Smart TV – mục tiêu tiếp theo của tin tặc
Các dòng TV thông minh – vốn thiếu những tính năng bảo mật so với smartphone và máy tính – có thể sẽ dễ bị kẻ xấu tấn công trong tương lai gần.
Trong khi đã có vô số vụ tấn công vào smartphone và máy tính, Smart TV chưa phải mục tiêu chính của hacker. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo, Smart TV chưa bị tấn công không có nghĩa là điều đó sẽ không xảy ra trong tương lai.
Không chỉ hiện diện trong các gia đình, Smart TV còn được sử dụng rộng rãi tại nhiều công ty, trong phòng họp, phòng trưng bày… Hãng nghiên cứu Research and Markets dự đoán TV thông minh sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm về doanh số là 20,37% trong giai đoạn 2014-2019.
Dòng sản phẩm này được trang bị cổng USB, chạy hệ điều hành và có khả năng kết nối mạng như trên smartphone. Nhưng khác với smartphone và các thiết bị thông minh khác, Smart TV không được trang bị các cơ chế xác thực như yêu cầu nhập mật khẩu, quét vân tay… trước khi truy cập.
Video đang HOT
Hacker có thể cài mã độc hoặc dùng webcam theo dõi mà người dùng TV không hay biết. Ảnh minh họa: HackersNews.
Chia sẻ với CSO Online, Craig Young, chuyên gia bảo mật của Tripwire, cho biết một số mẫu Smart TV không đưa ra thông báo nếu nó bị ai đó kiểm soát và gửi lệnh kết nối qua mạng. Có nghĩa, hacker có thể sử dụng Smart TV để khám phá những gì đang diễn ra trong phòng họp của một công ty. “Nếu một người ở trong phòng đang thuyết trình, hacker có thể đùa cợt, tạo ra những tình huống đáng xấu hổ mà chúng ta chưa ngờ tới”, Young nhận định.
Trong khi đó, Candid Wueest, chuyên gia tại Symantec đã tìm cách kiểm soát một chiếc TV chạy hệ điều hành Android và cài đặt phần mềm tống tiền. Một số dòng TV không sử dụng SSL – công nghệ mã hóa giữa máy chủ và máy khách, giúp các thông tin như thẻ tín dụng, mật khẩu và các dữ liệu cá nhân khác được truyền đi một cách bảo mật. Ông cho rằng cài đặt mã độc lên TV có thể là một cách để hacker kiếm lời thời gian tới.
Hiện các Smart TV không có phần mềm diệt virus và cơ chế bảo mật còn lỏng lẻo. Các chuyên gia cho rằng, tạm thời người dùng nên phòng tránh bằng cách tắt TV hoặc che webcam khi không sử dụng.
Minh Minh
Theo VNE
LG muốn dùng webOS 3.0 để điều khiển các thiết bị trong nhà
LG vừa xác nhận với nền tảng webOS 3.0, người dùng có thể sử dụng các dòng TV thông minh của LG để điều khiển được các thiết bị trong gia đình.
webOS 3.0 là nền tảng sẽ được LG dùng trên TV thông minh của mình trong năm 2016 - Ảnh: LG
Theo Pocket-lint, bản webOS 3.0 sẽ có thêm một tiện ích là IoTV, cho phép người dùng điều khiển các thiết bị thông minh trong gia đình, trực tiếp qua màn hình của LG.
Chẳng hạn, người dùng có thể bật/tắt đèn, máy điều hòa, tủ lạnh... trực tiếp trên màn hình TV của LG. Thậm chí, các thiết bị điện tử của các hãng khác cũng có thể hiểu được lệnh này, nếu tương thích với IoTV của LG.
Đây cũng là dự án nằm trong kế hoạch phát triển Internet of Things (IOT), giúp các thiết bị điện tử trong gia đình đều có thể kết nối được với nhau, từ đó giúp người dùng cảm thấy tiện lợi hơn trong cuộc sống.
Dự kiến, nền tảng webOS 3.0 sẽ được LG tích hợp sẵn trong các dòng TV thông minh của hãng được sản xuất trong năm 2016. Ngoài ra, các mẫu TV thông minh 2016 của LG cũng sẽ được trình diễn tại sự kiện CES 2016 (từ ngày 6 đến 9.1.2016) tại Mỹ.
Thành Luân
Theo Thanhnien
LG công bố nền tảng webOS 3.0 cho TV thông minh Sau một thời gian phát triển, LG vừa chính thức công bố nền tảng webOS 3.0 sẽ được hãng trang bị trên các dòng TV thông minh sắp ra mắt trong năm 2016. webOS đang là nền tảng chính được sử dụng trên các dòng TV thông minh của LG - Ảnh: LG Theo TheVerge, webOS 3.0 sẽ được hãng tập trung cải...