Slovakia nối lại hợp tác văn hóa với Nga, Belarus
Slovakia ủng hộ việc đối thoại với Nga và đang từng bước khôi phục quan hệ với Moskva trên một số lĩnh vực.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico phản đối lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng hạt nhân Nga. Ảnh: Bloomberg
Theo Đài phát thanh Quốc tế Đức Deutsche Welle ngày 21/1, Bộ trưởng Văn hóa mới được bổ nhiệm của Slovakia, Martina imkovičová, mới đây đã ra lệnh dỡ bỏ lệnh cấm hợp tác văn hóa với Nga và Belarus.
Bộ trưởng imkovičová phát biểu khi bình luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm: “Có hàng chục cuộc xung đột quân sự đang diễn ra trên thế giới và theo quan điểm của chúng tôi, các nghệ sĩ và nhà văn hóa không nên phải trả giá vì những vấn đề này”.
Lệnh cấm hợp tác văn hóa với Nga và Belarus đã có hiệu lực ở Slovakia kể từ tháng 3/2022 liên quan đến việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Lệnh cấm được đưa ra bởi cựu Bộ trưởng Natalia Milanova.
Video đang HOT
Slovakia sau đó cấm mọi liên hệ với các tổ chức văn hóa và nghệ thuật giữa hai nước, các tổ chức có trụ sở trên lãnh thổ của họ hay những tổ chức có quan hệ tài chính với các lĩnh vực công hoặc tư từ Nga và Belarus. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông cũng bị cấm đề cập đến các hãng thông tin của Nga như Sputnik và Russia Today.
Trong khi đó, Đài Sputnik (Nga) ngày 20/1 dẫn lời Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết nước này sẽ không noi gương các quốc gia đã quyết định đóng băng thị trường bất động sản của Nga. “Có những quốc gia, chẳng hạn như CH Séc, đã đóng băng bất động sản trên lãnh thổ của mình thuộc về Nga hoặc đại diện của Nga, hoặc của các doanh nhân Nga. Tất nhiên, chúng tôi sẽ không đi theo con đường này”, ông Fico nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình InfoVojna.
Đầu tháng 12 vừa qua, Thủ tướng Fico nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại giữa Slovakia và Nga. “Nga từng là đối tác quan trọng của Slovakia, nhưng hiện tại tôi phải thừa nhận rằng mối quan hệ này thực tế đã bị đóng băng. Hiện nay, đại sứ quán của chúng tôi ở Moskva cũng như đại sứ quán Nga ở Bratislava hoàn toàn bị cô lập và không có cuộc gặp gỡ nào. Nhưng tôi không nghĩ điều đó là đúng. Chúng ta phải trao đổi, vì nếu không nói chuyện, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được tiến triển gì”, ông Fico nhấn mạnh.
Thủ tướng Slovakia cũng tái khẳng định tuyên bố của ông đưa ra vào tháng 10 năm ngoái rằng nước này sẽ không ủng hộ các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng hạt nhân dân sự của Nga, vì chúng có thể gây tổn hại đáng kể đến hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân Slovakia và nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân.
Mỹ cảnh báo ô nhiễm phóng xạ hạt nhân sẽ kích hoạt Điều 5 của NATO
Các thượng nghị sĩ Mỹ tuyên bố rằng những hành động của Nga hoặc Belarus nếu tạo ra các đám mây hạt nhân sẽ kích hoạt Điều 5 của NATO.
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Richard Blumenthal [trái] và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham tại buổi họp báo. Ảnh: Twitter
Thượng viện Mỹ mới đây đã đưa ra một nghị quyết đề xuất rằng các hành động của Nga và Belarus dẫn đến ô nhiễm phóng xạ trên lãnh thổ của các nước thành viên NATO được coi là "một cuộc tấn công nhằm vào liên minh quân sự này".
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Richard Blumenthal đã đưa ra thông tin trên tại một cuộc họp báo mới đây.
Mặc dù Mỹ đã cảnh báo Nga về những hậu quả nghiêm trọng nếu Điện Kremlin sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật liên quan đến xung đột ở Ukraine, nhưng đây là lần đầu tiên các quan chức Mỹ nói rằng điều này cũng áp dụng nếu Nga "dàn dựng" một vụ tai nạn hạt nhân tại một trung tâm hạt nhân dân sự.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng từng cảnh báo rằng các cuộc tấn công nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu, có thể dẫn đến rò rỉ phóng xạ.
Một vụ rò rỉ phóng xạ sẽ tạo ra một đám mây hạt nhân lan rộng sang lãnh thổ của các thành viên NATO. Hiện nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga.
Đề cập đến việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, các thượng nghị sĩ Mỹ trên lưu ý rằng đây là tiền lệ đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ rằng Moskva chuyển vũ khí hạt nhân ra khỏi biên giới của mình, cảnh báo rằng "đây là mối đe dọa nghiêm trọng" đối với an ninh toàn cầu trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
"Việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tới Belarus đã cho thấy sự thờ ơ của phương Tây. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng trên thực tế, đây là một động thái rất nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả lớn", những nghị sĩ trên lưu ý.
Cả nghị sĩ Graham và Blumenthal đề xuất rằng bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nào của Nga, Belarus, hoặc phá hủy cơ sở hạt nhân, sẽ dẫn đến sự rò rỉ của các nguyên tố phóng xạ vào lãnh thổ của các nước thành viên NATO và gây ra thiệt hại nghiêm trọng, điều có thể được coi là "một cuộc tấn công vào Liên minh này và đó là lý do để kích hoạt Điều 5".
Điều 5 của NATO quy định rằng "bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ (những) nạn nhân của một cuộc tấn công như vậy ngay lập tức".
"Thông điệp của chúng tôi là nếu điều đó xảy ra sẽ dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ từ NATO. Và họ sẽ có chiến tranh với NATO", nghị sĩ Graham nói.
Các thượng nghị sĩ Mỹ trên cũng đề nghị chính quyền của Tổng thống Biden tiến hành các cuộc tham vấn với lãnh đạo của các nước đồng minh khác và các đối tác châu Âu, đồng thời cân nhắc các hành động để giảm thiểu mối đe dọa đối với dân thường và chuẩn bị phản ứng ngoại giao và quân sự "tương xứng với tình hình".
Quan chức Nga lên tiếng về cáo buộc tàu cá tham gia hoạt động tình báo Đại sứ Nga tại Đan Mạch đã lên tiếng về thông tin cho rằng các tàu cá của nước này tham gia hoạt động tình báo. Đại sứ quán Nga tại Đan Mạch. Ảnh: TASS Hãng TASS cho biết truyền hình một số nước Bắc Âu gần đây đã trình chiếu bộ phim tài liệu có tên "War in the Shadows" (tạm dịch:...