Síp cải tổ nội các nhằm đối phó với khủng hoảng
Tổng thống Cộng hòa Síp Dimitris Christofias ngày 5/8 đã tiến hành cải tổ nội các nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế hiện nay khiến lòng tin của người dân quốc đảo này vào chính phủ sụt giảm mạnh.
Tân bộ trưởng tài chính Cộng hòa Síp Kikis Kazamias. (Nguồn: Reuters)
Chính phủ mới của Cộng hòa Síp gồm có 11 bộ trưởng, trong đó phần lớn được bổ nhiệm mới. Theo đó, chức bộ trưởng tài chính, chức vụ đang được người dân Síp quan tâm nhiều nhất, do ông Kikis Kazamias, một đồng minh lâu năm của Tổng thống Christofias, đảm nhận.
Trên chiếc ghế “ nóng” này, ông Kazamias phải gánh vác trọng trách nặng nề là vạch kế hoạch khôi phục các khoản tài chính công trong bối cảnh xuất hiện đồn đoán rằng quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này có thể sẽ buộc phải tìm kiếm một gói cứu trợ tài chính quốc tế.
Video đang HOT
Trong nội các mới, bà Erato Kozakou-Marcoullis được bổ nhiệm làm ngoại trưởng và chức bộ trưởng quốc phòng thuộc về ông Dimitris Eliades.
Phát biểu trong buổi lễ tuyên thệ nhận chức của chính phủ mới, Tổng thống Christofias, người đứng đầu chính phủ, cam kết áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Chính phủ mới của ông Christofias sẽ gặp không ít khó khăn khi đảng Cộng sản AKEL của ông chỉ chiếm 19/56 ghế tại Hạ viện.
Quyết định bổ nhiệm nội các mới diễn ra sau khi ngày 3/8 vừa qua đảng trung hữu Diko tuyên bố từ bỏ vai trò đối tác với đảng Cộng sản AKEL do hai bên không thu hẹp được bất đồng trong việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hiện nay tại quốc đảo này.
Cộng hòa Síp rơi vào khủng hoảng chính trị sau vụ nổ lớn ngày 11/7 vừa qua tại căn cứ hải quân Evangelos Florakis ở miền Nam nước này, khiến 13 người thiệt mạng và làm hư hại nghiêm trọng nhà máy điện lớn nhất quốc đảo này.
Thiệt hại kinh tế do vụ nổ lớn đến mức Ngân hàng Trung ương Síp đã phải cảnh báo rằng nước này có thể trở thành quốc gia thứ tư của khu vực đồng tiền chung châu Âu cần đến sự hỗ trợ tài chính từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)./.
Theo TTXVN
Liên minh cầm quyền tại Cộng hòa Síp đã sụp đổ
Liên minh cầm quyền tại Síp đã sụp đổ sau khi ngày 3/8, đảng trung hữu Diko tuyên bố từ bỏ vai trò đối tác với đảng Cộng sản AKEL của Tổng thống Demetris Christofias, do hai bên không thu hẹp được bất đồng trong đàm phán tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tại quốc đảo này.
Tổng thống Demetris Christofias. (Nguồn: ec.europa.eu)
Phát biểu trước báo giới, lãnh đạo đảng Diko, ông Marios Garoyian, tuyên bố chấm dứt sự hợp tác với Tổng thống Christofias. Theo Hiến pháp Cộng hòa Síp, Tổng thống là người đứng đầu chính phủ.
Trước đó, Diko đã hối thúc Tổng thống Christofias cải tổ nội các nhằm khôi phục lòng tin đang giảm sút trong người dân do không giải quyết được những khó khăn kinh tế và chính trị. Toàn bộ 11 thành viên chính phủ đã từ chức sau đó.
Tuy nhiên, hai bên đã không thể nhất trí về giải pháp thoát khủng hoảng. Diko chủ trương thực hiện các chính sách "thắt lưng buộc bụng" và một lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề lãnh thổ.
Theo giới phân tích, sự ra đi của Diko sẽ đẩy Tổng thống Christofias vào tình thế khó khăn hơn trong việc thành lập chính phủ, tại đất nước tồn tại quá nhiều bất đồng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ giữa hai cộng đồng người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và người Síp gốc Hy Lạp. Hiện AKEL chỉ chiếm 19/56 ghế tại Hạ viện.
Cộng hòa Síp rơi vào khủng hoảng chính trị sau vụ nổ lớn ngày 11/7 vừa qua tại căn cứ hải quân Evangelos Florakis ở miền Nam nước này, khiến 13 người thiệt mạng và làm hư hại nghiêm trọng nhà máy điện lớn nhất quốc đảo này.
Thiệt hại kinh tế lớn đến mức Ngân hàng Trung ương Síp đã phải cảnh báo rằng nước này có thể trở thành quốc gia thứ tư của Khu vực đồng tiền chung châu Âu cần đến sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)./.
Theo TTXVN
11 bộ trưởng Cộng hòa Síp đã đệ đơn xin từ chức Ngày 28/7, đài phát thanh Cộng hòa Síp thông báo, tất cả 11 bộ trưởng nước này đã đệ đơn lên Tổng thống Demetris Christofias xin từ chức trong bối cảnh liên minh chính phủ tan rã và Síp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế và căng thẳng chính trị. Người dân Cộng hòa Síp biểu tình yêu cầu...