‘Smartphone tại VN dùng giải trí, ở Trung Quốc để sống sót’
Cách chọn mua điện thoại và định vị các thương hiệu của người dùng Trung Quốc khá gần gũi với người Việt Nam, nhưng lại có sự khác biệt trong cách sử dụng do khác biệt công nghệ.
Li Jiao, một người làm marketing trong lĩnh vực di động tại Bắc Kinh, Trung Quốc và có thời gian làm việc tại Việt Nam đã chia sẻ với Zing.vngóc nhìn của ông về thói quen sử dụng smartphone của người dùng giữa hai đất nước được cho là gần gũi về mặt con người.
Một làn đường dành riêng cho những người vừa đi bộ “dán mắt” vào smartphone ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: TWP.
Từng rất “cuồng” thương hiệu Nokia
“Nokia là giấc mơ của thế hệ từ 1980- 1990. Nó là ước mơ lẫn hoài niệm. Một trong những người bạn của tôi, lúc đó là kỹ sư, sẵn sàng đến Nokia làm việc không lương chỉ để có thêm kinh nghiệm tại một công ty mà chúng tôi đều yêu mến. Và tất nhiên, chuyện đó không thể kéo dài được (cười)”, Li Jiao bắt đầu với một câu chuyện để nói về điểm chung. Anh cho rằng, tại Việt Nam lẫn Trung Quốc, Nokia luôn có nghĩa là “chất lượng cao”. “Nó không giống những thương hiệu smartphone ngày nay, khi một chiếc điện thoại chỉ dùng được từ 6 tháng đến một năm là đã lỗi thời hoặc xuống cấp”.
“Cũng như Việt Nam, rất nhiều người dùng ở Trung Quốc từng buồn bã vì Nokia ngừng kinh doanh di động. Tôi nghĩ sẽ có nhiều người tiếp tục mua smartphone của Nokia để ủng hộ nếu hãng này quay lại thị trường, giữ nguyên chất lượng”, Li Jiao nhận định.
Qua những nguồn tin từ Trung Quốc, chuyên gia này cho biết có thể Nokia sẽ quay lại thị trường vào quý IV/2016 với một smartphone chạy Android. “Họ từng có một nhà máy ở Đông Quảng (phía Nam Trung Quốc) và một nhà máy ở Thiên Tân (phía Bắc). Sau khi bán mảng di động cho Microsoft, hai nhà máy này đã đóng cửa, nhưng có thể Nokia sẽ ký kết với Foxconn để gia công, lắp ráp smartphone mới”, Li Jao tiết lộ.
“Nhiều lựa chọn, nhưng cách mua smartphone khá giống nhau”
Theo Li Jiao, Trung Quốc là một thị trường cực lớn với nhiều thương hiệu mạnh như Huawei, Xiaomi, Meizu, Lenovo,…Tại một số nước châu Phi, những thương hiệu mới hơn như Infinix, Tecno chiếm thị phần dẫn đầu, nhưng tại Trung Quốc, ngay cả Apple cũng không làm chủ tất cả, dù họ đang chiếm thế thượng phong ở đất nước tỷ dân.
“Từ trẻ con cho đến người già đều có những phân khúc phù hợp và cách chọn điện thoại cũng rất khác. Nhưng căn cứ vào số liệu từ IDC và những quan sát của cá nhân tôi, cách chọn mua smartphone của người dùng Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng”, Li Jiao cho biết. Theo ông, mức giá trên hiệu năng (Price – Performance ratio) và kiểu dáng vẫn là hai thước đo chính để người dùng quyết định mua một chiếc smartphone. Tuy nhiên, họ mua và sử dụng như thế nào lại là một câu chuyện khác nhau.
Người dùng smartphone ở Trung Quốc khác gì so với Việt Nam?
