Smartphone cũ tràn ngập thị trường dù sắp bị cấm nhập
iPhone đời cũ hay những chiếc BlackBerry, smartphone Galaxy, Xperia được giới thiệu là hàng dùng “lướt”, hàng “mới 99%”… đều nằm trong diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam từ 15/12.
Theo thông thông tư số 31/2015/TT-BTTTTvừa được bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mới đây, từ 15/12/2015, hầu hết smartphone cũ đã qua sử dụng, từ iPhone, BlackBerry cho tới nhiều mẫu khác đều nằm trọng diện bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Không chỉ được mua đi, bán lại trên diễn đàn, chợ điện tử, giờ điện thoại, máy tính bảng cũ đã qua sử dụng được bày bán tại nhiều cửa hàng giống như hàng mới.
Nhưng hầu hết những nơi kinh doanh điện thoại “xách tay”, smartphone qua sử dụng lại đang là mặt hàng được bày bán rất nhiều và phổ biến bên cạnh sản phẩm mới, chứ không chỉ là hàng được mua đi bán lại trên các diễn đàn, gian hàng trực tuyến. Thậm chí, ở một số cửa hàng, hàng cũ đã qua sử dụng chiếm tới hàng chục mẫu, đủ các nhãn hiệu lớn nhỏ và số lượng máy tiêu thụ lấn át cả hàng mới. Những sản phẩm này đều được giới thiệu là hàng dùng lướt còn 99% – 98% chất lượng, hay trôi bảo hành, nếu như hình thức bên ngoài trông mới mẻ như hàng chưa bóc hộp.
Phổ biến nhất trên thị trường điện thoại đã qua sử dụng vẫn là iPhone với những model như 5S, 5C và cả một số mẫu đã được Apple dừng sản xuất từ lâu như iPhone 4 hay iPhone 5. Trong đó, nhiều dòng iPhone khoá mạng vốn chỉ được bán ra thông qua các nhà mạng tại Nhật, Mỹ hay châu Âu vẫn tràn ngập ở Việt Nam. Thậm chí có thời điểm, loại hàng cũ này còn gây ra cơn sốt lớn cho thị trường trong nước, như iPhone 5c hàng Nhật hồi đầu năm.
Không chỉ iPhone, nhiều dòng smartphone cao cấp khác chạy Android và BlackBerry cũng xuất hiện tại nhiều cửa hàng điện thoại “xách tay”. Trong khi BlackBerry chủ yếu là các mẫu giá rẻ từ vài trăm đến một hoặc hai triệu đồng, thì Android lại là các “siêu phẩm” gần đây của Samsung, HTC hay LG, Sony. Ngay cả Galaxy Note 4, Note Edge, Xperia Z3 hay G3, One M8 giờ đều rất nhiều hàng cũ đã qua sử dụng, dù chúng đều là những sản phẩm cao cấp mới có mặt trên thị trường từ năm ngoái.
iPhone là smartphone đã qua sử dụng được bán nhiều nhất.
Anh Trần Tuấn, chủ một cửa hàng trên phố Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng thị trường smartphone cũ đang “phất” lên trong vòng 2 năm trở lại đây. Trước kia, các cửa hàng chủ yếu chỉ kinh doanh iPhone và BlackBerry, nhưng gần đây, ngay cả những mẫu smartphone Android của Samsung, HTC hay Sony cũng bán rất chạy, được nhiều người tìm mua. Nguồn hàng smartphone “xách tay” cũ đang có trên thị trường đều nhập từ nước ngoài, còn hàng qua sử dụng mua lại ở thị trường trong nước không đáng kể.
Việc các hãng chạy đua ra sản phẩm mới khiến vòng đời smartphone ngắn đi nhiều. Một chiếc Galaxy Note 4 của Samsung hay Xperia Z3 của Sony khi mới ra có giá 15 đến 16 triệu đồng, nhưng chỉ sau 6 tháng, hàng đã qua sử dụng giá chỉ còn một nửa. Với mức giá rẻ như vậy, những người có thu nhập trung bình vẫn tìm đến các dòng sản phẩm cũ thay vì mua máy mới. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng có thói quen đổi máy liên tục cũng chọn mua hàng cũ để đỡ mất giá sau khi đổi chác.
Video đang HOT
Các cửa hàng kinh doanh điện thoại cũ tỏ ra không sốt sắng với quy định cấm nhập khẩu điện thoại đã qua sử dụng vào Việt Nam sắp được áp dụng từ 15/12. Đức Trung, quản lý một hệ thống lớn ở Hà Nội, cho biết quy định cấm nhập khẩu như thông tư mới đã được áp dụng từ hai, ba năm trước nhưng nó không gây nhiều ảnh hưởng. Vì thế, vài năm qua, hàng cũ vẫn được kinh doanh đều do nhu cầu lớn từ thị trường.
Theo nhiều người kinh doanh, smartphone cũ đã qua sử dụng đang bán trên thị trường phần lớn đều được nhập về từ thị trường Trung Quốc. Ở Việt Nam, các chợ điện tử gần biên giới phía Bắc như Móng Cái thường là nơi cung cấp nguồn hàng chính.
