Smartphone và tablet sẽ thay thế PC trong tương lai?
Giới công nghệ cho rằng, máy tính cá nhân đang “hấp hối” và sẽ bị thay thế bởi smartphone và máy tính bảng. Nhưng kỳ thực, PC không chết mà chỉ đang trong giao đoạn “chuyển mình” do chịu sự ảnh hưởng từ smartphone và máy tính bảng.
Sự “tiến hóa” của công nghệ dường như luôn luôn tiếp diễn và mãi không ngừng. Vài năm trước ghi nhận sự ra đời của mẫu máy tính xách tay sử dụng Windows cỡ nhỏ với tên gọi netbook.
Giá rẻ, năng động, tiện lợi và thời lượng pin lâu, sử dụng nền tảng thân thiện Windows XP… là những ưu điểm để giúp netbook “làm mưa, làm gió” ngay sau khi ra mắt. Tuy nhiên, thời gian để netbook “thống trị” không kéo dài, và “kẻ hủy diệt” netbook không ai khác chính là những mẫu máy tính bảng đang rất thông dụng hiện nay.
Có thể nhận thấy, dù thay đổi như thế nào thì vai trò của máy tính cá nhân (PC) vẫn rất quan trọng và dường như không thể thay thế. Cùng tìm hiểu phong cách thiết kế của máy tính cá nhân sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi như thế nào theo xu hướng của công nghệ trong tương lai.
Smartphone – Máy tính bảng: “Cuộc cách mạng” làm thay đổi thiết kế PC
Giai đoạn phát triển nhanh chóng của smartphone được đánh dấu bắt đầu từ năm 2007, thời điểm Apple giới thiệu phiên bản iPhone đầu tiên ra thị trường, tiếp theo đó là sự xuất hiện của “đội quân” Android.
Sự phát triển của smartphone tạo tiền đề cho sự ra đời của khái niệm máy tính mới: máy tính bảng, và cũng chính Apple là người mở màn cho trào lưu mới này với sản phẩm iPad được ra mắt lần đầu tiên vào năm ngoái.
Sự ra đời của iPhone và iPad đã tạo nên trào lưu làm thay đổi sự phát triển của PC
Chỉ trong 1 thời gian ngắn, iPad đã tiên phong và tạo nên một phân khúc thị trường mới nhưng sôi động và nhộn nhịp nhất hiện nay. Hầu như hãng điện tử nào cũng muốn bước chân vào thị trường này, cuộc cạnh tranh trên thị trường máy tính bảng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Nhẹ nhàng, tiện dụng trong sử dụng, tuổi thọ pin lâu, tính năng kết nối đa dạng… là những ưu điểm giúp máy tính bảng nhanh chóng lấy được lòng tin của người sử dụng.
Smartphone kết hợp laptop – Xu thế của tương lai
Tháng 1/2011, Motorola đã khiến giới công nghệ bất ngờ với thiết kế mới tạo tính đột phá khi cho ra mắt chiếc smartphone lõi kép Atrix, sử dụng nền tảng Android. Điều đột phá ở đây chính là thanh kết nối, cho phép gắn và kết nối chiếc smartphone này trực tiếp với laptop và sử dụng chiếc smartphone như 1 máy tính cá nhân thông thường. Thanh kết nối này còn làm cả chức năng sạc pin cho sản phẩm mỗi khi gắn smartphone vào đó để sử dụng.
Đáng tiếc, ý tưởng hoàn hảo về thiết kế không phải là tất cả, khi mà giá thành quá đắt. Khi bán ra thị trường, thanh kết nối laptop này có giá lên đến 400 USD, trong khi hệ điều hành Andrioid sử dụng trên đó lại quá ứng dụng, bao gồm các ứng dụng xử lý văn bản, trình duyệt web Firefox…
Video đang HOT
Motorola Atrix tiên phong trong việc kết nối smartphone và laptop
Với giá thành cao hơn hẳn netbook, nhưng tính năng và ứng dụng hạn chế, thật khó có lý do gì để người dùng lựa chọn Atrix thay vì 1 chiếc netbook hoàn chỉnh. Kết quả, Atrix của Motorola đã nhanh chóng thất bại trên thị trường mặc dù rất được kỳ vọng từ khi chưa được ra mắt.
