp tác chặt chẽ với Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), đã gây thiệt hại nặng nề cho các cơ quan này.
“Điều này gây nguy hiểm cho các hoạt động của chúng tôi”, Reuters dẫn lời ông John Sawers, người đứng đầu M16, cơ quan tình báo nước ngoài của Anh, phát biểu trong phiên điều trần.
“Rõ ràng là kẻ thù của chúng ta đang xoa tay khoan khoái. Al Qaeda chắc đang rất vui sướng”, ông Sawers nói thêm.
Giới quan sát nhận định phát biểu của ông Sawers cho thấy rõ sự giận dữ của các chỉ huy tình báo đối với Snowden.
Được biết, các tổ chức nhân quyền, một số báo đài và nghị sĩ thuộc tất cả các đảng phái chính trị tại Anh đã tranh luận rằng tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Mỹ về quy mô do thám của chính phủ cho thấy cần phải đặt các cơ quan tình báo dưới sự kiểm soát gắt gao hơn.
Video đang HOT
Ông Iain Lobban, Giám đốc GCHQ, cơ quan tình báo điện tử Anh, phát biểu tại phiên điều trần rằng các lãnh đạo tình báo đang “sôi nổi” cân nhắc xem liệu có nên chia sẻ thêm nhiều thông tin về công việc tình báo với công chúng hay không.
Nhưng ông cũng lập luận rằng một số phần vẫn phải được bảo mật, viện dẫn những ví dụ cho thấy tiết lộ của Snowden gây hại cho an ninh quốc gia.
“Chúng tôi thực sự đã đọc được những đoạn trò truyện trực tuyến của các nhóm khủng bố, tranh luận về cách tránh dùng các phương pháp liên lạc mà giờ chúng đã thấy là dễ bị phát hiện và về cách lựa chọn các phương pháp mà giờ chúng nhận ra rằng khó bị phát giác”, ông Lobban cho hay.
Giám đốc GCHQ cũng nói thêm rằng cơ quan này không nghe lén điện thoại hay đọc lén email của phần lớn người dân Anh vì đây là phạm pháp, đồng thời khẳng định chỉ làm vậy với những trường hợp cá biệt.
Xuất hiện trong phiên điều trần lần này còn có sự tham dự của ông Andrew Parker, Giám đốc cơ quan tình báo nội địa M15.
Trong quá khứ, những phiên điều trần kiểu này luôn là họp kín và mãi đến năm 1992 danh tính của giám đốc M16 được công bố công khai. Cơ quan này được thành lập hồi năm 1909.
Theo TNO
Mỹ đang chơi con bài 2 mặt với... Hàn Quốc
Đó là nhận định không chỉ được truyền thông quốc tế đưa ra, mà bản thân báo chí Hàn Quốc cũng thừa nhận điều này...
Hỗ trợ tích cực cho đồng minh "ruột"
Mới đây, do dự án mua máy bay thế hệ mới của Hàn Quốc phải khởi động lại từ đầu, nên các hãng sản xuất máy bay của Mỹ đã bắt đầu cuộc tranh đua giành thầu dự án quan trọng này.
Hãng Boeing, ứng cử viên duy nhất cho dự án trước đó với sản phẩm là F-15E đề xuất Hàn Quốc mua hai loại máy bay F-15SE của Boeing và F-35 của Lockeeed Martin.
Cụ thể là, phát biểu với báo chí hôm 5/11 tại Washington (Mỹ), Boeing cho biết để khắc phục điểm yếu về chức năng tàng hình kém hơn máy bay F-35 của Lockheed Martin, hãng này đề xuất Hàn Quốc mua 40 chiếc F-15SE của mình và 20 chiếc máy bay F-35 của hãng Lockheed Martin.
Trước đó, máy bay F-15SE là ứng cử viên duy nhất đảm bảo được điều kiện về mức giá là 8.300 tỷ won (tương đương 7,34 tỷ USD) để Hàn Quốc có thể mua được 60 chiếc cho dự án.
Hiện Mỹ vẫn là quốc gia có sự hợp tác quân sự sâu rộng nhất với Hàn Quốc.
