Smartphone Android 2014 có gì đáng xem
Lĩnh vực thiết bị thông tin di động ngày càng thay đổi sau mỗi một năm, và năm 2014 cũng không có ngoại lệ.
LG và Samsung đã mang đến cho người dùng sự xuất hiện của chiếc G Flex và Galaxy Round có thiết kế màn hình cong, còn Vivo và Japan Display cũng đang phát triển màn hình độ phân giải cao. HTC cùng Apple gia nhập việc bổ sung tính năng quét dấu vân tay trên thiết bị của họ, còn Samsung cũng đang áp dụng phương pháp bảo mật khác cho smartphone mới của mình….
Bộ vi xử lí và bộ nhớ RAM đóng một vai trò lớn trong việc xử lí các công việc trên smartphone, nhưng thế giới bộ xử lí lại xuất hiện nhiều lựa chọn khác nhau trên nhiều thiết bị di động cao cấp mà điển hình có thể thấy như Snapdragon 800 của Qualcomm hay Exynos Octa-core của Samsung tích hợp kết nối 4G LTE. Các smartphone này đang cố gắng thu hút người dùng đến với các tính năng độc đáo, chẳng hạn như vỏ kim loại nguyên khối, chống bám bụi, chống nước, ống kính/máy ảnh tốt hơn, giao diện người dùng (UI) độc đáo và các tính năng phần mềm,…
Năm 2014 này có thể sẽ là năm phát triển các tính năng trên các smartphone Android chứ không phải là sự tiến bộ mang tính cách mạng. Nhiều bằng sáng chế được nộp có thể sẽ kích thích sự tò mò của người dùng đối với smartphone Android.
Bộ xử lí 64 bit
Trong khi Apple thực sự nhảy vào thị trường bộ xử lí 64 bit với việc công bố chip A7 trong iPhone 5S mới của mình thì lợi ích đầy đủ của nó vẫn chưa được rõ ràng khi mà ứng dụng iOS vẫn chưa thực sự hỗ trợ đầy đủ cũng như bộ nhớ RAM trên thiết bị này vẫn chưa thể tận dụng đầy đủ lợi thế của chip A7. Trong khi phiên bản mới nhất của Android là 4.4 (KitKat) được cho là có thể tận dụng lợi thế của bộ xử lí 64 bit.
Nếu ban đầu phản ứng của Qualcomm là chê bộ xử lí 64 bit thì mới đây thông báo của hãng cũng cho thấy điều ngược lại khi tiết lộ sẽ phát hành bộ xử lí 64 bit riêng của họ là Snapdragon 410 dành cho các thiết bị tầm thấp đến trung. Trong khi các thiết bị cao cấp sẽ phải chờ đến cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015.
Phía Samsung cũng công bố sẽ giới thiệu bộ xử lí 64 bit vào năm 2014. Mặc dù Samsung tiếp tục sản xuất bộ xử lí 8 nhân, nhưng vào 2014 bộ xử lí 4 nhân được dự đoán nhiều khả năng vẫn chiếm ưu thế, bộ xử lí 64 bit có lẽ sẽ chỉ nổi lên vào nửa sau 2014 hoặc đầu năm 2015.
Màn hình cong
Sẽ là hiển nhiên khi tin rằng một số thiết bị cung cấp màn hình cong (không uốn dẻo) xuất hiện trong năm 2014. Galaxy Round của Samsung và G Flex của LG đã ra mắt, mặc dù không thể mạnh mẽ như các thiết bị cao cấp khác, chẳng hạn Galaxy S5, nhưng hãy nhớ là đây mới chỉ là giai đoạn sơ khai. Rõ ràng các hãng công nghệ không muốn mình tụt lại ở phía sau, nhất là khi thị trường smartphone đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Video đang HOT
Tuổi thọ pin tốt hơn
Smartphone tiếp tục tăng kích thước màn hình mỗi năm, mặc dù người dùng có thể nghĩ rằng các kích thước màn hình có số lượng giới hạn của nó. Tuy nhiên, với pin 3.000 mAh và lớn hơn trở thành tiêu chuẩn, các nhà sản xuất có thể tìm ra cách để nhồi nét pin vào trong một không gian nhỏ hơn, cho phép người dùng sử dụng thiết bị kéo dài cả 1 ngày mà không cần sạc lại.
Với phần mềm, chẳng hạn như Android 4.4 KitKat, và giao diện người dùng từ nhà sản xuất, chúng đang ngày càng được tối ưu hóa với phần cứng của các thiết bị cũng như nâng cao hiệu quả năng lượng nhằm tăng thời gian sử dụng pin và Moto X chính là một ví dụ tuyệt vời nhất. Một bộ xử lí 64 bit có thể giúp tận dụng sức mạnh tính toán 8 lõi tốt hơn, nhưng nó cũng giúp gia tăng hiệu quả tối ưu pin.
