Sir Alex đã cứu vớt Ryan Giggs khi dính scandal sex thế nào?
Ryan Giggs đã không sụp đổ sau khi bị phanh phui scandal sex đình đám hồi tháng Năm năm 2011, và điều này nhờ rất nhiều vào Sir Alex Ferguson.
Khi scandal sex bùng nổ, Giggs đối mặt với rất nhiều khó khăn. Anh xa lánh các thành viên trong gia đình, bị chỉ trích nặng nề từ người hâm mộ, đặc biệt là cuộc tấn công của truyền thông Anh.
Nhà tài trợ Reebok thẳng thừng cắt bản hợp đồng trị giá đến 20 triệu bảng với Giggs. Bên cạnh đó là nhiều mất mát tình chính khác. Không ít người hâm mộ rút lui khỏi các trang mạng xã hội về anh.
Sự nghiệp của Giggs bị đặt dấu hỏi lớn. Quá nhiều hệ lụy từ các bê bối tình ái khiến anh có thể không còn tập trung được cho sân cỏ.
Giggs đã không sụp đổ sau bê bối tình dục
Nhưng đã không có vấn đề nào phát sinh. Mọi việc được giải quyết một cách nhanh chóng. Phải nói là rất nhanh và gần như hoàn hảo, để Giggs tiếp tục thi đấu cùng M.U, và dành thời gian cho vợ con.
Công đầu thuộc về Sir Alex Ferguson, một người thầy, người cha của Giggs và biết bao thế hệ cầu thủ M.U.
Cần lưu ý một điểm: sự việc diễn ra ngay trước thềm trận chung kết Champions League ở Wembley, và đối thủ của M.U là Barca hùng mạnh do Pep Guardiola dẫn dắt.
Trong buổi tập chiến thuật quan trọng để chuẩn bị cho trận chung kết mùa giải châu Âu, ở Carrington, M.U đã lên lịch sẵn là mở cửa cho báo chí. Sự cố của Giggs đã tạo sức hút lớn, nên truyền thông đã xuất hiện rất nhiều quanh khu huấn luyện Carrington.
Video đang HOT
Sir Alex đã rất cao tay, khi ông không yêu cầu Giggs đến sân tập. Không một phóng viên ảnh nào có thể ghi lại hình ảnh của anh. Ryan cứ như bị mất tích, nhưng trên thực tế anh vẫn được Sir Alex trao đổi về mặt chiến thuật.
Các phương tiện truyền thông giống như những con thú đói mồi, lúc nào cũng muốn lao vào bới móc đời tư của các cầu thủ, nhà quản lý người Scotland giải thích vì sao ông cho Giggs vắng tập.
Các phóng viên dự buổi hợp báo không ngượng trước lời lẽ rất nặng của Ferguson, vì họ đã quá quen với việc bị chỉ trích. Tuyên bố mà Sir Alex đưa ra cho thấy, ông bảo vệ người học trò bằng mọi cách, và không quan tâm đến những chuyện cá nhân của anh trong quá khứ.
Sir Alex không quan tâm đến quá khứ cá nhân của Giggs, và bảo vệ anh tuyệt đối
Tôi không muốn bất kỳ ai trong số các anh chị có thể tiếp xúc với Giggs, Sir Alex nói thẳng thắn. Một ngày trước trận chung kết, cậu ấy sẽ trở lại sân tập, và hôm đó chúng tôi cấm tiệt truyền thông đến dự.
Gary Neville, khi ấy đang trải qua những ngày cuối cùng trong sự nghiệp với M.U, và là bạn thân của Giggs, cũng đứng ra bảo vệ tiền vệ người Xứ Wales. Tất cả chúng tôi đều ở bên cạnh cậu ấy.
Không một ai ở Old Trafford nói về scandal, và không đọc báo. Bầu không khí trong đội hình M.U chỉ có bóng đá và tình bạn. Riêng Sir Alex sau đó gặp riêng Giggs để nghe anh chia sẻ, vừa dành cho anh những lời khuyên tốt nhất.
Giggs được đá chính và đá trọn vẹn 90 phút trận chung kết mà M.U thua Barca. Sir Alex và M.U ở bên cạnh Giggs. Người vợ Stacey tha thứ, và mỗi ngày nhìn thấy nụ cười của những đứa con như thiên thần, Ryan từng bước vượt qua sóng gió, để tiếp tục là một nhân tố quan trọng với M.U.
Cách mà Sir Alex đứng về Giggs càng chứng minh thêm sự vĩ đại của người thuyền trưởng đã lèo lái M.U trong suốt gần 3 thập niên.
Theo VNE
Huấn luyện viên bóng đá: Từ độc tài tới trao quyền
Bóng đá thế giới có nhiều thay đổi và phương thức huấn luyện của các HLV cũng thay đổi để thích nghi với môi trường bóng đá mới.
Sau khi nghỉ hưu, HLV Alex Ferguson tham gia vào nhiều buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm huấn luyện tại Man United
Trường đại học Harvard dự định sẽ mời HLV Alex Ferguson tham dự buổi nói chuyện về "Tầm quan trọng của nỗi sợ và sự kiểm soát tới việc quản lý con người" thông qua việc chia sẻ những phương thức quản lý mà ông từng áp dụng khi còn dẫn dắt Man United. Thêm vào đó, nhà sử học của Man United, ông Wayne Barton cũng sẽ xuất bản cuốn sách với tựa đề "Những đứa trẻ nhà Fergie" trong vài tuần tới. Cuốn sách của Barton sẽ đề cập tới việc Ferguson sử dụng nỗi sợ hãi và kiểm soát như thế nào trong những năm tháng dẫn dắt Man United. Vậy nhưng liệu việc quản lý con người dựa trên nỗi sợ và kiểm soát có còn thích hợp trong bóng đá hiện đại?
