SIPRI: Việt Nam xếp hạng 10 về nhập khẩu vũ khí
Hoạt động mua bán vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2012 – 2016 đã đạt đến mức chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh, do nhu cầu mạnh mẽ từ châu Á và Trung Đông.
Cẩu dàn phóng tên lửa đối hạm lên tàu M6, tàu tên lửa tấn công nhanh (lớp tàu thiết kế 12418, còn gọi là Molniya, Việt Nam tự đóng theo giấy phép của Nga) trước khi ra biển nghiệm thu bắn đạn thật DUY KHÁNH
Lượng giao dịch vũ khí đã tăng 8,4% trên toàn cầu khi so sánh với giai đoạn 5 năm trước đó, từ 2007 – 2011, theo báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm (SIPRI, Thụy Điển) công bố ngày 20.2.
Mỹ và Nga vẫn chễm chệ ở vị trí nhà cung cấp số 1 và số 2 thế giới trong khoản vũ khí hạng nặng, lần lượt bán được 33% và 23% trên tổng lượng vũ khí toàn cầu. Gần phân nửa lượng vũ khí xuất khẩu của Mỹ là sang thị trường Trung Đông, còn đa số khách hàng của Nga là ở châu Á.
Xếp ngay sau đó lần lượt là Trung Quốc (6,2%), Pháp (6%) và Đức (5,6%). Trong đó, Trung Quốc đã gia tăng sản lượng xuất khẩu lên hơn 70% so với giai đoạn 5 năm trước, còn Pháp và Đức đều sụt giảm doanh thu.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Đại Dương chiếm 43% trong tổng sản lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2012 – 2016.
Chỉ tính riêng Ấn Độ đã mua đến 13% số vũ khí, tăng 43% so với 5 năm trước đó, nên nước này đứng số 1 trong danh sách mua vũ khí toàn cầu của SIPRI.
Trong khi đó, châu Á tiếp tục chứng kiến lượng lớn vũ khí đổ về cuồn cuộn, theo Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu kỳ cựu của Chương trình Chi tiêu Vũ khí và Quân đội SIPRI.
Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 sau Nga ở thị trường béo bở này.
Video đang HOT
Tại Đông Nam Á, Việt Nam nhảy từ hạng 29 trong giai đoạn 2007 – 2011 lên hạng 10 trong giai đoạn 2012 – 2016 về mua sắm vũ khí, chiếm 3% tổng số lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu.
Tàu Gepard 3.9 số hiệu tạm 486 của Hải quân Việt Nam thử nghiệm cấp nhà nước trên Biển Đen, gần Novorossiysk (Nga), ngày 17.2.2017 EVGENYI/SHIPSPOTTING
Ở Trung Đông, nơi nhu cầu tăng cường kho vũ khí cho quân đội tăng 86%, đạt 29% trong tổng số giá trị đơn hàng nhập khẩu. Đa số vũ khí của khu vực này mua từ Mỹ và Pháp.
Ả Rập Xê Út đứng thứ 2 trong danh sách mua vũ khí, chỉ sau Ấn Độ, với sức mua tăng 212% so với cùng kỳ 5 năm trước. Kế đến là Qatar, tăng nhập khẩu vũ khí lên 245%.
“Dù giá dầu thấp, các nước trong khu vực tiếp tục đặt mua nhiều vũ khí hơn vào năm 2016, xem đây là công cụ quan trọng để đối phó các cuộc xung đột và căng thẳng trong khu vực”, theo trưởng nghiên cứu Pieter Wezeman của SIPRI.
(Theo Thanh Niên)
Sputnik: Tàu nổi Việt Nam có thể trang bị Yakhont hoặc Kalibr
Các chuyên gia Nga tiếp tục khẳng định, các tàu mặt nước của Hải quân Việt Nam có thể được nâng cấp để sử dụng tên lửa hành trình Kalibr hoặc Yakhont.
Ngày 13/11, hãng thông tấn Nga Sputnik có bài viết thứ 2 trong vòng 2 ngày về hợp tác quân sự Việt - Nga, trong đó nhấn mạnh đến các loại vũ khí Nga đang hiện diện trong lực lượng hải quân Việt Nam.
Trong bài viết mang tiêu đề " Biểu tượng sức mạnh mới của Việt Nam" (Báo Đất việt), Sputnik đã đề cập đến việc 6 tàu ngầm Kilo Việt Nam đã xây dựng một sức mạnh mới để bảo vệ chủ quyền biển đảo, còn trong bài viết sau, chuyên gia Alexei Syunnerberg, tiếp tục nói về các tàu mặt nước.
Ông Syunnerberg nhấn mạnh, không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà ngay trước khi chiếc tàu ngầm thứ 6 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam cập vịnh Cam Ranh, ở vịnh Novorossiysk trên Biển Đen đang tiến hành những thử nghiệm trên biển cuối cùng của cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ hai được phía Nga đóng cho Hải quân Việt Nam.
Chuyên gia quân sự Nga Victor Litovkin từng nhấn mạnh, yếu tố hành động tổng hợp giữa lực lượng trên mặt nước và tàu ngầm rất quan trọng. Các tàu nổi phải được bảo vệ cả dưới nước. Ngược lại, khi ra biển, đặc biệt ở khu vực gần bờ, các tàu ngầm đòi hỏi sự hậu thuẫn của các tàu nổi.
Hải quân Việt Nam sẽ có thêm những tàu nổi được xây dựng ở Nga. Cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard đầu tiên là 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ đã được biên chế vào Hải quân Nhân dân Việt Nam để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau: bảo vệ bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế, tuần tiễu, hộ tống hoặc dải thủy lôi.