Thêm dung lượng lưu trữ
Các nhà sản xuất smartphone cao cấp đã dần dần quan tâm đến việc nâng bộ nhớ trong so với 8 GB và 16 GB trong quá khứ. Vào năm 2014, có thể tin rằng bất kì smartphone cao cấp nào cũng trang bị bộ nhớ tiêu chuẩn là 32 GB hoặc thậm chí là 64 GB. Các thiết bị này không còn đơn giản là một điện thoại mà còn bao gồm cả PDA, GPS, máy ảnh, video, và máy nghe nhạc MP3, những thứ cần thêm không gian để lưu trữ hình ảnh, nhạc, video… và trên thực tế có lẽ 128 GB sẽ tốt hơn.
Có thể nghĩ rằng sự quan tâm sẽ tiếp tục liên quan đến vật liệu trên thiết bị. Nhiều hãng như Samsung đã sử dụng vật liệu polycarbonate (nhựa cao cấp) ở bên ngoài thiết bị của họ. Lợi thế là nó cho phép tạo ra những đường cong tinh tế trên vỏ máy, nhằm giúp người dùng thoải mái hơn khi sử dụng và quan trọng là giảm chi phí sản xuất.
Nhưng cũng nhớ rằng, Galaxy Note 3 được trang bị vỏ giả da ở mặt sau, mang đến những cảm nhận tốt hơn. Dẫu vậy thiết kế vỏ nhôm hoàn toàn trên HTC One cũng nhận được những phản ứng tốt. Và có thể khẳng định rằng, vỏ kim loại đang ngày càng được các nhà sản xuất quan tâm trang bị trên các thiết bị cao cấp của mình.
Các tính năng bảo mật
Với việc các vấn đề đe dọa an ninh cho người dùng smartphone đang tiếp tục phát triển, ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch ngân hàng, bên cạnh sự thúc đẩy dịch vụ Wallet của Google, Samsung, ISIS,… khiến nhiều hãng càng muốn nâng cao chất lượng bảo mật cho thiết bị của mình.
Samsung đã bổ sung thêm bộ phần mềm KNOX để bảo vệ người dùng doanh nghiệp, giúp bảo vệ sự riêng tư của các nhân từ người sử dụng lao động. HTC One Max lại cung cấp tính năng quét dấu vân tay để truy cập smartphone, và Samsung đang tìm cách trang bị máy quét võng mạc mà những tin đồn gần đây cho biết nó sẽ xuất hiện trong năm 2014. Đây sẽ là loại tính năng bảo mật nhanh chóng được xuất hiện trên các smartphone cao cấp.
Theo NLĐ/Androidheadlines
Smartphone Android năm 2014 sẽ như thế nào
Bộ vi xử lý 64-bit, thời lượng pin tốt hơn, màn hình cong, vật liệu cao cấp và bộ nhớ lưu trữ lớn hơn là những cải tiến được người dùng mong đợi trên các thiết bị Android trong năm 2014.
2013 là một năm với nhiều thay đổi trên thị trường điện thoại thông minh. Apple đã ra mắt thiết bị di động sử dụng chip xử lý 64-bit hay LG và Samsung mang đến điện thoại màn hình OLED uốn cong đầu tiên trên thế giới. Năm 2014 được dự đoán là một năm với nhiều mới mẻ với những bước tiến nhằm mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng.
Dưới đây là những dự đoán của Cnet:
Bộ vi xử lý 64-bit
Apple đã mang đến bất ngờ không chỉ cho người tiêu dùng mà còn với đối thủ của mình là Android khi ra mắt thiết bị di động sử dụng bộ vi xử lý 64-bit. Thiết bị đầu tiên sử dụng chip A7 với hỗ trợ 64-bit là iPhone 5S và sau đó là iPad Mini Retina. Các nhà sản xuất khác cũng đã có những động thái về vấn đề này trong đó Qualcomm đã giới thiệu chip Snapdragon 410 hỗ trợ 64-bit, mạng LTE và dành cho các thiết bị phổ thông.
