Sir Alex được “gửi” tới Old Trafford để cấp cứu M.U
Chính xác hơn, đây là “ Sir Alex Ferguson dành cho trường hợp khẩn cấp” được một nhà cái mang tới sau chuỗi thành tích bết bát của M.U.
“Sir Alex khẩn cấp” được gửi tới Old Trafford
Nhà ĐKVĐ Premier League đang gặp rất nhiều khó khăn kể từ sau khi Sir Alex giải nghệ và David Moyes lên tiếp quản đội bóng. Không ít các CĐV “Quỷ đỏ” đã ước rằng giá như Ferguson trở lại trên băng ghế huấn luyện và viết tiếp câu chuyện của ông thay vì chuyển giao quyền lực cho người hậu bối.
Và đó cũng là những gì một nhà cái nổi tiếng đặt vấn đề: “Phải, có thể bức tượng được làm ra chẳng giống Sir Alex cho lắm, nhưng nếu ông thực sự quay trở lại, các bạn còn muốn gì hơn nữa nào?”.
Trên tác phẩm của mình, nhà cái này đề dòng chữ “gặp trường hợp khẩn, hãy phá vỡ lớp kính” và… lôi Sir Alex ra! Moyes và các CĐV M.U chắc hẳn rất muốn họ có thể thực sự làm như vậy. “Quỷ đỏ” đã ở vào tình thế cấp bách lắm rồi, mà vẫn chẳng thể “lôi” Ferguson trở lại ghế huấn luyện được.
Chính chiến lược gia huyền thoại người Scotland đã tuyên bố lần giải nghệ này của ông thực sự là dấu chấm hết: “Tôi đã quyết định rồi. Thời điểm này là hoàn hảo. Không thể có chuyện tôi quay trở lại nữa. Tôi đang có một cuộc sống mới”.
Theo VNE
"Giáo chủ" chạm mặt "tín đồ" lầm lạc
Không khó để nhận thấy những điểm giống nhau trong cách huấn luyện của Mourinho và Moyes. Họ đều tôn thờ lối đá chắc chắn, lấy phòng ngự làm gốc. Tuy nhiên, trong "giáo phái" này, Mourinho xứng đáng là kẻ cầm đầu, trong khi Moyes chỉ là người theo đạo không hiểu hết giáo lý.
Video đang HOT
Tôn thờ chiến thuật phòng ngự
Nhiều CĐV của Chelsea bắt đầu tin rằng The Blues đang xây dựng lối chơi đầy tính cống hiến. Với năm tiền vệ siêu hạng là Willian, Oscar, Hazard, Schurrle và Mata, đội bóng áo xanh có thể triển khai thế trận tấn công hiệu quả dù những tiền đạo của họ đều không thực sự sắc bén.
Song, sự thật vẫn là sự thật, đội bóng của Mourinho không thể là một CLB chơi hoa mỹ. Nó là một tập thể giành chiến thắng dựa trên nền tảng chắc chắn. Trong cách xây dựng đội bóng của Mourinho, vai trò của hai tiền vệ trung tâm rất quan trọng. Với Lampard và Ramires làm chủ ở giữa sân, Chelsea không cho đối thủ nhiều khoảng trống để triển khai bóng.
Ngược lại, bộ đôi này thường áp sát rất nhanh, gây áp lực quyết liệt để bẻ gẫy ý đồ của kẻ địch. Ngoài ra, cả ba tiền vệ tấn công đều được giao nhiệm vụ truy cản gắt gao ngay từ phần sân đối phương. Điều này giúp Chelsea tạo nên thế trận phòng ngự ngay từ tuyến đầu.
Khi còn dẫn dắt Everton, Moyes cũng áp dụng chính xác những gì Mourinho đã và đang làm. Thậm chí, Moyes còn tỏ ra tiêu cực hơn trong chiến thuật phòng ngự. Ông thường sử dụng 4-4-1-1 với ba tiền vệ trung tâm nhằm dựng nên "lá chắn" từ giữa sân. Đến với M.U, tư tưởng phòng ngự chặt chẽ của Moyes vẫn không hề thay đổi.
Moyes là "phiên bản lỗi"
Như đã nói, trong "giáo phái" lấy phòng ngự làm trọng tâm, Mourinho xứng đáng là giáo chủ dựa trên những thành tích rực rỡ mà ông đạt được. Trong ánh hào quang của "Người đặc biệt", David Moyes chỉ là cái bóng rất nhỏ nhoi.
Dưới thời Moyes, "Quỷ đỏ" cũng đặt nặng cách thi đấu kín kẽ. Ông yêu cầu các học trò luôn gây áp lực cho đối thủ, bất cứ ở vị trí nào trên sân. Đây là lý do khiến Moyes đặt ra các bài tập nặng nhọc hòng tạo nền tảng thể lực cho học trò trong các pha tranh chấp (như chúng ta đã biết, lối tập luyện này khiến hàng loạt cầu thủ của M.U dính chấn thương).
Ngay cả khi Moyes bố trí được một đội hình gồm những cầu thủ đảm bảo thể lực để phục vụ cho cách chơi áp sát, ông cũng không thể huấn luyện cho họ phòng ngự hiệu quả. Rất thường xuyên, người đá cặp tiền vệ trung tâm với Carrick bỏ vị trí vì ham mê tấn công, để mặc tiền vệ người Anh đối đầu với các đợt lên bóng của đội bạn.
Cuộc đối đầu cá nhân giữa Mou và Moyes
Bên cạnh đó, lỗ hổng quá lớn giữa bộ đôi trung vệ cũng là tử huyệt của "Quỷ đỏ". Trong quá khứ và hiện tại, Moyes đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện chiến thuật phòng ngự. Song, đến nay, ông chưa thể thành công. Đối diện với "giáo chủ" Mourinho, "phiên bản lỗi" Moyes gần như không có cơ hội chiến thắng.
