SM Entertainment là “sách mẫu” nhưng thường xuyên bị tố đạo nhái
Hơn 27 năm thành lập, hiện SM Entertainment đang là một trong những công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc. Đây là nơi sản sinh ra những nhóm nhạc cũng như những ca khúc đình đám, được các fan ca ngợi là “sách mẫu” của nhiều công ty khác.
Dù vậy, SM vẫn không ít lần muối mặt vì bị tố đạo nhái trong nhiều sản phẩm của gà nhà.
SM được người hâm mộ gọi là “sách mẫu”.
Nhạc giống TXT
Hồi tháng 5/2021, NCT Dream cho ra mắt ca khúc Countdown (3, 2, 1) nằm trong album Hot Sauce. Tuy nhiên, ca khúc này nhanh chóng bị nhiều người tố có phần giai điệu giống với ca khúc Angel or Devil của TXT.
Sau đó dù sự việc này lắng xuống nhưng phía SM lại có động thái khiến fan TXT nghi ngờ. Theo đó, “ông lớn” đã bổ sung tên của hai producer nhà HYBE là Slow Rabbit và Supreme Boi (người sản xuất Angel or Devil) vào phần credit của Countdown (3, 2, 1). Nhiều người tinh ý đã phát hiện tên của hai producer này trước kia hoàn toàn không có trong sản phẩm.
NCT Dream bị tố đạo nhạc TXT. (Ảnh: Pinterest)
SM bổ sung Slow Rabbit và Supreme Boi vào credit ca khúc của NCT. (Ảnh: Naver)
Đạo nhạc Louis Tomlinson
Việc bị tố đạo nhạc rồi thêm tên người sản xuất vào bài hát dường như không còn xa lạ ở SM. Hồi năm 2018 EXO ra mắt ca khúc Love Shot gây bão cho dân mạng. Tuy nhiên, nhiều người phát hiện line hát mà D.O thể hiện giống với đoạn nhạc trong bài hát Back To You của Louis Tomlinson (cựu thành viên One Direction) và Bebe Rexha.
Khi dính nghi án đạo nhạc, SM không có động thái gì. Tuy nhiên, “ông lớn” đã âm thầm thỏa thuận với chính chủ của ca khúc. Đồng thời, công ty đã thêm tên Louis Tomlinson vào chỗ những tác giả sáng tác bài hát. Dù có cách xử lý khôn khéo nhưng SM khiến nhiều netizen mất lòng tin trước tin đồn “đạo nhạc”.
EXO từng vướng lùm xùm đạo nhái sao US-UK. (Ảnh: mucsicchoice)
Lấy nhân vật hoạt hình của J-Hope
Nếu là người hâm mộ K-pop lâu năm, chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với TinyTan – những nhân vật thu nhỏ của 7 thành viên BTS. Theo đó, SM từng gây chú ý khi ra mắt nền tảng Metaverse. Điều đáng nói là nhân vật đại diện cho nền tảng mà SM chọn lại giống y như đúc nhân vật hoạt hình của J-Hope (BTS). Điều này khiến các ARMY (fandom của BTS) không khỏi bức xúc, tố SM đã “bắt chước” hình ảnh của idol để quảng bá ứng dụng mới.
Video đang HOT
SM lấy hẳn nhân vật hoạt hình của J-Hope. (Ảnh: SM)
Nhân vật hoạt hình của J-Hope. (Ảnh: TinyTan)
Đồ của SNSD, Red Velvet bị tố đạo nhái
SNSD từng gây sốc cho cộng đồng fan vì bị tố mặc đồ nhái của thương hiệu Dolce & Gabbana. Nhóm nhạc đã xuất hiện trên sân khấu cùng set đồ là áo sơ mi, quần short màu đỏ có hoa văn cầu kỳ. Theo đó, mẫu quần này được cho là rất giống thiết kế của hãng D&G. Tuy nhiên, stylist nhà SM lại lên tiếng phủ nhận cáo buộc đạo nhái và nói rằng chưa thấy trang phục này bao giờ.
SNSD mặc đồ nhái thương hiệu nổi tiếng. (Ảnh: Pinterest)
Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, Red Velvet không ít lần bị chỉ trích về mảng trang phục. Các cô nàng thường gây tranh cãi khi diện trang phục xấu, dìm dáng và thậm chí là bị tố mặc đồ đạo nhái. Vào thời điểm phát hành ca khúc Umpah Umpah, nhóm gây chú ý với phong cách ăn mặc trẻ trung với những chiếc váy gingham sành điệu, màu sắc tươi sáng.
