Siro ho vừa bị WHO cảnh báo nhiễm độc chưa được cấp đăng ký lưu hành ở Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã phát hiện một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc ở châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Ngày 13/12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông tin về việc một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc do Pharmix Laboratories ( Pakistan) sản xuất tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ mà WHO vừa cảnh báo.
Theo WHO, các sản phẩm ảnh hưởng đều do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất và được phát hiện đầu tiên tại Maldives và Pakistan. Một số sản phẩm nhiễm độc cũng xuất hiện tại Belize, Fiji và Lào.
Theo WHO, một số loại thuốc, siro có thành phần hoạt tính để điều trị một số tình trạng bệnh lý, lại chứa lượng ethylene glycol vượt quá mức cho phép. Các thuốc này được dùng để điều trị ho, dị ứng và các vấn đề sức khỏe khác.
Video đang HOT
WHO cảnh báo những sản phẩm siro không đạt chuẩn, không an toàn, có thể dẫn đến tử vong cho người sử dụng.
WHO cảnh báo những sản phẩm không đạt chuẩn này là không an toàn và việc sử dụng các sẩn phẩm, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong.
Hiện WHO chưa ghi nhận trường hợp nào bị tác dụng phụ do các loại thuốc này. Tuy nhiên, WHO cho hay các nước tăng cường cảnh giác và kiểm tra sản phẩm do Pharmix Laboratories sản xuất trong giai đoạn từ tháng 12/2021-12/2022.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo Cục Quản lý Dược đã yêu cầu các phòng chức năng liên quan rà soát lại hồ sơ. Qua tra cứu dữ liệu cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc bao gồm cả các hồ sơ đang xử lý tại Cục Quản lý Dược và dữ liệu cấp phép nhập khẩu thuốc đến sáng 13/12 cho thấy chưa có giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
Cụ thể, các sản phẩm siro Alergo, hỗn dịch Emidone, siro Mucorid, hỗn dịch Ulcofin và siro Zincell của Công ty Pharmix Laboratories (Pakistan) chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Công ty dược Pharmix Laboratories (Pakistan) chưa có thuốc nào được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam và chưa có hồ sơ đăng ký thuốc nộp tại Cục Quản lý Dược, chưa được cấp giấy phép nhập khẩu đối với thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành
Rà soát cơ sở kinh doanh ở cổng trường sau vụ học sinh ngộ độc do ăn kẹo lạ
Trước sự việc một số học sinh bị ngộ độc do ăn kẹo lạ, ngay trong ngày 1/12, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt phát đi thông tin cảnh báo, yêu cầu học sinh không mua các loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường tăng cường các biện pháp quản lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Liên quan đến thông tin phản ánh có một số học sinh trên địa bàn Hà Nội biểu hiện ngộ độc nghi do ăn kẹo có xuất xứ không rõ ràng, Sở GD&ĐT đã kiểm tra, xác minh. Theo báo cáo của Trường THCS Nguyễn Quý Đức, quận Nam Từ Liêm, chiều 29/11, phòng y tế nhà trường tiếp nhận 11 học sinh có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn. Đây là những học sinh không ăn bán trú, không ngủ trưa ở trường.
Những học sinh này cho biết, trên đường đến trường, các em mua một loại kẹo vỏ màu xanh, in chữ nước ngoài và cùng chia nhau ăn. Sau khi ăn xong khoảng 45 phút, các em thấy mệt, đau đầu, buồn nôn. Sau khi được đưa tới trạm y tế khám và theo dõi, sức khỏe 11 học sinh đã ổn định.
Nhiều trường học tại Hà Nội khuyến cáo học sinh không mua các loại kẹo không rõ nguồn gốc ngoài cổng trường.
Nhà trường cử nhân viên y tế kiểm tra các lớp để nắm bắt, rà soát học sinh ăn loại kẹo nói trên, yêu cầu các em không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; đồng thời thông báo tới cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở con lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn, có nguồn gốc.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT 30 quận, huyện, thị xã và các đơn vị, trường học trực thuộc tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học. Các trường cần đẩy mạnh tuyên truyền tất cả phụ huynh và học sinh không mua đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ; đồng thời, phổ biến cha mẹ học sinh cần lưu tâm, tăng cường quản lý tình hình học tập, sinh hoạt của con em.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị, trường học chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên nêu cao tinh thần trách nhiệm để chủ động phát hiện các cơ sở quanh khu vực cổng trường kinh doanh sản phẩm, thực phẩm không nguồn gốc và báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Suýt mất mạng vì bị rắn hổ mèo cắn Thấy con rắn bò vào sân, ông V.V.Đ, 41 tuổi, ngụ xã Phú Xuân, H.Tân Phú lấy cây đuổi đánh nhưng không may bị cắn vào mu bàn tay phải. Bác sĩ kiểm tra vết thương của ông Đ. sau vài ngày điều trị tại bệnh viện Sau khi bị cắn,ông Đ. đã đập chết con rắn và mang theo khi nhập viện....