Sinh viên Việt Nam giành hai giải thưởng trong cuộc thi thiết kế thời trang
Một sinh viên Việt Nam vừa đạt 2 giải thưởng quan trọng tại MDIS Graduate Fashion Show 2019, Singapore.
Theo đó, Phan Mỹ Linh, sinh viên chuyên ngành Thiết kế Thời trang tốt nghiệp loại xuất sắc, đã được trao giải ‘Best Styling’ Award (tạm dịch là Giải thưởng Phong cách Xuất sắc nhất) và Voters’ Choice Award (Giải thưởng do Khán giả bầu chọn) cho bộ sưu tập của mình mang tên “Nascondere” được ra mắt trên sàn diễn thời trang trong đêm diễn chủ đề “Singularity” tại Học viện Phát triển Quản lý Singapore (MDIS), Singapore.
Phan Mỹ Linh và các thiết kế trong đêm diễn
Mỹ Linh đã khám phá và đi sâu vào văn hoá Ý thông qua lễ hội hóa trang hoành tráng thường niên Venice Carnival. Điểm nhấn của bộ sưu tập “Nascondere” (trong tiếng Ý nghĩa là “ẩn giấu”) là các chi tiết đều được làm bằng tay. Cô đã tạo nên chất liệu của riêng mình bằng cách cắt và vẽ trên mặt vải. Các họa tiết chủ yếu được lấy cảm hứng từ hình dạng của chiếc mặt nạ, một phần không thể thiếu trong lễ hội Venice Carnival. Ngọc trai và các loại vải có kết cấu phong phú đã được đính vào chiếc váy bằng tay. Màu sắc rực rỡ thể hiện niềm vui cùng với phom dáng với tay áo cánh dơi, cổ cao và mũ lớn là điểm chính của bộ sưu tập này.
Một thiết kế trong BST Nascondere
Buổi diễn thời trang tốt nghiệp của Học viện Phát triển Quản lý Singapore năm 2019 giới thiệu 10 bộ sưu tập độc đáo mang những thông điệp xã hội mạnh mẽ nhằm thể hiện tính toàn diện và tính bền vững thông qua từng tác phẩm nghệ thuật. Với chủ đề “Lập dị” (Singularity), buổi trình diễn đêm trình làng của những tác phẩm xuất sắc nhất từ 10 nhà thiết kế trẻ như một phần của lễ tốt nghiệp vào đầu tháng 5 vừa qua.
Video đang HOT
Người chiến thắng ở hạng mục Giải thưởng Học thuật xuất sắc nhất là Nur lli Binte Norazipvới bộ sưu tập mang tên “Fractals” (tạm dịch “Phân dạng”), lấy cảm hứng từ đền thờ Hồi giáo Shah ở Iran. Cô hy vọng thông qua các tác phẩm của mình sẽ gợi mở những cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa về khái niệm trường phái thời trang khiêm tốn và thiếu vắng sự góp mặt của những người mẫu Hồi giáo trong “thời trang ăn liền”.
Nur Ili Binte Norazip với BST lấy cảm hứng từ đền thờ Hồi giáo Shah ở Iran
Nur Ili Binte Norazip giải thích: “Tôi muốn thách thức sự rập khuôn và thể hiện những khả năng của trường phái thời trang khiêm tốn. Tôi mong bộ sưu tập này có thể góp phần khiến nhiều người phải nghĩ đến sự bao quát và đa dạng hơn trong thời trang”.
“Shakti”, nguồn năng lượng vô biên tôn vinh sức mạnh và vẻ đẹp của người phụ nữ theo Ấn Độ giáo, là cảm hứng mà Meghna Sharma đem đến cho bộ sưu tập của mình. Là một người gốc Ấn nhưng lớn lên tại Indonesia, Meghna muốn thiết kế của mình truyền tải thông điệp nâng cao vị thế của phụ nữ trong nền văn hoá vốn còn nhiều bất công về bình đẳng giới.
Meghna Sharma với bộ sưu tập muốn tạo ra hình tượng phụ nữ mạnh mẽ nhưng đầy sự nữ tính, đề cao sự giải phóng cho phụ nữ
“Bộ sưu tập của tôi dựa trên ý tưởng từ những người phụ nữ đang sống rất dũng cảm trong một xã hội nơi mà họ phải hứng chịu những sự phê phán gay gắt. Thiết kế nhấn mạnh vào việc tạo ra một hình tượng tuy nữ tính nhưng vô cùng mạnh mẽ nhằm đề cao sự giải phóng cho phụ nữ”, cô nói.