Tương lai, khi mà nền tảng Android trở nên hoàn thiện hơn, với những phiên bản dành cho máy tính bảng hoặc thậm chí là laptop, việc kết hợp smartphone với laptop và sử dụng nó như 1 chiếc máy tính cá nhân độc lập sẽ trở thành xu hướng có thể dự đoán được.
Máy tính bảng mang phong cách thiết kế của netbook
Một điều khá trớ trêu, chính máy tính bảng là nguyên nhân khiến netbook bị khai tử, nhưng giờ đây, chính máy tính bảng lại đang mang phong cách thiết kế và hơi hướng trở thành netbook. Nổi bật trong phong cách thiết kế này chính là Asus với các sản phẩm mẫu máy tính bảng Transformer.
Với màn hình 10,1-inch và sử dụng nền tảng Android, Asus Transformer được trang bị thêm phụ kiện là 1 bàn phím vật lý, cho phép sử dụng chung hoặc tách riêng ra với chiếc máy tính bảng chính. Do đó, Transformer có thiết kế và cách sử dụng giống hoàn toàn 1 chiếc netbook. Ngoài ra, phụ kiện bàn phím này còn là 1 nguồn năng lượng kèm thêm, cho phép thời lượng sử dụng máy lên đến tận 16 giờ.
Asus Transformer, máy tính bảng quay lại với phong cách thiết kế của netbook (máy tính bảng có thể tách rời khỏi bàn phím)
Asus Transformer cho thấy lợi ích của việc kết hợp máy tính bảng và netbook, khi có thể sử dụng cảm ứng trên máy tính bảng, đồng thời sử dụng bàn phím vật lý khi cần thiết.
Ultrabook – Bằng chứng sự ảnh hưởng của tablet đến PC
Thêm 1 bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng của máy tính bảng đến cách thiết kế của laptop, khi hãng sản xuất vi xử lý hàng đầu thế giới, Intel công bố khái niệm mới, Ultrabook, là những mẫu laptop siêu mỏng, siêu nhẹ, thời lượng pin lâu, sử dụng nền tảng Windows và có giá dưới 1.000 USD.
Laptop siêu mỏng, siêu nhẹ Ultrabook của Intel, khái niệm máy tính chịu ảnh hưởng từ tablet
Lý do khiến Intel đầu tư vào Ultrabook không chỉ vì sự ảnh hưởng của máy tính bảng đến phong cách thiết kế PC, mà còn vì Intel đã chậm chân hơn các đối thủ trong cuộc đua máy tính bảng, nên hãng muốn mở ra 1 khái niệm mới để tạo nên 1 phân khúc thị trường riêng biệt.
Windows 8 – Hệ điều hành PC phong cách máy tính bảng
Máy tính bảng không chỉ ảnh hưởng đến phong cách thiết kế phần cứng PC, mà còn ảnh hưởng đến cả các nhà phát triển thay đổi cách thức thiết kế hệ điều hành cho PC. Sự ra đời của Windows 8 là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự ảnh hưởng này.
Mặc dù đang trong giai đoạn phát triển, và dự kiến đến tận tháng 6 năm sau mới được giới thiệu, nhưng những hình ảnh đầu tiên về giao diện và tính năng của Windows 8 đã cho thấy hơi hướng của phong cách thiết kế của máy tính bảng trong đó.
Với giao diện hoàn toàn mới, hỗ trợ màn hình ứng dụng, hỗ trợ cấu trúc vi xử lý ARM (vốn thường được sử dụng trên smartphone)… có thể thấy Windows 8 không chỉ là hệ điều hành dành riêng cho PC, mà có thể còn sử dụng trên cả smartphone và máy tính bảng.
Video trình diễn Windows 8 cho thấy sự ảnh hưởng trong thiết kế của các nền tảng di động:
Smartphone và máy tính bảng liệu có thể thay thế PC?
Smartphone, máy tính bảng hoặc sản phẩm “lai” giữa máy tính bảng và laptop đang ngày càng phổ biến trên thị trường, nhưng thật khó để thay thế hoàn toàn PC trong lương lai, bởi vì vẫn còn khá nhiều bất tiện mà những sản phẩm này đang gặp phải như không có bàn phím vật lý, ổ cứng lưu trữ nhỏ (thường chỉ tối đa 64 GB), màn hình không quá lớn, tính năng đa nhiệm chưa hoàn chỉnh, hạn chế về phần mềm, kết nối máy in khó khăn…
Liệu máy tính bảng có thực sự thay thế được PC?
