Slovakia dừng viện trợ cho Ukraine
Bratislava sẽ không gửi thêm viện trợ cho Kiev vì các đảng phản đối sự hỗ trợ đó đang đàm phán để thành lập chính phủ mới sau cuộc bầu cử ở Slovakia vào cuối tuần trước.
Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova có bài phát biểu tại Nghị viện Châu Âu, ngày 19/10/2022. Vào ngày 4/10/2023, bà Caputova đã phản đối kế hoạch của chính phủ tạm quyền về gửi thêm viện trợ quân sự cho Ukraine. Ảnh: AP
Chính phủ tạm quyền của Slovakia cho biết họ đã ngừng gửi thêm viện trợ quân sự cho Ukraine vì các đảng chính trị phản đối sự hỗ trợ đó đang đàm phán để thành lập liên minh sau cuộc bầu cử cuối tuần trước ở nước này.
Một phát ngôn viên của chính phủ cho biết: “Chính phủ sắp mãn nhiệm ở Slovakia sẽ không gửi thêm bất kỳ vật liệu quân sự nào tới Ukraine”. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Bộ quốc phòng Slovakia cho biết đang xem xét gửi một gói viện trợ mới.
Trước đó, Tổng thống Slovakia cũng đã từ chối kế hoạch của chính phủ tạm quyền về gửi thêm viện trợ quân sự cho Ukraine, nói rằng họ không có thẩm quyền và các đảng phản đối sự hỗ trợ đó đang đàm phán để thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử vào tuần trước.
Văn phòng tổng thống Caputova cho biết trong một tuyên bố ngày 5/10 rằng chính phủ hiện tại của các nhà kỹ trị chỉ có quyền lực hạn chế vì họ đã thua trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm bắt buộc tại Quốc hội vào ngày 15/6, một tháng sau khi Tổng thống Zuzana Caputova tuyên thệ nhậm chức. Một nội các lâm thời đã được thành lập với mục đích dẫn dắt đất nước tiến tới cuộc bầu cử sớm hôm 30/9.
Tại cuộc bầu cử này, cựu thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy Robert Fico và đảng cánh tả Smer (hay Direction) của ông đã giành được 22,9% số phiếu bầu, qua đó sẽ sở hữu 42 ghế trong Quốc hội 150 ghế. Chiến thắng của đảng Smer đi kèm với cam kết sẽ ngừng gửi vũ khí tới Ukraine, ngăn chặn tư cách thành viên NATO tiềm năng của Kiev và phản đối các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova hôm 2/10 đã yêu cầu ông Fico cố gắng thành lập một chính phủ liên minh. Ông có thời hạn đến ngày 16/10 để làm việc đó.
Ông Martin Strižinec, người phát ngôn của Tổng thống Slovakia, cho biết: “Quyết định về vấn đề này sẽ phản ánh kết quả của cuộc bầu cử quốc hội gần đây và phải tuân theo kết quả của các cuộc đàm phán thành lập chính phủ đang diễn ra những ngày này”.
“Một quyết định về việc cung cấp hỗ trợ quân sự vào thời điểm cụ thể này sẽ tạo tiền lệ cho những thay đổi quyền lực chính trị trong tương lai”, người phát ngôn trên nói.
Ông Fico đã buộc phải từ chức thủ tướng vào năm 2018 sau các cuộc biểu tình lớn trong nước về vụ sát hại một nhà báo điều tra.
Trước cuộc bầu cử, chính trị gia này tuyên bố sẽ rút hỗ trợ quân sự của Slovakia cho Ukraine nếu đảng của ông thắng cử. Hãng tin AP nhận định, chiến thắng của ông có thể làm căng thẳng thêm sự thống nhất mong manh trong Liên minh châu Âu và NATO.
Ông Fico hiện cần tìm đối tác liên minh để kiểm soát đa số trong quốc hội và đang đàm phán với hai đảng khác.
Trong khi đó, Văn phòng tổng thống Slovakia cho biết Tổng thống Caputova, người luôn ủng hộ Ukraine và đã đến thăm Kiev hai lần kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, đã không thay đổi quan điểm của mình về sự cần thiết của hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Tuy nhiên bà cũng nói rằng “việc phê duyệt gói viện trợ quân sự của chính phủ sắp mãn nhiệm hiện tại sẽ tạo ra tiền lệ rủi ro cho việc thay đổi quyền lực sau bất kỳ cuộc bầu cử nào trong tương lai”.