Apple iPhone 5S trang bị chip xử lý 64-bit
Trên cơ sở này, trong tương lai người tiêu dùng sẽ thấy các thiết bị chạy Android bắt kịp xu hướng 64-bit từ Apple. Đầu tiên, hệ điều hành Android được nhận định đã hỗ trợ 64-bit từ lâu. Các nhà sản xuất như Samsung cũng công bố kế hoạch ra mắt điện thoại 64-bit trong tương lai gần. Bộ xử lý nên dừng lại ở bốn nhân và tập trung nâng cao hiệu suất, tận dụng tối đa kiến trúc 64-bit để mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng.
Pin lớn hơn
Các thiết bị cầm tay không ngừng tăng kích thước màn hình nhưng vấn đề lớn còn tồn tại là thời lượng sử dụng pin. Một số nhà sản xuất như LG có giải pháp khi tăng dụng lượng pin mà không làm tăng kích thước. Xu hướng thiết kế nguyên khối, pin không tháo rời đang được các nhà sản xuất lựa chọn.
Với kích thước của viên pin dung lượng từ 3.000 mAh trở lên, các thiết bị cầm tay sẽ trở nên cồng kềnh và nặng nề. Do đó, tăng dung lượng pin kèm tăng kích thước pin như hiện nay không phải là giải pháp tối ưu. Người dùng mong đợi một hệ điều hành và phần cứng được tối ưu hóa giúp mức tiêu thụ điện năng thấp. Chip 64-bit nói ở trên có thể là một giải pháp.
Màn hình cong
Samsung Galaxy Round và LG G Flex. Ảnh: Cnet.
Samsung và LG là hai nhà sản xuất đầu tiên trình làng smartphone màn hình cong. Trong khi LG G Flex được thiết kế cong từ trên xuống dưới thì Samsung Galaxy Round lại được làm cong từ trái qua phải. Ngoài việc mang đến trải nghiệm khác lạ, những thiết bị này còn là vũ khí để các hãng thu hút quan tâm của khách hàng. Một thiết bị với màn hình dẻo nhưng màn hình cong trong năm tới vẫn rất được chú ý.
Vật liệu cao cấp
Samsung đã nhận được nhiều ý kiến xung quanh việc sử dụng nhựa trong thiết kế các sản phẩm di động của hãng. Trong khi Galaxy Note 3 với mặt lưng nhựa nhưng được cách điệu giả da là một hướng đi mới thì nhiều tin đồn cho thấy thế hệ tiếp theo của các máy cao cấp sẽ được Samsung sử dụng thiết kế kim loại. Người dùng mong đợi thiết bị đầu tiên sử dụng vật liệu mới của hãng tại MWC 2014.
Ngược lại, LG sử dụng thiết kế nhựa trên chiếc G2 trong khi đó thế hệ đầu tiên là chiếc Optimus G lại có mặt sau bằng kính. Lý do chính được đưa ra là vì G2 sử dụng pin được tùy chỉnh. Các công ty Hàn Quốc không phải là nhà sản xuất duy nhất sử dụng vật liệu nhựa trong thiết kế.
Không riêng gì điện thoại Android, năm 2013 Apple cũng bất ngờ ra mắt iPhone 5C với thiết kế vỏ nhựa. Mặc dù chất liệu mang lại cảm giác tốt tương tự các mẫu Nokia Lumia nhưng có thể thấy thị trường điện thoại đang đòi hỏi vật liệu thiết kế cao cấp hơn.
Bộ nhớ lưu trữ lớn hơn
Thông thường các thiết bị di động hiện tại có bộ nhớ trong 8, 16 và 32 GB. Với dung lượng trên đã đáp ứng hầu hết nhu cầu lưu trữ ảnh, video và dữ liệu của người dùng. Một số thiết bị cao cấp có tùy chọn bộ nhớ 64 GB nhưng trong năm tới bộ nhớ trong 128 GB sẽ phổ biến hơn.
Dung lượng bộ nhớ không phải là vấn đề chính với các thiết bị có khe cắm thẻ nhớ. Nhưng bộ nhớ trong lớn sẽ là lựa chọn tốt hơn. Ngoài ra, như đã nói ở trên, việc sử dụng vật liệu cao cấp, thiết kế nguyên khối có thể là xu hướng trong tương lai nên sẽ có ít thiết bị sử dụng khe cắm thẻ nhớ.
Theo VNE
Qualcomm giới thiệu VXL tầm trung Snapdragon 410, hỗ trợ LTE Khi mà những báo cáo về việc Qualcomm đang phát triển VXL 64 bit xuất hiện không lâu thì hãng đã chính thức giới thiệu mẫu VXL tầm trung mới nhất của hãng có tên Snapdragon 410 với kiến trúc xử lí 64 bit đầu tiên và hỗ trợ kết nối LTE. Không phải là một dòng VXL nào khác thuộc series Snapdragon...