Bỏ hàng "xịn", dùng hàng "nhái"
Sir Alex Ferguson đã làm tất cả mọi thứ trong khả năng của ông để đưa Jose Mourinho về Old Trafford. Song, cuối cùng, "Quỷ đỏ" lại chọn David Moyes. Người ta vẫn nói, "anh hùng trọng anh hùng". Trong trường hợp mối quan hệ giữa Sir Alex và Mourinho, câu nói trên hoàn toàn đúng.
Tuy chưa bao giờ công khai ngưỡng mộ lần nhau, cả hai vị chiến lược gia đều đánh giá rất cao tài năng của đối phương. Chỉ Mourinho là người duy nhất khiến Sir Alex "ôm hận" (chiến lược gia huyền thoại người Scot chỉ thắng được Mourinho hai lần sau 15 trận đối đầu).
Chính vì thế, Sir Alex đã hết sức tiến cử Mourinho vào vị trí người kế thừa đế chế của ông. Đáng tiếc, đề nghị của Sir Alex đã không được thông qua. Nguyên nhân là bởi vị chủ tịch danh dự của M.U, Sir Bobby Charton, không ưa lối chơi bị mang tiếng là "xấu xí" của Mourinho. Với tư duy của người làm bóng đá từ những năm 70 của thế kỷ trước, Sir Charton muốn M.U thi đấu đẹp mắt và cống hiến.
Bên cạnh đó, gia đình Glazer cũng không ủng hộ ý định của Sir Alex. Họ cho rằng những chuyện thị phi do tính cách quá "quái chiêu" của Mourinho sẽ làm xấu đi hình ảnh "Quỷ đỏ", tức là ảnh hưởng trực tiếp đến công việc làm ăn.
Vì những lý do đó, M.U đã bỏ qua Mourinho, thay vào đó, họ lựa chọn David Moyes. Song, nhìn từ yếu tố chiến thuật, sự chọn lựa như vậy hoàn toàn sai lầm. Mourinho là bậc thầy trong cách chơi phòng ngự phản công, trong khi đó, Moyes chỉ là kẻ học việc thiếu kinh nghiệm. Nói cách khác, M.U đã nói không với hàng "xịn" và vồ lấy món hàng "nhái" chất lượng kém.
Đã kém tài, còn kém tiền
So với Mourinho ở Chelsea, Moyes không được tạo điều kiện về mặt tài chính để xây dựng đội hình. Trong mùa giải đầu tiên đến với Chelsea, Jose Mourinho đã tạo ra một cuộc mua sắm ồ ạt mà thế giới bóng đá chưa từng chứng kiến.
Ông chủ tỷ phú Roman Abramovich đã móc hầu bao 70 triệu bảng để giúp Mourinho mang về Tiago, Essien, Drogba, Carvalho và Ferreira. Sự đầu tư lớn đó mang lại kết quả là hai chiếc cúp Premier League, một FA Cup và hai League Cup.
Trái lại, David Moyes đến với M.U trong hoàn cảnh nhà Glazer phải thắt chặt chi tiêu do khoản nợ của đội bóng này đã đến mức khổng lồ (khoảng 400 triệu bảng). Vì thế, quỹ dành cho hoạt động chuyển nhượng của nhà đương kim vô địch Premier League là tương đối hạn hẹp.
Cân nhắc quá nhiều khiến Moyes rơi vào thế bị động trên TTCN và kết thúc bằng một bản hợp đồng "mua hớ" Fellaini. Giả sử Moyes được tiêu tiền thoải mái, có lẽ ông cũng có thể làm nên điều gì đó với M.U như Mourinho từng làm với Chelsea. Tuy nhiên, đã kém tài, lại thua tiền, Moyes đành ngậm ngùi dưới cái bóng của "Người đặc biệt".
Mourinho chưa hết hậm hực
Không được kế vị Sir Alex là điều vô cùng bất ngờ đối với Mourinho. Chính vì thế, đến giờ ông vẫn còn cảm thấy ấm ức. Tuy không còn coi M.U là đối thủ chính ở Premier League, Jose Mourinho liên tục có những động tác "chọc ngoáy" đối với nhà vô địch đang đi xuống của nước Anh.
Có thể nói, ông chính là nguyên nhân gây nên tình trạng lục đục nội bộ tại Old Trafford khi công khai tuyên bố muốn mua Wayne Rooney. Từ đây, tiền đạo số 10 liên tục đòi ra đi khiến tình hình của M.U trở nên bất ổn.
Không những thế, dù không còn trọng dụng Mata, Mourinho vẫn lắc đầu khi M.U tiếp cận và hỏi mua tiền vệ người TBN. Thêm vào đó, Mourinho còn chế giễu Moyes là "con cá" khi chưa bao giờ rời khỏi "cái ao" là sân chơi quốc nội.
Tất cả những hành động này thể hiện sự giận dỗi của Mourinho đối với M.U. Nó cũng nói lên rằng Mourinho đã từng muốn kế nhiệm Sir Alex đến chừng nào.
Theo VNE
Đến giờ, David Moyes mới đọc cuốn sách gây bão của Sir Alex Theo thông tin được đăng tải trên tờ Daily Mail, trong chuyến hành quân đến sân Real Sociedad để chuẩn bị cho trận đấu trong khuôn khổ Champions League, HLV David Moyes mới có dịp đọc cuốn tự truyện gây bão của Sir Alex Ferguson. Moyes và cuốn sách của Sir Alex trong túi xách David Moyes thừa nhận đã quá bận rộn...