Skyshield: “lá chắn tên lửa” của máy bay chở khách Israel
Trong tương lai, tất cả các máy bay chở khách của Israel sẽ được trang bị hệ thống phòng laser Skyshield giúp chống mối đe dọa tên lửa vác vai.
Israel gần đây đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng vệ định hướng bằng laser C-MUSIC (DIRMC) có thể trang bị cho máy bay chở khách. Theo đánh giá của các chuyên gia Israel, đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống phòng vệ dân sự này.
Được biết tới với cái tên là “Skyshield”, hệ thống DIRMC được thiết kế để nhằm bảo vệ an toàn cho các máy bay thương mại của Israel trước nguy cơ bị tấn công bởi các loại tên lửa phòng không vác vai.
Thành phần hệ thống phòng thủ Skyshield lắp đặt thử nghiệm trên máy bay tiếp dầu Boeing 707 (dùng khung thân máy bay chở khách Boeing 707).
Trong suốt quá trình phát triển kéo dài hơn 10 năm, với hàng loạt cuộc thử nghiệm được diễn ra, và cuối cùng DIRMC đã đạt được cột mốc quan trọng khi vượt qua được các bài kiểm tra của Cơ quan Hàng không Dân dụng Israel (CAA) thuộc Bộ giao thông vận tải của nước này. Theo quan chức thuộc CAA thì có thể trong thời gian sắp tới Skyshield sẽ được cấp phép và đưa vào sử dụng trong tương lai gần.
Skyshield được phát triển bởi Công ty Elbit Systems, sử dụng một chùm ánh sáng laser để vô hiệu hóa khả năng tìm nhiệt của các loại tên lửa phòng không và làm nó chệch hướng khỏi mục tiêu. Skyshield đã được Bộ Giao thông vận tải Israel lựa chọn để trang bị trên các máy bay dân sự đang hoạt động thuộc các hãng hàng không thương mại của Israel.
Video đang HOT
Tên lửa vác vai là mối đe dọa rất lớn với máy bay chở khách Israel.
Theo Tướng Eitan Eshel, người đứng đầu của chương trình Nghiên cứu và Phát triển của Bộ quốc phòng Israel: “Skyshield đã trải qua hàng loạt quá trình thử nghiệm phức tạp được diễn ra tại Israel. Qua các bài kiểm tra hệ thống này đã bảo vệ an toàn cho một máy bay mô phỏng trước nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa. Các bài kiểm tra bao gồm hàng loạt các mối đe dọa mà các hệ thống của SkyShield sẽ phải giải quyết để bảo vệ một máy bay chở khách thương mại “.
Sự gia tăng các nguy cơ máy bay chở khách Israel có thể bị tấn công bởi các tên lửa phòng không vác vai ngày càng cao trong bối cảnh hiện nay và là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Isreal trong suốt nhiều năm.
Hiện nay, các tổ chức khủng bố cũng như các tập đoàn tội phạm đã có thể dễ dàng tiếp cận với các loại vũ khí phòng không cá nhân. Nhất là sau khi chính phủ Lybia sụp đổ vào năm 2011, với hàng ngàn quả tên lửa vác vai bị thất lạc cũng như nguồn cung của các loại vũ khí này xuất phát từ Trung Quốc và Iran không được kiểm soát chặt chẽ khiến nguy cơ các máy bay của Isreal bị tấn công cao hơn bao giờ hết.
Thử nghiệm Skyshield trên máy bay Boeing 707.
Theo một báo cáo được công bố gần đây của tờ Wall Street Journal, Ả Rập Saudi đang cung cấp cung cấp một số lượng nhất định tên lửa không vác vai do Trung Quốc chế tạo cho phe đối lập của Syria. Mỹ từ lâu đã phản đối việc trang bị tên lửa phòng không cho quân nổi dậy ở Syria vì lo sợ các phần tử cực đoan ở nước này có thể dùng chính loại vũ khí này tấn công ngược trở lại các hãng hàng không thương mại trong khu vực hoặc của Phương Tây.
