Slovakia dọa trả đũa Ukraine vì ngừng trung chuyển khí đốt Nga
Slovakia có thể ngừng cung cấp điện cho Ukraine để đáp trả việc Kiev không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga cho châu Âu.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico (Ảnh: AFP).
“Chúng tôi sẵn sàng thảo luận và đồng ý trong liên minh về việc ngừng cung cấp điện và giảm đáng kể sự hỗ trợ cho công dân Ukraine trên lãnh thổ Slovakia”, Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 2/1 cảnh báo trả đũa việc Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt Nga cho châu Âu.
Ông hy vọng các đối tác trong liên minh chính phủ của ông cũng sẽ xem xét nghiêm túc tình hình vận chuyển khí đốt qua Ukraine bị đình chỉ.
“Tuần tới, một phái đoàn chính phủ sẽ tham gia đàm phán tại Brussels, nơi các chính trị gia Ukraine đã phàn nàn về việc chúng tôi sẵn sàng thực hiện các biện pháp trả đũa như ngừng cung cấp điện cho Ukraine. Sau khi phái đoàn trở về, liên minh các đảng, sau đó là chính phủ sẽ triệu tập. Chúng tôi sẽ thảo luận về các biện pháp để đáp trả thỏa đáng hành động của Kiev”, Thủ tướng Fico nói.
Video đang HOT
Trước đây, Slovakia đã hỗ trợ Kiev dưới hình thức cung cấp dự trữ cần thiết để ổn định hệ thống năng lượng của Ukraine trong điều kiện xung đột. Tuy nhiên, Thủ tướng Fico nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu của Slovakia vẫn là bảo vệ lợi ích của người dân mình.
Thỏa thuận giữa Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraine ký kết năm 2019 đã hết hạn từ hôm 31/12/2024. Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ khả năng gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga cho châu Âu.
Năm ngoái, Gazprom đã cung cấp khoảng 15 tỷ mét khối qua đường ống ở Ukraine, chiếm 4,5% tổng lượng tiêu thụ của EU.
Bộ Kinh tế Slovakia cũng bày tỏ quan ngại về quyết định của Kiev, chỉ ra rằng động thái như vậy sẽ có tác động tiêu cực không chỉ đối với Slovakia mà còn đối với toàn bộ châu Âu. Việc từ chối vận chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ làm tăng chi phí cung cấp từ các nguồn thay thế, gây căng thẳng cho nền kinh tế khu vực.
Slovakia là một trong những khách hàng mua và vận chuyển khí đốt lớn nhất của Nga sang châu Âu, và việc kết thúc quá trình vận chuyển qua Ukraine khiến nước này rơi vào tình thế dễ bị tổn thương. Các tuyến cung cấp thay thế, chẳng hạn như đường ống qua Thổ Nhĩ Kỳ và Đức, sẽ làm tăng chi phí khí đốt, điều này có thể dẫn đến giá cao hơn cho người tiêu dùng và giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Các chuyên gia ước tính châu Âu có thể thiệt hại lên tới 120 tỷ euro trong 2 năm tới do việc ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine. Đối với Slovakia, điều này có nghĩa là cần phải xem lại chiến lược năng lượng của mình và tìm giải pháp mới để đảm bảo nguồn cung.
Thủ tướng Fico khẳng định, Slovakia có đủ khí đốt cho tiêu dùng trong nước và giá khí đốt cho các hộ gia đình sẽ không tăng trong năm 2025. Tổn thất của Slovakia chủ yếu là do không thể vận chuyển khí đốt từ Ukraine đến các nước khác trong EU.
Slovakia trước đây nhiều lần tuyên bố rằng họ muốn duy trì khả năng vận chuyển khí đốt xa hơn về phía Tây qua lãnh thổ của mình, vì họ thu về khoảng 500 triệu euro mỗi năm từ phí trung chuyển đó.
Thủ tướng Slovakia cảnh báo Ukraine đang tiến đến thảm họa
Thủ tướng Slovakia, ông Robert Fico cho rằng việc Kiev từ chối ngừng bắ.n với Liên bang Nga là "không thể hiểu nổi" và cảnh báo rằng Ukraine sẽ phải trả "một cái giá rất đắt".
Thủ tướng Slovakia Robert Fico phát biểu tại Brussels, Bỉ, ngày 21/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Đài RT của Liên bang Nga ngày 28/12 cho biết trong một bài đăng trên Facebook, Thủ tướng Slovakia, ông Robert Fico tuyên bố rằng chính phủ Ukraine đang đẩy đất nước vào sự diệt vong khi cố gắng phục vụ lợi ích của phương Tây.
Thủ tướng Slovakia nói ông thấy "không thể hiểu nổi" khi nhà Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, tiếp tục từ chối ngừng bắ.n với Liên bang Nga và thay vào đó là "lôi kéo cả đất nước vào thảm họa".
Ông Fico dự đoán rằng Ukraine sẽ phải trả "một cái giá rất đắt cho cuộc phiêu lưu của phương Tây này dưới hình thức mất lãnh thổ và sự hiện diện của quân đội nước ngoài".
Thủ tướng Slovakia nhấn mạnh rằng ông sẽ không bao giờ đứng về phía các chính trị gia phương Tây "công khai ủng hộ chiến tranh" và sẽ "không bao giờ đồng ý để người Slav giế.t hạ.i lẫn nhau nhân danh bất kỳ lợi ích địa chính trị nào hay nỗ lực làm suy yếu và phân tán Liên bang Nga".
Trong video, Thủ tướng Slovakia cũng ch.ỉ tríc.h Tổng thống Ukraine, người đã nhiều lần côn.g kíc.h ông Fico trong các bài phát biểu công khai và trên mạng xã hội.
Thủ tướng Slovakia còn lên án cam kết của ông Zelensky rằng Kiev sẽ ngừng vận chuyển khí đốt của Liên bang Nga đến Slovakia sau ngày 1/1/2025.
Ông Fico cảnh báo rằng động thái này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) và Bratislava có thể xem xét một số biện pháp đáp trả, bao gồm cắt nguồn cung cấp điện cho Ukraine.
Thủ tướng Slovakia cho biết thêm rằng ông đã đề xuất ý tưởng tổ chức đàm phán tại Bratislava với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm gần đây của ông tới Moskva (Moscow).
Liên quan tới vấn đề này, phát biểu trong một cuộc họp báo ở Leningrad ngày 26/12, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, người đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào ba hôm trước xác nhận ông Fico, một người công khai phản đối sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) đối với Ukraine, đã đề nghị Slovakia làm nơi tổ chức các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev.
Tổng thống Liên bang Nga nói rằng chính quyền Slovakia "sẽ rất vui mừng để đất nước của họ trở thành nơi tổ chức các cuộc đàm phán. Chúng tôi không phản đối, nếu điều đó xảy ra. Tại sao không? Vì Slovakia giữ một lập trường trung lập. Theo quan điểm của chúng tôi, lập trường này là trung lập và đây (việc Slovakia làm nơi tổ chức đàm phán) là một lựa chọn chấp nhận được đối với chúng tôi".
Lợi ích dẫn dắt hành động EU và NATO bực bội, còn Ukraine phản đối mạnh mẽ việc Thủ tướng Slovakia Robert Fico bất ngờ tới Nga và hội đàm với Tổng thống chủ nhà Vladimir Putin. Đối với phương Tây, việc tới Nga để gặp ông Putin thuộc diện những điều cấm kỵ. Nhưng thật ra, ông Fico không tạo tiề.n lệ. Bởi không lâu sau khi xảy...