Về cơ bản, máy tính bảng là sản phẩm thích hợp cho những khách hàng với chức năng kết nối, duyệt web và giải trí, hơn là để đáp ứng công việc. Để những chiếc máy tính bảng sử dụng Android hay iOS có thể thay thế Windows hay Mac OS X, vẫn còn 1 khoảng thời gian rất dài để xảy ra.
Tuy nhiên, với sự chuyển động không ngừng của công nghệ và các xu hướng thay đổi theo từng ngày, thật khó để có thể đưa bất kỳ kết luận nào. Trong tương lai, Windows sẽ không còn phổ biến, smartphone có thể làm được mọi việc, PC trở thành máy tính bảng… tất cả mọi thứ đều có thể xảy ra.
Theo Dân Trí
Các vụ 'ném tiền qua cửa sổ' trong giới công nghệ
Cộng đồng Internet đang chờ xem cái bắt tay giữa Google và Motorola có phải là "ứng cử viên" mới nhất trong danh sách những vụ sáp nhập tồi tệ nhất hay không.
Không ít người tin tưởng vào quyết định của Google, nhưng cũng rất nhiều người đánh giá họ đang tự đeo đá vào cổ mình. Trang Business Insider tổng hợp lại một số vụ mua bán thất bại trước đó:
Vụ hợp nhất giữa AOL và Time Warner năm 2000 luôn là bài học kinh điển cho các hãng công nghệ. Khi đó, AOL bỏ ra 162 tỷ USD mua hãng giải trí lớn nhất thế giới để tạo nên công ty có tổng giá trị 350 tỷ USD. Hiện số vốn hóa thị trường của Time Warner là 40 tỷ USD còn AOL vỏn vẹn 2 tỷ USD (trong ảnh là CEO của 2 công ty này).
Từ năm 2000, công ty Terra Networks của Tây Ban Nha mua dịch vụ tìm kiếm Lycos với giá 5,4 tỷ USD. Bốn năm sau, họ "tống khứ" dịch vụ này cho một công ty Hàn Quốc chỉ để lấy về 105 triệu USD.
Yahoo biến Mark Cuban thành tỷ phú khi mua chi 5,7 tỷ USD để mua dịch vụ Broadcast (giống YouTube hiện nay) của người này năm 1999. Website này chết yểu vì đường truyền Internet quá thấp để mọi người xem clip, còn Cuban có đủ tiền để mua đội bóng Mavericks.
Sau khi Google mua DoubleClick, Microsoft cũng "kém miếng khó chịu" vung ra tới 6 tỷ USD cho công ty quảng cáo aQuantive năm 2007. Vụ thâu tóm này không đi đến đâu và các lãnh đạo của aQuantive cũng bỏ đi sau đó 2 năm.
Cisco trả 590 triệu USD để mua Pure Digital, công ty sản xuất máy quay Flip năm 2009 chỉ để đóng cửa nó vào đầu năm nay.
Microsoft chi 500 triệu USD cho công ty Danger để sản xuất điện thoại Kin nhưng thất bại và giờ bị giới phân tích lấy ra làm lời cánh báo cho hãng Google khi mua Motorola.
Từ lâu, cuộc xe duyên giữa eBay và Skype trị giá 2,6 tỷ USD luôn được xếp vào những vụ sáp nhập dở nhất. Skype sau đó bị mua đi bán lại trước khi "về nhà" Microsoft với giá 8,5 tỷ USD.
HP đầu tư 1,2 tỷ USD vào Palm với hy vọng tạo nên cuộc cách mạng trên mọi thiết bị. Nhưng các dòng điện thoại và tablet chạy nền tảng webOS hiện được ví như những quả bom nổ chậm vì hàng tồn kho quá nhiều.
Yahoo mua Geocities với giá lên tới gần 4 tỷ USD năm 1999 và đóng cửa site này sau 10 năm hoạt động.
Theo VNExpress
Các "ông lớn" nói gì sau thương vụ Google và Motorola? Ngay sau khi thông tin về việc Google bất ngờ thâu tóm bộ phận di động của Motorola, các "ông lớn" công nghệ đã lập tức phản hồi và lên tiếng về vụ việc. Cùng xem các "ông lớn công nghệ" đã phản ứng như thế nào trong bài viết dưới đây. Nokia Trước khi bắt tay cùng Microsoft để sản xuất smartphone...