Síp sẽ là nước đầu tiên ra khỏi EU?
Sau khi kế hoạch đánh thuế vào những khoản gửi tiền tiết kiệm trong các ngân hàng bị thất bại, các nhà phân tích không loại trừ khả năng đảo Síp sẽ ra khỏi khu vực đồng euro, điều chưa có tiền lệ trong lịch sử của liên minh châu Âu (EU).
Những biến cố chủ yếu của “cuộc chiến cứu đảo Síp” trong những ngày vừa qua diễn ra trên 3 mặt trận: tại Mátxcơva, tại đảo Síp và tại Ủy ban châu Âu (EC).
Người dân đảo Síp đổ xô đi rút tiền vì lo sợ bị đánh thuế.
Mặt trận Mátxcơva
Bộ trưởng Tài chính đảo Síp Mikhalis Sarris ngay sau khi đến Mátxcơva đã ngay lập tức gặp gỡ các quan chức Nga. Trước hết, ông đến Bộ Tài chính Nga và thảo luận với Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cùng các đại diện của Ngân hàng Trung ương Nga.
Sau một tiếng rưỡi hội đàm, ông bước ra mà không nhận được gì hết, tuy nhiên ông vẫn khẳng định với các nhà báo là cuộc gặp rất xây dựng và trung thực.
Từ Bộ Tài chính, ông Sarris đi thẳng đến gặp Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov. Nhưng ông cũng không đạt được bất kỳ thoả thuận nào.
Điều này chẳng có gì khó hiểu: việc lấy tiền trong ngân sách Nga chi cho đảo Síp (đảo Síp ban đầu muốn gia hạn khoản tín dụng 2,5 tỷ euro hoặc nhận thêm 5 tỷ euro nữa) không phải là vấn đề mà cả Bộ trưởng Siluanov lẫn Phó Thủ tướng Shuvalov có thể tự mình quyết định.
Người duy nhất có thể giải quyết vấn đề hệ trọng này là Tổng thống Putin nhưng Thư ký báo chí của Tổng thống tuyên bố ngay, ông Putin không có kế hoạch gặp phái viên của đảo Síp.
Video đang HOT
Bộ trưởng Tài chính đảo Síp Sarris tất bật ở Mátxcơva.
Chính phủ Nga cũng không có kế hoạch gặp Bộ trưởng Tài chính đảo Síp. Nhưng Sarris nhất quyết không chịu tay không trở về. Kết quả đã xảy ra một “sự cố” ngoại giao: ngày 21/3, trước cuộc gặp giữa các đại diện của Chính phủ Nga với đại diện của Ủy ban châu Âu, phái viên thường trực của Nga bên cạnh EC là Vladimir Truzhov cho biết Bộ trưởng Tài chính đảo Síp không được mời nhưng vẫn có mặt”.
Theo báo chí Nga, sứ mệnh của Bộ trưởng Sarris tại Mátxcơva thất bại vì Mátxcơva giữ một lập trường cứng rắn trong việc cung cấp tín dụng cho đảo Síp. Hơn thế nữa, ông Sarris không đem theo những đề nghị rõ ràng có thể thuyết phục được Mátxcơva.
Mặt trận đảo Síp
Trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội đảo Síp về dự luật đánh thuế các khoản tiền tiết kiệm, không một Nghị sĩ nào bỏ phiếu thuận mặc dù trước đó có tới gần một nửa số Nghị sĩ tuyên bố tán thành. Bởi lẽ, họ biết bỏ phiếu thuận đồng nghĩa với tự sát, chính trường đảo Síp sẽ nổi sóng và sẽ phải tổ chức bầu cử trước thời hạn.
Thay vào đó, các chính khách (cả của phe đối lập cũng như của Liên minh cầm quyền) lại ngồi vào bàn thương lượng để soạn thảo “phương án B”. Theo nhận xét hài hước của các nhà báo, nếu tìm được “phương án B”, các Nghị sĩ đảo Síp chắc chắn sẽ nhận được giải Nobel Toán học. Dĩ nhiên, họ không thể tìm được cách nào “vẹn cả đôi đường”, tức là vừa lấy được tiền vừa không làm ai phật lòng.
Kết quả là đến tối 21/ 3, đảo Síp cự tuyệt hẳn ý định đánh thuế các khoản tiền tiết kiệm và dường như cũng không tìm được cách nào thay thế. Nhưng thời gian bắt đầu gây sức ép. Không một nền kinh tế nào trên thế giới có thể hoạt động bình thường nếu các ngân hàng đã đóng cửa được hơn một tuần và vẫn chưa dự định mở lại.
Mặt trận EC
Ngày 21/3, Ngân hàng Trung ương châu Âu đề xuất tối hậu thư cho đảo Síp, đòi nước này phải chấp nhận những điều kiện trợ giúp của Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Thế giới trước ngày 25/3. Nếu không, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ ngừng trợ giúp tài chính cho đảo Síp.
Hiện chưa có những quy tắc rõ ràng về việc rút ra khỏi khu vực đồng euro. Đối với bản thân đảo Síp, kết cục như vậy là đau đớn nhưng lại dễ hiểu, hợp lý.
Nói cách khác, đảo Síp phải nhanh chóng tìm được gần 6 tỷ USD từ những nguồn nào thoả mãn được các đòi hỏi của EC, nếu không hệ thống ngân hàng của đảo Síp sẽ sụp đổ.
Theo các quan chức EC, đảo Síp chỉ có một cách duy nhất là thoả thuận với EC và chấp nhận mọi đòi hỏi khắc nghiệt của EC.
