Síp có thể giúp châu Âu thay thế khí đốt tự nhiên của Nga?
Châu Âu chạy đua để thay thế khí đốt tự nhiên của Nga và Síp đang tìm cách trợ giúp.
Síp được cho là có trữ lượng khí đốt lớn ở ngoài khơi chưa được khai thác. Ảnh: AP
Việc Liên minh châu Âu vội vàng thay thế khí đốt tự nhiên của Nga bằng nhiều nguồn đã thu hút sự chú ý của những nhà sản xuất khí đốt khác nhau ở cả các khu vực sản xuất truyền thống và mới nổi.
Do đó tại Síp, nước này đã coi việc thăm dò khí đốt trở thành một ưu tiên chiến lược. Đảo quốc nhỏ bé ở Địa Trung Hải là một quốc gia mới trong lĩnh vực khí đốt, với việc phát hiện ra khí đốt ở mỏ ngoài khơi Aphrodite năm 2011, ước tính chứa khoảng 1.300 tỷ mét khối khí.
Được điều hành bởi Chevron và Shell, cùng với một công ty của Israel, NewMed Energy, mỏ Aphrodite sẽ sớm được thăm dò mở rộng và vào cuối năm nay, Chevron sẽ đưa ra kế hoạch phát triển mới nhất trong lĩnh vực này cho Chính phủ Síp.
Bộ trưởng Năng lượng Síp Natasa Pilides nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn tuần này rằng châu Âu là điểm đến tự nhiên cho nguồn khí đốt vẫn chưa được khai thác của nước này. Mặc dù hiện nước này tiêu thụ nhiều khí đốt hơn so với lý thuyết có thể sản xuất, nhưng châu Âu là thị trường gần nhất của họ và là một thị trường đang có nhu cầu rất lớn.
“Châu Âu là một khách hàng tiềm năng tốt đối với khí đốt của Síp vì EU đã xác nhận rằng khí đốt tự nhiên sẽ vẫn là nhiên liệu trung gian cho đến năm 2049 như một phần của quá trình chuyển đổi xanh, do đó các công ty hiện có thể thoải mái đảm bảo các hợp đồng dài hạn”, bà Pilides cho biết.
Video đang HOT
Quan chức này cũng lưu ý về ý định của Liên minh châu Âu trong việc giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, điều chắc chắn sẽ thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các nhà cung cấp khí đốt không phải từ Moskva cho lục địa này.
Aphrodite không phải là mỏ khí đốt duy nhất của Síp. Vào tháng 5, công ty Eni của Italy và TotalEnergies của Pháp đã bắt đầu khoan thăm dò một giếng khí đốt tự nhiên khác ngoài khơi bờ biển Síp.
Một phát hiện lớn thứ ba gần đây ở Síp là mỏ Calypso, với nguồn khí đốt dồi dào cũng được phát hiện bởi Eni và TotalEnergies. Nhưng quá trình chuyển đổi của Síp thành một trung tâm khí đốt lớn của khu vực đã bị tụt hậu so với kỳ vọng.
Theo báo cáo của Reuters, từ năm 2020, việc phát triển mỏ Aphrodite đã bị trì hoãn do các đối tác vận hành mỏ này đang đàm phán lại thỏa thuận chia sẻ sản lượng của họ với Chính phủ Síp. Hiện mọi thứ đã thay đổi trong bối cảnh nhu cầu của EU đối với bất kỳ loại khí đốt nào không đến từ Nga đã tăng đột biến, đang có tác động lớn đến lĩnh vực khí đốt của Síp.
Tuy nhiên, những thách thức vẫn còn. Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ không hài lòng với việc Síp phát triển các nguồn khí đốt ở những nơi mà Ankara cho là đang tranh chấp. Tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa Síp và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu vẫn là một vấn đề “đau đầu” đối với Síp.
Một thách thức khác là về cơ sở hạ tầng xuất khẩu. Hiện tại, công ty Energean đang có ý tưởng xây dựng một đường ống dẫn từ các mỏ ngoài khơi của Israel đến Síp, và sau đó kết nối đường ống này với một tàu sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nổi, sử dụng cả khí đốt của Israel và Síp.
Tóm lại, Síp sẽ cần vài năm nữa trước khi bắt đầu sản xuất khí đốt từ tất cả những phát hiện quan trọng trên. Ví dụ, lượng khí đốt đầu tiên từ mỏ Aphrodite dự kiến sẽ tham gia thị trường vào năm 2027 trong khi đường ống Energean có thể được hoàn thành vào năm 2026. Cho đến lúc đó, châu Âu sẽ phải tìm kiếm nguồn cung ở nơi khác.