Tuyên bố của Tổng thống Caputova khẳng định bà sẵn sàng ủng hộ các hỗ trợ quân sự cho Ukraine được đề xuất bởi bất kỳ chính phủ chính thức nào.
Slovakia là một trong những quốc gia ủng hộ chính cho Ukraine, tài trợ vũ khí, bao gồm cả phi đội máy bay chiến đấu MiG-29 thời Liên Xô.
Chính phủ tạm quyền ở Slovakia đã lên kế hoạch gửi đạn dược cho lực lượng vũ trang Ukraine và huấn luyện binh sĩ nước này về rà phá bom mìn.
Nghị sĩ Cộng hoà quyết tâm lật đổ Chủ tịch Hạ viện Mỹ trong tuần tới
Đảng chính trị được lãnh đạo bởi một nhân vật ủng hộ Nga và phản đối viện trợ Ukraine đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Slovakia, dự báo chuyển biến lớn trong quan hệ của nước này với NATO và EU.
CNN dẫn kết quả bầu cử sơ bộ do Văn phòng Thống kê Slovakia công bố sáng 1.10 (giờ địa phương) cho biết đảng dân túy SMER của ông Robert Fico giành 23,3% tổng số phiếu bầu trong khi đảng Tiến bộ Slovakia (PS) thân Ukraine xếp thứ hai với 17%.
Các lãnh đạo SMER mừng chiến thắng tại trụ sở đảng ở Bratislava ngày 1.10. Ảnh AFP
Đảng ôn hòa thiên tả Hlas, do cựu thành viên SMER thành lập sau mâu thuẫn nội bộ, xếp thứ ba với 15% phiếu bầu. Có 7 đảng khác vượt qua ngưỡng 5% để có chân trong quốc hội.
Ông Fico từng 2 lần giữ chức thủ tướng, có cơ hội thành lập chính phủ nhưng phải tìm cách liên kết với các đảng khác do không đủ phiếu bầu. Hlas có thể đóng vai trò quyết định.
Ông Fico đã cam kết sẽ chấm dứt ngay sự hỗ trợ quân sự của Slovakia cho Ukraine và hứa sẽ cản trở tham vọng gia nhập NATO của Kyiv.
Ông Peter Pellegrini, lãnh đạo Hlas, nói rằng đảng ông rất hài lòng với kết quả, trong đó Hlas sẽ là nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ chính phủ liên minh nào.
Ông Michal Simecka, lãnh đạo PS, họp báo sau cuộc bầu cử. Ảnh REUTERS
Hlas không làm rõ lập trường về Ukraine trong cuộc bầu cử. Ông Pellegrini từng gợi ý rằng Slovakia "không còn gì để tặng" cho Ukraine nhưng nên tiếp tục sản xuất đạn dược để chuyển đến Ukraine.
Slovakia là thành viên của NATO và EU, đồng thời là một trong vài nước châu Âu ủng hộ mạnh mẽ việc trừng phạt cứng rắn của EU đối với Nga. Slovakia cũng đã tặng lượng lớn khí tài quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi dưới chính quyền của ông Fico, người chỉ trích hành động của Ukraine đã khiêu khích Nga khởi động chiến dịch quân sự.
Hơn nửa số xe tăng Leopard do Đan Mạch viện trợ Ukraine có hư hỏng
Theo khảo sát của GlobSec, viện nghiên cứu an ninh tại Bratislava, chỉ 40% người Slovakia tin rằng Nga chịu trách nhiệm cho xung đột tại Ukraine, thấp nhất trong số 8 quốc gia Trung và Đông Âu và Baltic tham gia khảo sát. Bên cạnh đó, 50% người Slovakia cho rằng Mỹ là mối đe dọa an ninh dù hai nước là đồng minh.
Phát biểu ngày 1.10, lãnh đạo PS Michal Simecka nói đảng này vẫn nhìn thấy cơ hội thành lập chính phủ liên minh, theo Reuters. Ông Simecka thừa nhận chiến thắng của SMER nhưng PS sẽ làm hết sức để ngăn SMER lập chính phủ.
Tổng thống Ukraine đánh giá NATO 'thiếu quyết đoán', Slovakia ủng hộ Kiev gia nhập Liên minh quân sự Phát biểu trong chuyến thăm Slovakia, Tổng thống Ukraine đánh giá trong nội bộ NATO không có sự thống nhất và điều này đe dọa "sức mạnh của liên minh" cũng như "an ninh của toàn thế giới". Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Nguồn: TASR) Ngày 7/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Tổ chức Hiệp...