Cùng tham gia buổi họp báo trên, cựu Tham mưu trưởng không quân Mỹ Ronald Fogleman cũng cho rằng, Washington sẽ nỗ lực đến cùng với đề án hiện đại hóa lực lượng không quân của Hàn Quốc. Đồng thời khẳng định Seoul cần mua cả hai loại máy bay để tạo được sự cạnh tranh cần thiết với Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khi đó, hãng Lockheed Martin cũng bày tỏ kỳ vọng nếu Hàn Quốc đưa vào sử dụng máy bay F-35 thì điều này sẽ giúp gia tăng khả năng vận hành chung giữa ba nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Trước việc Mỹ đang đóng vai trò rất tích cực trong việc hỗ trợ quân đội Hàn Quốc từng bước cải tiến sức mạnh quân sự của nước này, nhiều quốc gia đồng minh khác của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản đã tỏ rõ sự ghen tị của mình.
Tờ Japanmil của Nhật cho rằng, Washington đang có những sự ưu ái nhất định giành cho Seoul mà bỏ qua mối quan tâm tới những quốc gia đồng minh thân cận khác. Điều này là hoàn toàn trái với quan điểm "ngoại giao-quân sự" của Mỹ.
Mỹ ngấm ngầm theo dõi Hàn Quốc nhiều nhất
Đó không chỉ là những nghi vấn được giới truyền thông quốc tế đưa ra mà ngay cả báo chí Hàn Quốc cũng như báo chí Mỹ có cơ sở cho vấn đề này. Mới đây nhất tờ Thời báo New York đưa tin, Hàn Quốc thuộc diện các quốc gia chủ yếu cần theo dõi của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA), nơi bị cáo buộc đã nghe trộm lãnh đạo 35 quốc gia trên thế giới.
Tin này được công bố dựa trên phân tích các tài liệu mật mà Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan tình báo quốc gia (CIA) của Mỹ, tiết lộ. Việc thông tin gây sốc này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ có những ưu ái nhất định cho Seoul khiến nhiều người liên tưởng đến con bài 2 mặt mà Mỹ đang sử dụng đối với đồng minh thân cận này.
Theo tài liệu mật được soạn vào tháng 1/2007, đại sứ quán và các căn cứ Mỹ đóng tại Hàn Quốc và Nhật Bản có nhiệm vụ theo dõi các cuộc điện thoại và thu thập dữ liệu, đóng góp cho chương trình theo dõi của Mỹ.
Đặc biệt, tài liệu mật này ghi rõ Washington đã đưa ra kịch bản với tên gọi Kế hoạch tác chiến 5027 giả định toàn bộ bán đảo chìm trong chiến tranh toàn diện để phân tích ban lãnh đạo Hàn Quốc sẽ đưa ra quyết định như thế nào về vấn đề trên.
Theo Thời báo New York, Hàn Quốc cùng Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng bị liệt vào danh sách các tiêu điểm cần phải chú ý trong phần chiến lược mới nổi.
Thậm chí NSA đã theo dõi Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cùng những người thân cận của ông, khi người đứng đầu tổ chức quốc tế này, dự định gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 4 vừa qua.
Trước những mối quan ngại của mình, không loại trừ khả năng Hàn Quốc sẽ "quan hệ" có giới hạn đối với Mỹ, đồng minh được cho là thân cận nhất của nước này.
Việc Mỹ có những sự theo dõi bí mật đối với Seoul là điều đáng lên án, việc làm như vậy chỉ khiến mối quan hệ giữa 2 nước có dấu hiệu bị tổn hại, tờ KBS của Hàn Quốc cho biết.
Dù Hàn Quốc khẳng định sẽ tiếp tục cải thiện sức mạnh quân sự với sự trợ giúp của người Mỹ, nhưng cũng không loại trừ khả năng Seoul sẽ xóa bỏ thỏa thuận này và thay vào đó là việc nước này tự sản xuất vũ khí cho quân đội, đối với những loại vũ khí hiện đại sẽ chủ trương nhập khẩu từ nhiều nguồn hàng trên thế giới chứ không nhất thiết phải là hàng Mỹ.
Động thái này của Seoul càng khiến nhiều người liên tưởng tới việc Mỹ đang "lừa" cả đồng mình thân tín nhất của mình, điều này càng khiến cho những quốc gia có mối quan hệ mật thiết với Mỹ có cơ sở để lo ngại, bởi biết đâu đó bài học của Hàn Quốc sẽ được lặp lại.
Theo Báo Đất Việt
Tình báo Úc lo sợ nhân viên bắt chước Snowden Một báo cáo do Cơ quan Tình báo An ninh Quốc gia Úc (Asio) vừa công bố cho thấy cơ quan này đã siết chặt việc đánh giá nhân viên được cấp quyền truy xuất tài liệu mật, nhằm ngăn chặn tình huống tương tự như vụ cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden. Cơ quan tình báo Úc đã siết chặt...