Snapchat giúp người dùng xác định khoảng cách an toàn trong mùa COVID-19
Snapchat đã phối hợp với WHO để ra mắt bộ lọc AR giúp người dùng xác định được khoảng cách an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát trên toàn thế giới.
Đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và các công ty công nghệ trên thế giới đang cố gắng hết sức để hỗ trợ người dùng.
Tháng trước, Snapchat đã bổ sung một loạt công cụ trực tuyến để giữ cho người dùng yên tâm hơn trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Tiếp theo đó là một trò chơi nhẹ nhàng giúp ngăn thông tin thiếu kiểm chứng lưu hành trên mạng.
Mới đây, ứng dụng tiếp tục cập nhật bộ lọc AR mới mang tên “ My Social Distance” giúp giữ mọi người ở một khoảng cách an toàn trong các chuyến di chuyển hiếm hoi bên ngoài.
Video đang HOT
Bộ lọc AR mới trên Snapchat
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “My Social Distance” tạo ra một vòng tròn ảo cho thấy khoảng cách an toàn được đề xuất giữa mọi người. Ứng dụng còn có thêm một bộ lọc mới khác nhắc nhở người dùng rửa tay, ở yên tại nhà và tránh chạm tay vào mặt. Cả hai tính năng đều được WHO hỗ trợ và liên kết thẳng đến trang web chính thức của cơ quan này.
Các nền tảng trò chuyện phổ biến như WhatsApp và Facebook Messenger cũng đang thực hiện các giải pháp để hỗ trợ người dùng trong mùa dịch bệnh. WhatsApp đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới ra mắt một chatbot. Trong khi đó, Facebook mở Messenger cho các nhà phát triển để tạo ra các giải pháp mới nhằm cung cấp thông tin liên quan đến COVID-19 nhanh và đáng tin cậy hơn.
P.L
Mọi người có thể xem livestream mà không cần tài khoản Facebook?
Facebook có kế hoạch cho phép toàn bộ người dùng truy cập vào dịch vụ livestream mà không cần tài khoản.
Trong tình hình bùng phát dịch COVID-19 như hiện tại, duy trì kết nối rõ ràng là điều cần thiết. Việc sử dụng các dịch vụ nhắn tin như Skype, Snapchat, WhatsApp và Facebook Messenger đã tăng vọt trong thời gian gần đây và các dịch vụ livestream đã phải giảm chất lượng để đối phó với lưu lượng truy cập tăng đột biến.
Sau khi Facebook báo cáo về sự tăng đột biến trong hoạt động của người dùng và việc máy chủ quá tải, công ty đã giải quyết các vấn đề bằng cách triển khai một tính năng mới. Mạng xã hội có kế hoạch cho phép toàn bộ người dùng truy cập vào dịch vụ livestream mà không cần tài khoản.
Tùy chọn này đã có sẵn cho người dùng máy tính nhưng giờ đây, Facebook đang đưa tính năng lên smartphone. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở châu Âu, video có thể giảm một phần về chất lượng khi Facebook hạ bitrate của các video để giảm nguy cơ tắc nghẽn kết nối Internet trong tình hình dịch COVID-19.
Có một lựa chọn thú vị khác cho người dùng mà không cần sử dụng smartphone hay kết nối băng thông rộng, đó là Facebook sẽ cung cấp tính năng mang tên Public Switch Telephone Network, cho phép mọi người nghe âm thanh từ livestream bằng cách gọi đến số tổng đài miễn phí. Công ty cho biết, tính năng này có thể giảm bớt nhu cầu về đường truyền.
Tuy nhiên, tính năng vốm dành cho những người không có quyền truy cập Internet ngay từ đầu, vì vậy, rất khó để thấy tính năng phát huy hiệu quả như thế nào. Ngoài ra, việc cho phép người dùng không có tài khoản Facebook xem video trực tiếp trên nền tảng có thể dẫn đến sự căng thẳng trên các máy chủ nhiều hơn.
Hiện tại, tính năng này đã có sẵn trên các thiết bị Android và sẽ được tung ra cho iOS trong vài tuần tới.
P.L
Những logo thương hiệu nổi tiếng thế giới đã thay đổi như thế nào qua thời gian? Loạt ảnh điểm lại ngày ấy và bây giờ dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn cụ thể hơn về sự phát triển và thay đổi của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Apple, Coca Cola hay Instagram. Logo vốn được coi là gương mặt đại diện của cả thương hiệu, vì thế, để thiết kế được logo vừa ấn...