Không giống như các hệ thống phòng vệ bằng hồng ngoại được trang bị trên các loại máy bay quân sự, các máy bay thương mại không thể sử dụng những hệ thống như vậy trên mỗi chuyến bay. Thay vào đó, những chiếc máy bay thương mại sẽ được cài đặt một hệ thống thiết bị điện tử hoàn toàn riêng biệt và tùy thuộc vào mức độ đe dọa của các cuộc tấn công dưới mặt đất mà cơ quan an ninh quốc gia Israel sẽ có những trang bị cũng như thiết lập phù hợp.
Sau khi cài đặt trên máy bay và khởi động, hệ thống SkyShield sẽ được lập trình để bảo vệ máy bay hoàn toàn tự động trước bất cứ nguy cơ đe dọa nào. Hệ thống SkyShield sẽ được cung cấp cho tất cả các hãng hàng không của Israel như một phần tài trợ của chính phủ nước này.
Theo Kiến Thức
Bắn rơi máy bay Nga: Tên lửa Trung Quốc có "thần thông" tới mức ấy?
Trung Quốc hãnh diện về tên lửa vác vai FN-6 được dùng để bắn rơi 2 trực thăng quân sự của Syria. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố "góp phần" cho chiến công mà họ quên tính tới.
Thời báo Hoàn Cầu đăng tải lại những video được quân nổi dậy Syria tải lên Internet cho thấy, 2 trực thăng Mi-8/17 (do Liên Xô cũ và Nga sản xuất) đã bị quân nổi dậy Syria bắn rơi bằng tên lửa vác vai do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, tờ báo này cũng đặt câu hỏi không rõ bằng cách nào quân nổi dậy thu được các tên lửa.
Cũng theo Hoàn Cầu , FN-6 là vũ khí được tập đoàn Khoa học và Công nghệ Không gian Trung Quốc phát triển.
" Liên quan đến triển vọng xuất khẩu, vũ khí Trung Quốc cần phải được sử dụng nhiều trong các xung đột để chứng tỏ giá trị của mình. Việc bắn rơi 2 trực thăng của quân đội Syria cho thấy FN-6 là vũ khí đáng tin cậy và dễ sử dụng vì các chiến binh nổi dậy thường không được trải qua các trường lớp huấn luyện", ông Daniel Tong - người sáng lập trang mạng Hàng không Quân sự Trung Quốc trả lời tờ Hoàn Cầu.
Tên lửa vác vai FN-6 được sử dụng trong quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, có thể do quá hưng phấn với tin tức trên, ông Daniel Tong đã có phần hơi "nổ" và quên mất rằng, trong cặp thiên địch trực thăng và tên lửa đối không tầm thấp thì tên lửa chiếm ưu thế rõ rệt. Và hiệu quả của vũ khí tới đâu còn phụ thuộc vào khả năng phòng vệ của mục tiêu. Cần nhớ là các "nạn nhân" trong trường hợp trên là các trực thăng Mi-8/17, là loại cổ lỗ sĩ, gần như không được trang bị các biện pháp hiện đại, không muốn nói là không có gì.
Cách đây không lâu, trong cuộc xung đột ở Mali gần đây, các phiến quân ở đây đã dễ dàng bắn hạ các trực thăng hạng nhẹ Gazelle của quân đội Pháp và đây là loại trực thăng hiện đại hơn Mi-8/17 rất nhiều.
Trái với thái độ của ông Tong, tập đoàn Khoa học và Công nghệ Không gian Trung Quốc, đơn vị phát triển FN-6 lại từ chối bình luận về sự kiện này. Điều này cho thấy, quanh sự kiện tên lửa FN-6 bắn hạ trực thăng Syria còn có nhiều điều khó nói.
Theo soha