Cùng yêu Nokia trong quá khứ và cuồng Apple ở thời điểm hiện tại, chung quan điểm trong việc chọn mua smartphone, nhưng theo Li Jiao, cách sử dụng điện thoại của người Việt và người Trung Quốc có đôi chút khác biệt. Khác biệt này thuộc về hạ tầng công nghệ.
Video đang HOT
Người Việt dùng smartphone, tablet để lên mạng tại một quán cà phê vỉa hè Hà Nội. Ảnh: CNET.
“Tại Việt Nam, smartphone được dùng như một chiếc điện thoại kết nối Internet, còn ở Trung Quốc, smartphone là thứ đôi khi bắt buộc phải có để người ta bước chân vào đời sống số”, chuyên gia đến từ Bắc Kinh nhận định.
Vậy khác biệt giữa phép toán “điện thoại Internet” ở Việt Nam và đẳng thức “smartphone = đời sống số” ở Trung Quốc là gì? Mới nghe qua, nhiều người sẽ nghĩ rằng cả hai là một. Đời sống số và Internet thường được đánh đồng, nhưng thực tế không phải vậy.
Theo cách lý giải của Li Jiao, tại Việt Nam, đa phần người dùng smartphone để lên các trang mạng xã hội và sử dụng các dịch vụ từ Internet như xem phim, nghe nhạc, chơi game và đôi khi là giao dịch qua mạng. Nhưng tại một số thành phố lớn ở Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh,… người ta buộc phải có một chiếc smartphone để “sống sót” qua một ngày ở đó. Mọi thứ đều có thể được giải quyết bằng một chiếc smartphone.
Khi đó, smartphone giúp người dùng thanh toán tiền taxi, tiền đi siêu thị, tiền ăn ở nhà hàng, xem phim,… và điều khiển smart-home (nhà thông minh). “Hãy tưởng tượng 15 phút trước khi về nhà, bạn có thể bật smartphone lên và kích hoạt điều hoà nhiệt độ từ xa. Khi về đến nhà, bạn có thể tận hưởng một bầu không khí mát mẻ”, Li Jiao tiếp lời.
Theo chuyên gia này, tuy cùng một phần cứng, cùng là một chiếc điện thoại, nhưng đặt ở hai môi trường khác nhau sẽ có cách sử dụng khác nhau. Khái niệm smartphone là trung tâm của đời sống số cũng tương đồng với nhiều nước phát triển khác như Mỹ, Canada và nhiều nước Châu Âu. Câu chuyện này không còn dừng ở cấp độ người dùng nữa, mà phụ thuộc vào sự phát triển công nghệ của từng quốc gia.
Duy Tín
Theo Zing
Tại sao smartphone Trung Quốc phổ biến trên toàn cầu?
Giá thành rẻ, thiết kế hoàn thiện và phần cứng tốt là những ưu điểm khiến điện thoại Trung Quốc nhanh chóng xâm chiếm nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Cụm từ "điện thoại Trung Quốc" đã trở nên quá quen thuộc và đi vào tâm trí người tiêu dùng ở bất cứ đâu trên thế giới. Thị phần smartphone quý III/2015 cho thấy một tín hiệu đáng lưu tâm khi nhiều nhà sản xuất di động đến từ Trung Quốc đã nằm trong top 10 thương hiệu di động phổ biến toàn cầu.
Dưới đây là những lý giải cho câu hỏi tại sao smartphone Trung Quốc lại bành trướng nhanh như thế.
Giá thành rẻ
Điều dễ thấy nhất đó là smartphone Trung Quốc có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với những thương hiệu khác. Chỉ cần bỏ ra 400 USD, người dùng có thể sở hữu những thiết bị cao cấp như Honor 7, trong khi với những HTC One M9, Galaxy Note 5 hay BlackBerry Priv..., khách hàng phải chi ra ít nhất 700 USD.
Tại hầu hết các phân khúc, smartphone đến từ Trung Quốc đều rẻ hơn so với những sản phẩm khác. Không có gì ngạc nhiên khi khách hàng từ bỏ những thương hiệu lớn để đến với những nhà sản xuất mới nổi với mức giá "nhẹ nhàng hơn rất nhiều".
