Slovakia sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Nga
Thủ tướng Slovakia tuyên bố mặc dù chính sách đối ngoại của nước này bị ảnh hưởng bởi tư cách thành viên của cả EU và NATO, nhưng Slovakia vẫn có một số “chủ quyền nhất định”.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico. Ảnh: AFP
Tờ The Kyiv Independent (UKraine) dẫn lời Thủ tướng Slovakia Robert Fico mới đây cho biết nước này nên chuẩn bị cho “sự kết thúc của cuộc xung đột ở Ukraine và bình thường hóa quan hệ Slovakia – Nga”.
Phát biểu với cả đại sứ Mỹ và Nga tại Slovakia ở Bratislava, ông Fico nói rằng mặc dù chính sách đối ngoại của Slovakia bị ảnh hưởng bởi tư cách thành viên của cả EU và NATO, nhưng nước này vẫn có vị thế “chủ quyền nhất định”.
Ông Fico cho biết những quan điểm này “không phải lúc nào cũng phù hợp với chính sách duy nhất được thúc đẩy ở Liên minh châu Âu (EU)”.
Theo Thủ tướng Fico, ưu tiên của ông trong lĩnh vực chính sách đối ngoại là “bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia Slovakia”, hỗ trợ “các sáng kiến hòa bình” chứ không phải thúc đẩy chiến tranh ở Ukraine.
Đảng SMER của Thủ tướng Fico đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 30/9 vừa qua với cam kết sẽ chấm dứt ngay lập tức mọi viện trợ quân sự cho Ukraine.
Video đang HOT
Đến ngày 11/10, SMER đã thành lập chính phủ liên minh với đảng Hlas cánh tả và Đảng Quốc gia Slovakia.
Đầu tháng 11, chính phủ mới được bổ nhiệm đã từ chối cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá 40,3 triệu euro (43,2 triệu USD) cho Ukraine mà chính phủ tiền nhiệm đã đề xuất.
Dưới chính phủ trước đây, Slovakia đã cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ nhân đạo và quân sự sâu rộng, bao gồm pháo binh, máy bay chiến đấu và các hỗ trợ khác.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Praha, CH Séc vào ngày 24/11, ông Fico tuyên bố cuộc xung đột Nga – Ukraine đã trở thành một cuộc xung đột đóng băng không thể giải quyết bằng cách gửi vũ khí tới Kiev.
Mới nhất, Chính phủ Slovakia có kế hoạch gia hạn và mở rộng lệnh cấm đối với các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp Slovakia được phê duyệt vào ngày 29/11.
Lệnh cấm trước đây áp dụng cho 4 loại ngũ cốc là lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương và sẽ có hiệu lực cho đến cuối năm 2023. Đề xuất nêu rõ Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia “sẽ cập nhật danh sách này nếu cần thiết, căn cứ vào diễn biến của tình hình thị trường”.
Đề xuất nói rằng lệnh cấm là cần thiết do “thiếu một giải pháp mang tính hệ thống toàn châu Âu và lệnh cấm đơn phương của hai nước láng giềng”, đề cập đến Ba Lan và Hungary.
Slovakia nêu lý do không duyệt hơn 40 triệu euro viện trợ quân sự cho Ukraine
Thủ tướng mới của Slovakia khẳng định sẽ không ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine, bởi "thà đàm phán hòa bình 10 năm còn hơn giao chiến với nhau 10 năm mà không có kết quả".
Thủ tướng Slovakia Robert Fico tham dự lễ nhậm chức nội các mới, tại Phủ Tổng thống ở Bratislava, ngày 25/10/2023. Ảnh: Reuters
Theo hãng thông tấn TASR (Slovakia), Chính phủ Slovakia mới đây đã không phê duyệt gói hỗ trợ quân sự thứ 14 cho Ukraine trị giá 40,3 triệu euro.
Đề xuất hỗ trợ trên cho Ukraine được đưa bởi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia. Khoản viện trợ quân sự này bao gồm 4 triệu viên đạn 7,62 mm, hơn 5.100 viên đạn cỡ lớn cho pháo 125 mm, 140 tên lửa cho hệ thống phòng không Kub, 8 súng cối và 1.200 súng cối.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga - Ukraine, Slovakia đã cung cấp cho Ukraine 13 gói viện trợ quân sự với tổng trị giá 671 triệu euro.
Cần lưu ý rằng đây có lẽ là gói viện trợ mà Tổng thống Slovakia Zuzana Čaputová cũng phản đối, vì đề xuất này được đưa ra sau cuộc bầu cử quốc hội ở Slovakia.
Người phát ngôn của Tổng thống Slovakia, Martin Strižinec giải thích rằng việc phản đối là do bà Čaputová "tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử dân chủ", với đảng chiến thắng trong cuộc bầu cử đó, Smer-SD, đã cam kết với cử tri "không cung cấp bất kỳ loại đạn dược nào cho Ukraine".
Sau khi được bổ nhiệm, Thủ tướng Slovakia Robert Fico khẳng định sẽ không ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine, bởi "thà đàm phán hòa bình 10 năm còn hơn giao chiến với nhau 10 năm mà không có kết quả".
Tuy nhiên, ông Fico cho biết sẽ không ngăn cản các công ty Slovakia sản xuất và cung cấp vũ khí cho khách hàng của họ, trong đó có Ukraine.
Thủ tướng Fico đã vận động mạnh mẽ trong cuộc bầu cử vào tháng 9 với cam kết ngừng viện trợ quân sự của Slovakia cho Ukraine, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập và bảo vệ biên giới khỏi những người di cư bất hợp pháp.
Về các biện pháp trừng phạt chống Nga, Thủ tướng Fico nêu rõ ông sẽ không bỏ phiếu cho bất kỳ biện pháp mới nào cho đến khi đánh giá được tác động của chúng đối với Slovakia.
Ông Fico đã nhiều lần cam kết ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine, sau khi các chính phủ trước đây của Slovakia đồng ý chuyển giao vũ khí hạng nặng bao gồm máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không S-300 cũng như các phương tiện chiến đấu và rà phá bom mìn tới Ukraine.
Thủ tướng Fico nhấn mạnh ông ủng hộ các nỗ lực nhân đạo và tái thiết, đồng thời ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine.
Viện trợ quân sự của EU cho Ukraine đạt 27 tỷ Euro Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết viện trợ quân sự của khối này cho Ukraine đã đạt 27 tỷ Euro (khoảng 28,8 tỷ USD) kể từ khi nổ ra xung đột với Nga hồi tháng 2 năm ngoái. Quân nhân...