Tuấn Anh
Theo VNE
Sony, HTC, Motorola: Ai sẽ phải chia tay thị trường?
ừng là 3 cái tên khiến đối thủ phải "run sợ" khi nhắc tới, thế nhưng giờ đây tương lai của Sony, HTC và Motorola đang thế "chơi vơi".
Ngành sản xuất smartphone đã phát triển vô cùng nhanh chóng nhưng khi cầu giảm, giá thiết bị cũng giảm theo, chính điều đó khiến những nhà sản xuất thiết bị trở nên khốn đốn.
Ba cái tên lớn nhất đang gặp phải tình cảnh này chính là Sony, HTC và Motorola. Những công ty này đang làm thế nào để thoát khỏi tình trạng hiện nay? Họ có thể thay đổi tình hình không?
Sony: Một năm đột phá hay tan nát?
Khi Kazuo Hirai, Giám đốc điều hành của Sony, hé lộ về chiếc Z5 tại triển lãm IFA ở Berlin, chúng ta có thể cảm nhận rõ sự hào hứng từ phía ông.
Trong vòng 5 năm, cuối cùng thì gã khổng lồ điện tử này cũng sản xuất được một chiếc smartphone thực sự tốt, có thể cạnh tranh được với các đối thủ cao cấp khác trên thị trường. Với cái tên Z5 Premium, sản phẩm hãnh diện vinh danh là smartphone màn hình 4K đầu tiên trên thị trường. Cái tên Z5 phủ ngập báo chí. Thế nhưng ngoài sự khác biệt về màn hình, hai người anh em ít tiếng tăm hơn của sản phẩm này là Z5 và Z5 Compact lại có phần cứng hệt như vậy.
Sony có lẽ là nhà sản xuất duy nhất đem đến phần cứng tiên tiến trong một thiết bị nhỏ gọn dạng Compact. Đây cũng là công ty biết lắng nghe và học hỏi sau mỗi sự ra đời của một thế hệ sản phẩm Xperia.
Z5 có tuổi thọ pin rất tốt, camera nhanh, cấu hình mạnh, cảm biến vân tay nhạy, khả năng chống nước, loa ở mặt trước, sở hữu tất cả những kiểu kết nối mà bạn cần, một giao diện tùy biến Sony UI và một khe cắm thẻ nhớ microSD. Điều duy nhất thiếu ở sản phẩm này có lẽ chỉ là chức năng sạc không dây.
Nếu các sản phẩm Z5 bán chạy, sẽ chẳng có gì phải bàn về Sony, nhưng mảng di động của hãng dự báo lỗ 480 triệu USD trong năm nay và đang buộc phải tái cấu trúc. Một thị trường lớn như Mỹ cũng không có bất cứ nhà mạng nào lựa chọn các sản phẩm của Sony cả.
Sony phụ thuộc quá nhiều vào thành công của bộ ba Z5, nếu những sản phẩm này không bán được, và công cuộc tái cấu trúc của Sony không giúp ích được gì cho tình hình hiện tại, có thể thương hiệu Xperia sẽ chìm xuống vĩnh viễn.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Kazuo Hirai cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc kinh doanh của mình chừng nào chúng tôi còn làm ăn hòa vốn kể từ năm tới trở đi... Ngoài ra, chúng tôi cũng không loại bỏ phương án thứ 2". Khó có thể biết được Sony sẽ làm được những gì. Mọi thứ thật hỗn độn và dường như Sony đã không lên kịp con tàu smartphone trong vòng vài năm trở lại đây.
HTC: Tương lai đen tối?
Là nhà tiên phong của các thiết bị di động, HTC từng là công ty đầu tiên cộp chiếc mác của mình vào chiếc Android đời đầu. HTC cũng từng trải qua thời kỳ "đỉnh cao". Buồn thay, thời gian trên đỉnh cao đấy chỉ còn là một ký ức nhạt nhòa bởi HTC đã mất rất nhiều giá trị trong năm nay, và thực ra là mọi thứ bắt đầu đi xuống kể từ 2011. Câu chuyện sáp nhập đã được nhắc tới và rất nhiều nhà phân tích đang bắt đầu tính đến chuyện ghi lỗ cho HTC.
Bạn có thể chỉ là hàng loạt bước sai lầm trong thiết kế và chiến dịch marketing của hãng này, nhưng không gì tệ bằng chiếc One M9. Công ty đã giành được chút tiếng tăm nhờ sản phẩm One M7, vậy nên chuyện chiếc One M8 được giữ nguyên thiết kế và nhiều điểm khác của M7 là điều khá dễ hiểu.
Thế nhưng dù M8 đã không thành công về mặt doanh số rồi nhưng HTC lại lờ đi dấu hiệu cảnh báo này mà tiếp tục tung ra chiếc M9 với ngoại hình gần như không khác M8 ở bất cứ điểm nào.
