Slovenia tái áp đặt các biện pháp hạn chế đến giữa tháng 4
Slovenia ngày 28/3 cho biết sẽ tái áp đặt các biện pháp hạn chế đến giữa tháng 4 sau khi xem xét tình hình dịch bệnh COVID-19 ở một số quốc gia láng giềng.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Ljubljana, Slovenia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo, Thủ tướng Janez Jansa cho biết Slovenia đang chạy đua với thời gian, đồng thời thông báo lệnh đóng cửa các cơ sở kinh doanh không thiết yếu cũng như các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, cấm tập trung đông người và hạn chế đi lại trong thời gian từ ngày 1-12/4 tới. Theo ông Jansa, người dân sẽ được yêu cầu làm việc tại nhà nếu có thể và các trường học sẽ tổ chức dạy trực tuyến.
Ngoài ra, Chính phủ Slovenia cũng tăng cường kiểm soát biên giới từ ngày 29/3, theo đó cấm người dân nước này đi đến các quốc gia được xếp vào danh sách “đỏ” ( trong đó có tất cả các quốc gia láng giềng của Slovenia). Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp ngoại lệ, đó là những người phải đi lại qua biên giới hằng ngày – những người này được xét nghiệm kháng thể nhanh 7 ngày/lần, các trường hợp quá cảnh, hàng hóa và một số trường hợp khẩn cấp khác. Ngoài các trường hợp trên, tất cả hành khách đến Slovenia phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm PCR có kết quả âm tính với COVID-19 được tiến hành tại một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hoặc khu vực tự do đi lại Schengen, để tránh phải thực hiện cách ly bắt buộc.
Video đang HOT
Theo Viện Y tế công cộng quốc gia Slovenia, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 640 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 212.679 ca. Hiện gần 230.000 người dân ở Slovenia đã nhận được liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, trong khi hơn 112.000 đã tiêm đủ 2 liều.
*Tại khu vực Nam Mỹ, Tổng thống Chile Sebastián Piera ngày 28/3 thông báo ông sẽ đề nghị lùi cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 11/4 tới sang một thời điểm khác vào tháng 5, trong bối cảnh nước này đang phải đối phó với một làn sóng dịch bệnh mới.
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, Tổng thống Piera khẳng định ưu tiên hàng đầu vào thời điểm này là sức khỏe của người dân và vì vậy chính phủ sẽ đệ trình lên Quốc hội một dự luật cải tổ hiến pháp, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải lùi thời điểm tổ chức bỏ phiếu do làn sóng lây nhiễm đang tăng cao trong thời gian vừa qua với số ca mắc mới trong ngày liên tục ghi nhận con số kỷ lục.
Trước đó, các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo phe đối lập và nhiều tổ chức chính trị đã yêu cầu chính phủ xem xét điều chỉnh thời gian tổ chức bầu cử. Dự kiến, có thể sự kiện này sẽ được lùi tới ngày 15 hoặc 16/5 nếu nhận được sự ủng hộ của 2/3 số nghị sĩ trong Quốc hội.
Là quốc gia dẫn đầu khu vực Mỹ Latinh về việc triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 đại trà với hơn 6 triệu người đã được tiêm liều đầu tiên, song những tuần qua số ca nhiễm mới tại Chile bất ngờ tăng mạnh với trung bình 7.000 ca mỗi ngày. Chính phủ nước này hy vọng tiếp tục đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine để có thể đạt mốc ít nhất là 9 triệu trong tổng số 19 triệu dân được tiêm đủ liều vaccine trước khi diễn ra cuộc bầu cử thay đổi hiến pháp sắp tới.
Bộ Y tế Chile ngày 28/3 thông báo nước này ghi nhận thêm 7.326 ca nhiễm và 101 ca tử vong mới, nâng tổng số ca bệnh và tử vong do COVID-19 lên lần lượt là 977.243 ca và 22.754 ca.
Đức siết chặt kiểm soát biên giới
Sáng 24/1, truyền thông Đức đưa tin, cảnh sát liên bang Đức đã bắt đầu tiến hành siết chặt kiểm soát biên giới trong bối cảnh Chính phủ liên bang vừa đưa hàng chục quốc gia vào danh sách có nguy cơ lây nhiễm cao đối với đại dịch COVID-19.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại khu vực biên giới Đức - Áo, gần làng Oberaudorf, Đức, ngày 7/5/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN Berlin, việc siết chặt kiểm soát biên giới được thực hiện nhằm ngăn chặn những người nhiễm virus SARS-CoV-2 nhập cảnh Đức, đặc biệt là những trường hợp nhiễm biến thể mới của virus này. Bộ Nội vụ Đức đã chỉ thị "kiểm soát chặt" mọi trường hợp nhập cảnh từ các nước/khu vực có chỉ số lây nhiễm cao theo danh sách của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI).
Theo kế hoạch này, cảnh sát liên bang đã phải huy động thêm nhân lực để tăng cường kiểm soát mọi hành khách ở các sân bay lớn như Frankfurt và Mnchen. Để ngăn ngừa các trường hợp nhiễm COVID-19 nhập cảnh Đức, Chính phủ liên bang đã đưa tổng cộng 32 nước vào danh sách các nước có nguy cơ lây nhiễm cao, cụ thể là các nước có chỉ số lây nhiễm mới trong 7 ngày vượt quá 200 ca. Theo đó, tất cả trường hợp từ những nước như vậy cần phải làm xét nghiệm sớm nhất 48 giờ trước khi nhập cảnh Đức và chỉ các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính mới được nhập cảnh. Sau khi nhập cảnh cũng cần thực hiện quy định cách ly đủ 10 ngày. Các nước châu Âu nằm trong danh sách có nguy cơ cao gồm có Estonia, Latvia, Litva, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha và CH Séc.
Bên cạnh đó, Đức cũng sẽ kiểm soát chặt mọi trường hợp đến từ các nước phát hiện biến thể của virus SARS-CoV-2 là Nam Phi, Brazil, Ireland và Anh. Ngoài việc phải làm xét nghiệm (có kết quả âm tính) trước khi vào Đức, các trường hợp liên quan cũng cần phải thực hiện khai báo trực tuyến tình trạng y tế bản thân nhằm giúp kiểm soát việc cách ly sau này. Theo kế hoạch, riêng trong ngày 24/1 sẽ có ít nhất 17 chuyến bay từ các nước/khu vực nguy cơ cao hạ cánh ở Đức.
Trong khi đó tại thủ đô Berlin, bệnh viện Humboldt thuộc quận Reinickendorf ngày 23/1 đã phải cách ly toàn bộ sau khi phát hiện 20 ca, gồm 14 bệnh nhân và 6 nhân viên y tế, nhiễm biến thể phát hiện ở Anh. Toàn bộ nhân viên và bệnh nhân phải tiến hành xét nghiệm sàng lọc, trong khi bệnh viện phải đóng cửa và tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới.
Theo thông báo của các cơ quan y tế Đức tối 23/1, trong 24 giờ qua nước Đức ghi nhận thêm khoảng 14.000 ca nhiễm mới và 617 ca tử vong. Hiện số ca còn mắc COVID-19 ở Đức là trên 270.000 người.
Bộ trưởng Y tế Slovenia từ chức Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, trang tin tức Euronews cho hay ngày 18/12, Bộ trưởng Y tế Slovenia Toma Gantar đã từ chức sau khi đảng của ông rời khỏi liên minh trung hữu cầm quyền ở nước này. Bộ trưởng Y tế Slovenia Toma Gantar. Ảnh: gov.si Động thái này đã giáng một đòn vào Thủ tướng Slovenia Janez Jana...