Như vậy, trên cả 3 mặt trận đảo Síp đều lâm vào thế bế tắc. Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích không loại trừ khả năng đảo Síp sẽ ra khỏi khu vực đồng euro và đây cũng không phải phương án tồi tệ nhất. Quả thật trong lịch sử khu vực đồng euro chưa có tiền lệ nào như vậy.
Theo soha
Lễ tang xa hoa của bí thư làng giàu nhất Trung Quốc
Người dân của ngôi làng giàu nhất Trung Quốc ngày 23/3 đã đi đưa tiễn cựu bí thư chi bộ, người được cho là đã biến ngôi làng Hoa Tây thành một thiên đường, với đoàn đưa tang 20 chiếc xe hơi và một máy bay trực thăng.
Dân làng Hoa Tây xếp hàng dài viếng ông Ngô Nhân Bảo (Nguồn: AFP)
Ngô Nhân Bảo, cựu bí thư chi bộ, qua đời ngày thứ Hai vì ung thư ở tuổi 84. Tại lễ tưởng niệm, hàng trăm người đã tới chia buồn, chit khăn tang, cúi đầu mặc niệm bên cạnh một bức ảnh chân dung lớn của ông Ngô, xung quanh là vòng hoa gửi tới từ các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc.
" Ông ấy sẽ mãi trong tim chúng tôi", một người dân làng nói trong nước mắt. Hoa Tây là một câu chuyện hình mẫu của tuyên truyền theo kiểu Trung Quốc về một ngôi làng nông thôn trở nên giàu có ra sao nhờ cải cách kinh tế diễn ra trong ba thập kỷ qua, nhưng cũng có phần sự thật về việc người dân làng chia sẻ sự giàu có chung.
Ông Ngô làm bí thư chi bộ hơn 40 năm và biến nhiều nông dân thành triệu phú với việc thành lập 12 công ty đủ ngành nghề từ dệt tới cán thép. Giờ 2.000 cư dân có hộ khẩu của ngôi làng này sống trong biệt thự, đi xe hơi sang trọng nhờ lợi nhuận từ những công ty hợp tác xã của làng.
Nhưng một số người bình đẳng hơn những người khác khi hàng chục nghìn người dân ngụ cư ở Hoa Tây không được hưởng các lợi ích tương tự và một tạp chí nói gia đình họ Ngô kiểm soát hơn 90% tài sản của làng.
Quan tài ông Ngô được chở bằng một chiếc Mercedes sang trọng (Nguồn: AFP)
Con trai thứ tư của nhà lãnh đạo quá cố đang làm bí thư chi bộ thay bố từ năm 2003 và đã tuyên bố sẽ "thực sự biến Hoa Tây thành một thiên đường có một không hai".
Hàng nghìn người điếu tang đã đổ về nhà họ Ngô, một tòa nhà hai tầng sơn trắng, để viếng ông Ngô Nhân Bảo, nằm trong một cỗ áo quan gỗ quấn bên ngoài lá cờ đảng.
Làng Hoa Tây, ở tỉnh miền đông Giang Tô, cũng là nơi có tòa nhà cao nhất Trung Quốc, được khánh thành năm 2011, một khách sạn trị giá 470 triệu USD, 74 tầng cao 328 mét.
Thi thể ông Ngô được chở trong một chiếc Mercedes-Benz với hàng dài những người đi theo đưa tiễn tung vàng mã qua cửa sổ đoàn xe.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo mới của Trung Quốc đang kêu gọi các quan chức phải sống giản dị hơn để chống tham nhũng và báo China Daily tuần này có bài xã luận nói sự khoe khoang giàu có và những cáo buộc về chủ nghĩa gia đình trị gây ra nghi vấn ở làng Hoa Tây.
Nhưng một người dân ca ngợi lối sống khiêm nhường của ông Ngô, nói ông vẫn ở trong căn nhà cũ vào những năm 1970 của mình: "Ông ấy là người bình thường có đạo đức".
Người dân khóc thương ông Ngô Nhân Bảo (Nguồn: AFP)
Trong đời mình, ông Ngô đã tạo ra một hào quang thật sự với việc được diện kiến nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và là ngôi sao trong một bộ phim về ông làm năm 2012 kỷ niệm đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sau khi ông qua đời, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin không chính xác rằng tạp chí Mỹ Time từng đưa ông lên trang bìa. Các con số thống kê chính thức không có nhiều, nhưng theo số liệu năm 2008, các doanh nghiệp của làng Hoa Tây có tổng doanh thu ước tính 50 tỉ nhân dân tệ (7,9 tỉ USD).
" Ước mơ lớn nhất của tôi là giúp người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chủ nghĩa cộng sản phải mang tới hạnh phúc cho nhiều người", ông Ngô từng nói, theo hãng tin Tân Hoa xã. Nhưng một người lao động ngụ cư ở làng Hoa Tây làm việc trong một nhà thép đã 10 năm qua nói ông không nhận được lợi ích gì khác ngoài khoản tiền lương 4.000 nhân dân tệ (635 USD) mỗi tháng: " Làm ngày nào ăn lương ngày đó".
Theo soha
Người Áo ùn ùn vào hang lạ chữa bệnh hiểm Là một trong những điểm du lịch chữa bệnh nổi tiếng trên thế giới, những hang chữa bệnh ở Gastein tiếp nhận khoảng hơn 75 nghìn người mỗi năm. Tất cả họ đều đổ đến đây để trải nghiệm một liệu pháp chữa bệnh còn gây nhiều tranh cãi, dùng khí phóng xạ radon để chữa hàng loạt bệnh tật từ viêm khớp...