Các tàu hộ vệ lớp Gepard, Project 1166.1 do nhà máy đóng tàu Zelenodol'slk Zavod ở Cộng hòa Tartarstan/Nga đóng cho Việt Nam được trang bị vũ khí hiện đại, ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện.
Tàu Gepard 3.9 Việt Nam có thể được trang bị nhiều vũ khí mạnh của Nga
Tàu Gepard có khả năng hoạt động độc lập liên tục 20 ngày trên biển, có lượng giãn nước trên 2.000 tấn và có thể đạt tốc độ tối đa 52 km/h. Tàu được vận hành bởi kíp thủy thủ khoảng 90 người, trên boong tàu có bãi đỗ trực thăng, đảm bảo khả năng trinh sát, chống ngầm.
Các tàu được trang bị 4 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E, 2 bệ pháo phòng thủ tầm gần và một pháo hạm 76 mm. Thêm vào đó, cặp Gepard thứ hai được trang bị ống phóng ngư lôi và thiết bị cho phép phát hiện các tàu ngầm của đối phương, và được lắp động cơ mới tốt hơn.
Tham gia vào việc bảo vệ biên giới đường biển của Việt Nam còn có cả các tàu tuần tra Svetlyak của Nga, với lượng giãn nước 375 tấn, dài 50 mét. Các tàu này đạt tốc độ lên đến 56 km/h, có thể hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm.
Hiện hai chiếc tàu tên lửa Molniya (theo phân loại phương Tây thuộc lớp Tarantul) mà Nga đã cung cấp cho Việt Nam trong năm 2007, đang hoạt động rất tốt, vì thế Việt Nam đã thông qua quyết định đóng thêm 10 tàu lớp này theo giấy phép của Nga.
Ban đầu, các tàu Gepard, Svetlyak và Molniya được trang bị tên lửa cận âm Kh-35 Uran E với trọng lượng phóng 500 - 600 kg, đủ sức tiêu diệt các tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn ở khoảng cách 130 km, với những phiên bản nâng cấp sau này đã lên tới 300 km.
Tại Diễn đàn quốc tế "Quân đội năm 2015 (Army-2015) ở ngoại ô Moscow, phái đoàn Việt Nam đã bày tỏ ý muốn nâng cấp tàu Molniya và trang bị thêm tên lửa hành trình mới của Nga, ví dụ như tên lửa P-800 Yakhont với tầm bắn lên tới 300 km.
Các tàu mặt nước Việt Nam đều được nâng cấp sử dụng tên lửa hành trình Kalibr hoặc Yakhont
Trả lời phỏng vấn của Sputnik-Việt Nam, phát ngôn viên của Phòng Thiết kế Almaz (Nga) cho biết rằng, yêu cầu này có thể thực hiện được, những sửa đổi trong dự án có thể được thực hiện mà không làm gián đoạn sản xuất.
Ưu điểm chính của Yakhont là đầu tự dẫn radar của tên lửa có thể bắt mục tiêu mặt nước dạng tuần dương hạm. Tên lửa tự phân loại các mục tiêu, chọn lựa chiến thuật tấn công. Sau khi tiêu diệt mục tiêu chính trong đoàn tàu của đối phương, các tên lửa còn lại tấn công vào các tàu khác, loại bỏ khả năng hai tên lửa trúng vào một mục tiêu.
Ngoài tên lửa Yakhont, trên tàu Molniya cũng có thể triển khai tên lửa lớp Kalibr (phiên bản xuất khẩu là Club). Đây là loại tên lửa hiện đang được trang bị cho các tàu ngầm lớp Varshavyanka, Project 636 (phân loại NATO là lớp Kilo) mà Hà Nội đặt mua từ Nga.
Sau khi được phóng tên lửa Kalibr bay với tốc độ cận âm. Khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc đến 1 km/s, tức là gấp ba lần tốc độ của âm thanh (Mach 3). Tên lửa tiếp cận mục tiêu ở độ cao 5 - 10 m, khiến cho nó trở thành bất khả xâm phạm đối với các hệ thống chống tên lửa của đối phương.
Tại cuộc gặp của Tư lệnh lực lượng Hải quân Nga và Tư lệnh Hải quân Việt Nam, phía Việt Nam bày tỏ ý muốn đặt mua từ Nga cặp tàu Gepard thứ ba cũng được trang bị tên lửa Kalibr.
Thượng nghị sĩ Andrei Klimov, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại tại Hội đồng Liên bang Nga, người đã tham dự cuộc gặp thượng đỉnh tại Hà Nội cho biết, khi chi tiền mua vũ khí, người Việt Nam muốn chi tiêu một cách tốt nhất nên muốn mua sản phẩm chất lượng tin cậy của Nga.
Ông nhấn mạnh, Việt Nam rất nghiêm túc trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga. Trong các cuộc đàm phán, Hà Nội khẳng định sẵn sàng tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực quân sự với một đối tác đáng tin cậy và đã qua thử thách, đặc biệt là giá cả và chất lượng vũ khí Nga là tốt hơn so với vũ khí phương Tây.
(Theo Đất Việt)
Báo Nga: Việt Nam thay thế tàu Tarantul Theo Sputnik, tàu tên lửa Tarantul trong Hải quân Việt Nam đang dần trở nên lạc hậu và cần được thay thế bằng một loại tàu chiến khác hiện đại hơn. Tàu cao tốc tên lửa Tarantul của Hải quân Việt Nam Tarantul là một tàu tên lửa có tốc độ cao và hỏa lực khá mạnh, vũ khí chính của tàu gồm...