Red Velvet bị tố mặc đồ “pha ke”. (Ảnh: Pinterest)
Tuy nhiên, sau đó nhóm nhạc nhà SM lại dính nghi án diện đồ nhái ý tưởng. Nhà mốt Paris 99 đã lên tiếng cáo buộc trang phục của Red Velvet là những sản phẩm “đạo nhái” thiết kế của họ. Hãng thời trang cũng đưa ra đủ cơ sở để chứng minh lời mình nói là thật. Quả phốt to bự này khiến các fan vô cùng tức giận và thất vọng trước cách làm việc của SM.
Sau đó SM đã liên hệ với nhà mốt để thỏa thuận. (Ảnh: Instagram @paris99)
aespa bị bóc mẽ vay mượn ý tưởng
Thời điểm ra mắt bộ ảnh teaser SYNK DIVE để quảng bá ca khúc Savage, nhóm nữ Gen 4 nhà SM khuấy đảo mạng xã hội với concept nữ thần. Thế nhưng ít người biết rằng tạo hình của aespa cũng bị dính nghi án mượn ý tưởng. Khi nhìn thấy những chiếc mặt nạ của bốn cô gái, netizen liền liên tưởng đến một bộ sưu tập của nghệ sĩ người Anh James Merry. Dù các sản phẩm của ông có màu sắc rực rỡ hơn nhưng về kiểu dáng cầu kỳ, tinh xảo thì mặt nạ của aespa được cho là học theo những thiết kế này.
Hình ảnh của aespa khiến nhiều người liên tưởng đến James Merry. (Ảnh: Pinterest)
Một bức ảnh teaser khác của Karina cũng gây ồn ào cho dân mạng. Trong tấm ảnh, cô nàng bị một bộ xương rắn quấn quanh người và thả dáng trên không trung. Tuy nhiên, nhìn thấy hình ảnh, một số người lại cho rằng nó có nét tương đồng với bức tranh của họa sĩ người Nhật Hajime Sorayama.
Hình ảnh của Karina bị bóc mẽ vay mượn ý tưởng. (Ảnh: SM)
Bức tranh của họa sĩ người Nhật Hajime Sorayama. (Ảnh: Pinterest)
Dù nằm trong bộ 3 công ty lớn nhất xứ Hàn nhưng SM không ít lần khiến người hâm mộ mất mặt vì dính nghi án đạo nhái. Một số netizen còn chỉ trích công ty là “sách mẫu” nhưng có động thái của “sách mượn”, “sách copy”. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của ông lớn mà còn gây bất lợi cho nghệ sĩ.
Truyền thông Hàn Quốc xếp hạng Top 10 trụ sở công ty giải trí đắt đỏ nhất K-pop
Mới đây, chương trình Entertainment Company Live của đài KBS 2TV đã làm 1 phóng sự về danh sách các công ty giải trí làng K-pop có trụ sở đắt giá nhất.
Kết quả của phóng sự đã khiến nhiều cư dân mạng Hàn Quốc cũng như quốc tế bất ngờ.
Cụ thể, Top 10 trụ sở công ty giải trí đắt đỏ nhất bao gồm:
1. YG Entertainment: 200 tỷ KRW (169,2 triệu USD).
YG Entertainment đã mua một tòa nhà ở Hapjeong-dong, Mapo-gu, Seoul (Hàn Quốc) với giá đấu giá là 2,8 tỷ KRW, sau đó chuyển đến địa điểm ở gần đó để xây 1 tòa nhà mới giá trị khoảng 180 tỷ KRW.
Năm 2016, quận Mapo và YG đã ký thỏa thuận để biến Hapjeong-dong thành 1 không gian du lịch kết hợp. Tổng giá trị ước tính của 2 tòa nhà mà YG sở hữu là khoảng 200 tỷ KRW.
2. SM Entertainment: 135,3 tỷ KRW (114,5 triệu USD)
3. JYP Entertainment: 43 tỷ KRW (36,3 triệu USD)
4. Hook Entertainment: 29 tỷ KRW (24,5 triệu USD)
5. Brave Entertainment: 25 tỷ KRW (21,1 triệu USD)
6. FNC Entertainment: 20 tỷ KRW (16,9 triệu USD)
7. P NATION: 14 tỷ KR (11,8 triệu USD)
8. BH Entertainment: 12 tỷ KRW (10,1 triệu USD)
9. Antenna Music: 10,3 tỷ KRW (8,7 triệu USD).
10. HYBE: Đặt cọc 17,1 tỷ KRW (14,4 triệu USD), thuê 1,7 tỷ KRW (1,4 triệu USD)/tháng.
Buồn của YG: Nghệ sĩ thuộc công ty chỉ toàn thích SM Entertainment YG và SM, hai công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc và sở hữu dàn idol đỉnh cao. Rất nhiều idol được debut từ hai ông lớn này cạnh tranh trực tiếp với nhau và đều thành công rực rỡ. Tuy nhiên, dù là đối thủ cạnh tranh, nhưng nhiều nghệ sĩ nhà "Yến Giang" (fan Việt gọi vui chỉ YG) lại...