Trong khi đó, Ng Pei Shi Amanda mang về giải thưởng “Bộ sưu tập xuất sắc nhất” vì đã thể hiện thành công tính nguyên bản, tài nghệ và kỹ thuật được dùng trong bộ sưu tập “Genesis” (Căn nguyên). Lấy cảm hứng từ hình thức nghệ thuật nguyên thủy nhất của các bức tranh hang động Chauvet ở miền Nam nước Pháp, bộ sưu tập là sự diễn giải đương đại các bản in vẽ tay và bóng trong nghệ thuật hang động Palaeolithic.
Các thiết kế sử dụng chất liệu cơ bản
Amanda kết hợp khái niệm thời trang bền vững thông qua việc xếp lớp có chủ ý từ vải vụn và sợi trong thiết kế của mình để phản ánh cuộc sống của người tiền sử khi họ sử dụng các vật liệu cơ bản mà họ nhìn thấy hoặc có được.
Bên cạnh đó, bộ sưu tập “Endless Monochrome” (Đơn sắc bất tận) của Garalde Kate Ashley Rayos đã thắng giải “Tiên phong đặc biệt”. Ashley đã sử dụng kỹ thuật cắt hoa văn tiên tiến để tạo ra các sản phẩm 3D. Bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ các mẫu nội thất của đền thờ Hồi giáo Pearl nằm trong Đài tưởng niệm Pháo đài Đỏ ở thành phố New Delhi (Ấn Độ).
Một thiết kế trong BST Đơn sắc bất tận của Garalde Kate Ashley Rayos
Đại diện ban giám khảo, ông Fabio Panzeri, Giám đốc sáng tạo của Braun Buffel, cho biết: “Chúng tôi thấy được những chủ đề và thông điệp thực sự thú vị trong 10 bộ sưu tập này. Các nhà thiết kế trẻ vẫn trung thành với niềm đam mê của mình. Định hướng sáng tạo của họ đã không mù quáng chạy theo xu hướng và nhu cầu thị trường. Sự dũng cảm như vậy rất quan trọng nếu họ muốn tiếp tục con đường trở thành nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp”.
Nhật Hạ
Theo motthegioi.vn
Bị tố đạo nhái, NTK Lê Thanh Hòa phản ứng thế nào?
Không lên tiếng thanh minh, không lùm xùm tranh luận, phản ứng của NTK Lê Thanh Hòa trước cú bóc phốt kinh điển này lại khiến người ta bất ngờ.
Thứ hai là ngày đầu tuần nhưng làng thời trang nước nhà đã ngập ngụa trong một bầu trời drama. Đại hội bóc phốt mở màn bằng việc nhà mốt cao cấp nước Pháp Alexis Mabille mạnh dạn tố NTK Lê Thanh Hòa vì đã đạo nhái thiết kế một cách trắng trợn. Để chuyện thêm căng, Alexis Mabille thậm chí còn chỉ đích danh Lê Thanh Hòa trong vai trò người sáng tạo và Vũ Ngọc Anh với vai trò là người mặc trên Instagram của mình. Sau đó, chốt bài bằng một hashtag chua xót hết xức: #shameonyou (thật đáng xấu hổ).
Trên thực tế, việc các NTK của chúng ta bị tố đạo nhái không phải là việc quá lạ lùng. Tuy nhiên, rất ít trường hợp bị chính "bản gốc" chỉ mặt gọi tên một cách công khai thế này. Nói gì thì nói, đây vẫn là "biến căng" với làng thời trang Việt. Câu hỏi được đặt ra là, sau khi bị "bêu" như thế, Lê Thanh Hòa phản ứng ra sao?
Đăng đàn giải thích? Kêu gọi đồng minh? Hay im lặng là vàng?
Tất cả đều không phải. Lê Thanh Hòa vẫn rất điềm nhiên, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. An yên đi thưởng trà và buôn một câu nước đôi: "Dù ghét, dù yêu... quan trọng nhất là người ta vẫn đang nói về mình." Xem ra, cú bóc phốt này tạm thời không ảnh hưởng đến anh là mấy.
NTK Lê Thanh Hòa thực sự là một ví dụ điển hình của câu "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến" đây mà.
Theo Trí thức trẻ
Mong manh và mạnh mẽ Sayonara - BST Thu Đông 2019 của NTK Phương My tung hoành tại sàn diễn New York Fashion Week gồm 37 thiết kế, tượng trưng cho những cung bậc cảm xúc theo từng giai đoạn khác nhau của người phụ nữ. Vẻ đẹp của Sayonara không đến riêng từ cuộc chơi chất liệu, màu sắc, đường nét, kiểu dáng... mà đến từ tổng...