Từ "độc tài" của Alex Ferguson...
Alex Ferguson từng đẩy đi không ít ngôi sao chỉ vì họ không tuân theo lệnh của ông
Sự "độc tài" của Alex Ferguson được thể hiện ở ngay biệt danh mà mọi người đặt cho ông "máy sấy tóc". Khi cần, vì mục đích của CLB, Ngài Alex sẵn sàng "sấy" và thổi bay tất cả: từ cầu thủ điển trai và là "con gà đẻ trứng vàng" của Man United David Beckham, tới linh hồn hàng công Van Nistelrooy cho đến người đội trưởng vĩ đại Roy Keane. Nhưng tại sao Ngài Alex vẫn luôn nhận được sự tôn trọng, kính trọng từ các cầu thủ vì ông luôn "độc tài" vì lợi ích của cầu thủ. Chữ ký đầu tiên của Alex Ferguson tại Old Trafford, Alan Tonge chia sẻ: "Ông ấy khiến các cầu thủ phải e sợ nhưng thường những hành động đó được đưa ra nhằm đem lại lợi ích cho các cầu thủ".
Nhưng sự "độc tài" đó đến trong hoàn cảnh bóng đá chưa trở thành một ngành "thương mại". Các cầu thủ tới đội bóng với mong muốn được HLV chỉ bảo để cải thiện trình độ, khả năng của mình. Cùng với thời gian và các phương tiện kỹ thuật, khoa học, các cầu thủ dần giảm bớt sự phụ thuộc vào các HLV trong việc phát triển kỹ năng. Đó là lúc cán cân quyền lực HLV - Cầu thủ dần nghiêng về các cầu thủ.
Bản thân Ferguson cũng thay đổi triết lý quản lý bóng đá trong những năm cuối sự nghiệp
Bản thân HLV Alex Ferguson trong những năm cuối sự nghiệp của mình cũng phải thay đổi triết lý quản lý các cầu thủ. Wayne Rooney vùng vằng đòi ra đi, thậm chí công khai dự định sẽ chuyển đến đội bóng kình địch Man City. Tuy vậy, thay vì thẳng tay trừng phạt "gã Shrek", HLV Ferguson buộc phải "nhún nhường" và âm thầm thuyết phục anh ở lại Old Trafford.
... đến "trao quyền" của Roberto Martinez
Sự thành công của Liverpool và Everton ở mùa giải này đánh dấu bước chuyển mình lớn trong công tác huấn luyện bóng đá thế giới. Thay vì chỉ đạo, bắt buộc các cầu thủ phải tuân theo, HLV Roberto Martinez chỉ đóng vai trò hỗ trợ các học trò trong việc nắm bắt, hiểu rõ bản thân để tự hoàn thiện.
Sự thành công của Roberto Martinez tại Everton sẽ thúc đẩy trào lưu "trao quyền" trong giới HLV
Ngày nay các cầu thủ được hưởng mức lương khổng lồ vì vậy họ có thể tự nâng cao trình độ nhận thức và tư duy của bản thân. Các cầu thủ ngày nay được đào tạo nhiều hơn về kỹ chiến thuật, họ có góc nhìn riêng về trận đấu. John Terry, Frank Lampard từng không ít lần lên tiếng chỉ trích chiến thuật của HLV Benitez ở mùa trước, hay như Robin Van Persie cũng bóng gió nói về chiến thuật không hợp lý của HLV David Moyes ở mùa giải này.
Đối tượng quản lý thay đổi, phương thức huấn luyện của các HLV cũng ít nhiều phải thay đổi theo. Tuần trước, nhiều người bất ngờ với sự xuất hiện của HLV Roberto Martinez và hậu vệ Leighton Baines trong trận đấu giữa Man United và Bayern Munich. Không phải nhằm mục đích tìm hiểu đối thủ, mục đích của HLV Martinez là hướng dẫn, chỉ bảo cho Leighton Baines cách chơi bóng của hậu vệ cánh hàng đầu thế giới Philipp Lahm. Phương châm quản lý của Martinez là: "Bạn cần phải nghĩ các cầu thủ có khả năng tiếp thu các chỉ đạo và tự bản thân họ đưa ra những sự thay đổi về chiến thuật trong một trận đấu. Một HLV cần phải có một tư duy linh hoạt để đóng những vai trò khác nhau".
Sự thành công bất ngờ của Everton trong bối cảnh The Toffees là một trong số ít đội bóng tại Premier League lãi ròng từ chuyển nhượng (18 triệu Bảng) là minh chứng rõ nhất cho xu hướng thay đổi trong phương thức huấn luyện của các HLV. Giờ đây, sự linh hoạt trong các trận bóng không phải đến từ sự chỉ đạo của các HLV mà là đến từ chính các cầu thủ có mặt trên sân.
Theo VNE
Chơi tệ, M.U vẫn leo "lên đầu" thiên hạ Bất kể đang để mất đi hình ảnh oai phong, uy lực của mình thì M.U vẫn không chịu kém cạnh Rea Madrid ở khoản kiếm tiền. Theo thống kê mới được công bố, Quỷ đỏ thành Manchester và đội bóng Hoàng gia TBN chính là 2 CLB có lượng áo đấu bán ra nhiều nhất thế giới trong năm qua, với 1.400.000...