Trái lại, Apple luôn đem lại những cập nhật lớn, những tên gọi khác biệt trong con số và những sản phẩm ưu việt hơn với chữ "S" trong tên gọi. HTC cũng cố gắng áp dụng phương pháp của Apple với One M9 nhưng tất cả lại biến thành thảm họa và đặc biệt là khi HTC One M9 lại tung ra đồng thời cùng hai siêu phẩm quá nổi bật của Samsung là S6 và S6 Edge khiến sự chênh lệch càng trở nên quá rõ ràng.
Có lẽ HTC đã đến ngày tàn. Mặc dù công ty này cố gắng không nói đến chuyện sáp nhập, cố gắng mở rộng ra các sản phẩm khác để bớt dựa vào smartphone. Những thông tin về chiếc HTC Vive, một thiết bị thực tế ảo được sản xuất dưới sự hợp tác cùng hãng Valve, cũng khá ồn ào. Nếu các thiết bị thực tế ảo làm nên "chuyện lớn", có thể HTC sẽ nằm trong số những công ty dẫn đầu trong mảng này. Camera và các thiết bị đeo sức khỏe không có nhiều tiếng tăm lắm nhưng chúng cũng thể hiện ý định mở rộng phạm vi sản phẩm của hãng.
Các thiết bị tầm trung của HTC cũng thu được kết quả khá nhưng thị trường thiết bị tầm trung cạnh tranh quá khốc liệt. Gã khổng lồ smartphone Đài Loan này thật sự cần một hơi thở mới, luồng gió mới cho siêu phẩm tiếp theo nếu muốn trụ lại ở ngành sản xuất smartphone.
Motorola: Chơi vơi ở giữa
Bạn có thể lập luận rằng Motorola đã chết rồi còn đâu, chết từ khi công ty này bị tách thành hai và Google đã mua mảng sản xuất điện thoại, Motorola Mobility. Nhưng có lẽ đây là công ty có lịch sử lẫy lừng nhất trong làng di động với hàng loạt những sáng chế mới mỗi năm.
Đáng tiếc là công ty này lại không thể nắm bắt được làn sóng smartphone. Dưới bàn tay Google, mọi thứ trở nên rõ ràng hơn: Cảm hứng và linh hồn của Motorola chưa bao giờ chết. Hãng đã tìm đường trở về với những thiết bị giá rẻ và tầm trung dựa trên điểm nhấn là những tính năng mới.
Nhờ những nước đi mới, Motorola đã bắt đầu làm ăn có lãi lần đầu tiên trong vòng nhiều năm. Thế nhưng rất bất ngờ, ông lớn lừng lẫy một thời này lại bị bán sang cho Lenovo trong năm ngoái. Nhờ sự kết hợp này, cặp đôi Lenovo-Motorola đã "chễm chệ" ở vị trí số 3 trong danh sách các nhà bán lẻ di động. Nhưng sau đó trở đi, cái tên này đã tụt xuống vị trí thứ 5, mảng kinh doanh smartphone của Lenovo báo lỗ 292 triệu USD trong quý 2 năm nay.
Tình hình còn tệ hơn khi doanh số mảng máy tính và tablet của Lenovo cũng đang đi xuống, tương lai trước mắt của Lenovo phải nói là khá chông gai. Khi giá sản xuất ngày càng co hẹp, Motorola lựa chọn loại bỏ những chiếc điện thoại cao cấp ra khỏi danh mục sản phẩm, tự thấy đủ với việc sản xuất smartphone giá rẻ và thậm chí chấp nhận bỏ ngỏ tầm trung.
Hãy nhìn vào chiếc Moto X Style, bạn có thể thấy giá của nó khá hấp dẫn so với đặc điểm sản phẩm. Giống như Sony, công ty này cũng đang theo dõi "nhất cử nhất động" của các fan Android để "chiều" theo. Hãng đã đưa vào những thiết kế tùy biến cùng một mức giá không thể hấp dẫn hơn khiến người dùng dần để mắt tới.
Thế nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Motorola "phục hưng" lại danh tiếng một thời của dòng điện thoại nắp gập Razr? Công ty này có tiếp tục đầu tư vào smartwatch để giúp hãng bớt phụ thuộc vào smartphone hơn không?
Ai sẽ vượt qua?
Rất khó để đoán xem trong số những nhà sản xuất này, ai sẽ trụ lại trong làng smartphone trong năm tới. Sony có lẽ sẽ buông tay nếu Z5 không bán được như kỳ vọng. Thêm 1 sai lầm nữa sẽ khiến HTC đến ngày tàn mặc dù hãng có thể chuyển sang một thị trường khác. Nếu Motorola không cải tiến đủ nhanh và tạo ra lợi nhuận, chẳng ai dám nói chắc rằng Lenovo sẽ cứ thế mà cho qua.
Theo Lê Nga/ICTNews
Thị trường di động xách tay trầm lắng, chờ dịp cuối năm Ngoại trừ iPhone 6S mới về nước, phần lớn các mẫu di động xách tay hiện tại dù giảm giá mạnh vẫn có sức bán chậm. Thị trường di động xách tay đang có dấu hiệu trầm lắng những ngày gần đây. Nhiều mẫu di động cao cấp dù giảm giá mạnh vẫn có doanh số thấp. Bản thân iPhone 6S - model...