Sự khác biệt
Sự phát triển nhanh chóng của smartphone đã khiến chúng ngày càng trở nên giống nhau đến mức nhàm chán. Trong khi đó, khách hàng cần một sản phẩm khác biệt. Và rõ ràng, các nhà sản xuất Trung Quốc đã nắm bắt được tâm lý của người dùng. Sản phẩm của họ ngày một được thiết kế tốt hơn.
Huawei P8 là thiết bị cao cấp có thiết kế bắt mắt và giá thành tầm trung.
Hãy nhìn vào những model như Meizu Pro 5 hay Lenovo Vibe P1. Những công ty này đã biết tự tạo cho mình bản sắc riêng mang đậm dấu ấn của mình vào những thiết bị di động.
Chỗ đứng của những nhà sản xuất đến từ Trung Quốc
Sự tăng trưởng nhanh chóng đã giúp họ có chỗ đứng trên thị trường. Tại Trung Quốc, các nhà sản xuất bắt đầu nhận thấy sự bão hòa của smartphone và dần chuyển trọng tâm thị trường của mình sang Mỹ, châu Âu hay thị trường mới nổi Ấn Độ, châu Phi.
Vấn đề mà họ gặp phải đó chính là câu chuyện thương hiệu. Những thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu khá dè dặt với những hãng sản xuất đến từ Trung Quốc.
Lenovo là thương hiệu có bước đi khôn ngoan. Sau khi mua lại Motorola từ Google, tháng 11 vừa qua công ty đã thông báo sáp nhập mảng kinh doanh di động vào Motorola. Điều này đã giúp hãng phù phép biến mình thành thương hiệu quen thuộc trong tâm trí người dùng. Những thiết bị như Moto G đã giúp thị phần của Lenovo tăng trưởng nhanh chóng.
Moto G là ví dụ điển hình về chiến lược 've sầu thoát xác' của các nhà sản xuất Trung Quốc.
Sự hoàn thiện của sản phẩm
Những thiết bị đến từ Trung Quốc không chỉ có giá thành rẻ mà chúng còn được trau chuốt về thiết kế Huawei P8 hay OnePlus 2 luôn nằm trong top những smartphone có thiết kế tốt nhất.
Không chỉ thế, chúng lại có chất lượng tốt mặc dù giá thành rẻ. Việc những thương hiệu lớn đặt dây chuyền sản xuất của mình tại Trung Quốc đã giúp những công ty địa phương nhanh chóng bắt kịp với thế giới.
Người dùng được tự do hơn
Từ xưa đến nay, điện thoại hai SIM đã trở thành "đặc sản" của Trung Quốc. Sau này nhiều tên tuổi lớn cũng bắt đầu tạo ra những phiên bản hai SIM cho các sản phẩm của mình.
Hầu hết các thiết bị từ Trung Quốc đều tích hợp hai khe cắm thẻ SIM.
Tích hợp hai SIM giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi SIM mà không cần phải tháo ra, lắp vào khi công tác hay du lịch nước ngoài.
Ngoài ra, phần lớn smartphone Trung Quốc không bán kèm hợp đồng nhà mạng. Khách hàng sẽ không bị khóa mạng nếu sử dụng ở những quốc gia khác ngoài nơi mua thiết bị.
Trần Tiến
Theo Zing
Smartphone Trung Quốc giá rẻ bán chạy đột biến Trong tầm 2 đến 5 triệu đồng, nhiều model Trung Quốc giá rẻ cấu hình mạnh của Xiaomi, Meizu như Redmi Note 2, Redmi Note 3 hay M2 có lúc "cháy hàng" dịp cuối năm này. Quang Muộn, chủ hai cửa hàng kinh doanh điện thoai xách tay ở Cầu Giấy và Trường Chinh (Hà Nội) cho biết, mỗi ngày bên anh bán...