Gazprom cho biết chưa có thông tin về việc trả lại tuabin của Nord Stream 1
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ đã yêu cầu công ty kỹ thuật Siemens của Đức trả lại một tuabin đang được sửa chữa tại Canada, trong bối cảnh có những lo ngại rằng tập đoàn này có thể cắt khí đốt cho châu Âu.
Một trạm nén khí thuộc Nord Stream 1. Ảnh: DW
Nhà cung cấp khí đốt Nga Gazprom mới đây cho biết họ đã yêu cầu công ty kỹ thuật Siemens của Đức cung cấp thông tin chi tiết về việc trả lại một tuabin - đang được bảo trì ở Canada - để đảm bảo hoạt động vận chuyển khí đốt từ đường ống Nord Stream đến châu Âu.
Mặc dù được miễn trừ, Gazprom cho biết họ không biết liệu tuabin - vốn được sử dụng tại một trạm nén cho Nord Stream 1 - có được trả lại hay không.
"Vào ngày 15/7, Gazprom đã gửi yêu cầu chính thức tới Siemens để có được các giấy tờ cho phép xuất khẩu động cơ tuabin khí của trạm Portovaya, một cơ sở quan trọng cho đường ống dẫn khí Nord Stream", công ty cho biết trong một tuyên bố.
Công ty nêu rõ: "Gazprom tin tưởng Tập đoàn Siemens sẽ hoàn thành vô điều kiện các nghĩa vụ của mình đối với việc bảo dưỡng các động cơ tuabin khí, vốn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của đường ống Nord Stream và cung cấp khí tự nhiên cho người tiêu dùng châu Âu".
Gazprom đang tiến hành bảo trì đường ống trong khoảng thời gian 10 ngày và đã ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn chạy bên dưới biển Baltic.
Các nước châu Âu , đặc biệt là Đức - nơi có đường ống dẫn từ Nga - đang lo ngại về việc nguồn cung cấp khí đốt được nối lại hay không.
Có những lo ngại rằng Moskva có thể sử dụng kế hoạch bảo trì đường ống, vốn đã được lên lịch từ trước, để đóng cửa việc cung cấp khí đốt nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống đã giảm khoảng 60%, ngay cả trước khi tắt để bảo trì, khi các quan chức đổ lỗi cho các vấn đề với tuabin bơm khí.
Moskva đã nói rằng việc tái khởi động nguồn cung phụ thuộc vào các hành động của phương Tây và điều đó phụ thuộc vào việc ngăn chặn các tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt trái pháp luật.
Canada đã đưa ra quyết định miễn cho tuabin trên khỏi các lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây đối với Nga, nhưng Gazprom cho biết họ không có tín hiệu nào cho thấy tuabin sẽ được chuyển trả lại.
Hiện tại, tuabin trên được cho là vẫn còn ở Canada, với người phát ngôn của Siemens cho biết các chuyên gia của công ty đang "làm việc tích cực để có phê duyệt chính thức và đảm bảo hậu cần khác".
Tuần trước, Ukraine đã triệu tập đại sứ Canada và mô tả quyết định trả lại tuabin đã sửa chữa là "không thể chấp nhận được". Quốc hội Ukraine đã đệ đơn kiện, đề nghị tòa án liên bang Canada xem xét lại quyết định.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đáp lại những lời chỉ trích, nói rằng các biện pháp trừng phạt "nhằm vào Tổng thống Nga Putin và những người thân cận ông, không được thiết kế để gây hại cho các đồng minh và người dân của chúng ta".
Ông Trudeau cho biết Canada đã đưa ra "quyết định khó khăn" để cho phép vận chuyển các bộ phận này đến Đức nhằm tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn có thể xảy ra ở châu Âu và ngăn chặn suy giảm sự ủng hộ từ người dân đối với sự hậu thuẫn của phương Tây đối với Ukraine.
Những rào cản tiếp theo trên con đường gia nhập EU của Ukraine Theo báo Deutsche Welle (Đức), mới đây Ủy ban châu Âu đã trao tư cách "ứng cử viên" cho Ukraine gia nhập EU Chỉ hơn ba tháng sau khi xung đột với Nga nổ ra, Ukraine đã vượt qua rào cản đầu tiên trên con đường trở thành thành viên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước để Ukraine là một...