Sinh viên: Vẫn chưa hết tết?!
Đến thời điểm hiện tại, một số trường ĐH, CĐ đã trở lại hoạt động bình thường sau kỳ nghỉ Tết khá dài. Tuy vậy, hình ảnh dễ dàng bắt gặp là những giảng đường vắng hoe do lượng sinh viên nghỉ học khá lớn với vô vàn lý do.
Lớp học vắng hoe là tình trạng chung của không ít giảng đường sau Tết
Tháng Giêng là tháng nghỉ ngơi
Mặc dù đã qua rằm tháng Giêng nhưng dường như dư âm của những ngày nghỉ Tết vẫn còn trong giới sinh viên. N.T. H – sinh viên trường Cao đẳng kinh tế cho biết, kỳ nghỉ tết năm nay dài nên đa số các bạn sinh viên chưa bắt nhịp lại với việc học tập. Trong những ngày đầu năm, lớp của H thường xuyên vắng hàng chục bạn với đủ loại lý do như nhà xa chưa lên kịp, bị ốm, gia đình có việc bận… Tuy vậy, trên thực tế, hầu hết đều nghỉ học đi chơi, lễ chùa, thậm chí ở nhà nhậu nhẹt, đánh bài và…ngủ. Nguyên nhân là do vào đầu năm, việc kiểm tra sỹ số lỏng lẻo, nhiều thầy cô còn “nương tay” với sinh viên.
Bên cạnh những sinh viên không đến trường thì tình trạng sinh viên đến muộn, bỏ tiết diễn ra ở hầu hết các giảng đường. Không ít sinh viên tuy ở trong lớp nhưng không phải để học mà…ngủ gật, nhắn tin, chơi game, thậm chí chỉ chờ điểm danh xong là… chuồn. V.T – sinh viên ĐH Văn hóa chia sẻ, có bạn cách trường gần chục cây số, đi học mất hàng tiếng đồng hồ, nhưng khi vừa vào lớp được vài phút đã mất hút cùng các bạn khác. Khi cán bộ lớp nhắc nhở, hỏi lý do thì các bạn đó hồn nhiên trả lời: “Tết về quê, chưa giao lưu được với bạn bè nên ra Tết phải gặp gỡ bù. Với lại, việc học là cả năm, cả đời, nghỉ vài ngày đầu năm chẳng ảnh hưởng gì”.
Lấy lý do xuống trường sớm để học, ngay từ mùng 6 Tết, N.Đ.H (ở Mộc Châu, Sơn La) đã khăn gói xuống Hà Nội. Từ đó đến nay, trung bình mỗi ngày, H hoàn thành từ 2-3 cuộc “gặp mặt đầu xuân”, khi thì với bạn cùng khu trọ, khi với bạn cùng lớp hay bạn cùng… khoa, bạn đồng hương… Hậu quả là chỉ trong vòng 10 ngày, H đã tiêu hết số tiền ăn, tiền nhà của 2 tháng.
Video đang HOT
Nếu như các sinh viên nam chìm đắm trong các cuộc nhậu nhẹt, bài bạc thì thú vui của các sinh viên nữ trong những ngày đầu năm mới là xem bói, đi lễ, giải hạn, dã ngoại đầu xuân, thậm chí là đi “cắt tiền duyên”. M.C, sinh viên CĐ Du lịch tâm sự, dù trường đã vào học được hơn 1 tuần nhưng mẹ C kiên quyết bắt C ở nhà để theo mẹ đi “cắt tiền duyên” hết nơi này qua nơi khác. Nguyên nhân là do đã 21 tuổi nhưng C chưa có một mảnh tình vắt vai. “Thầy” phán nếu muốn có người yêu, C phải làm lễ cắt tiền duyên trong tháng 1 âm lịch. Không chỉ có C mà còn có không ít sinh viên nữ trong những ngày đầu năm không lo học hành mà chỉ mải mê đi lễ chùa “cầu duyên”.
Nguyên nhân phát sinh tệ nạn
Mải mê trong những cuộc chơi đã khiến một số sinh viên lâm vào cảnh nợ nần trong những ngày đầu năm mới. Để có tiền chi tiêu, không ít người đã phải mang những tài sản đáng giá như xe máy, máy tính xách tay, điện thoại đặt ở hiệu cầm đồ. Bên cạnh đó, tình trạng sinh viên tụ tập uống rượu bia tràn lan cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều mâu thuẫn, dẫn đến cãi vã, đánh chửi nhau, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Thạc sỹ Nguyễn Xuân Đạt – giảng viên Trường ĐHDL Thăng Long cho rằng, tình trạng giảng đường vắng trong những ngày đầu năm diễn ra khá phổ biến ở nhiều trường ĐH, CĐ. Nguyên nhân là do một số sinh viên có tư tưởng xả hơi đầu năm, không quan tâm đến việc học. Trong khi đó việc quản lý của các trường vẫn chưa nghiêm. Ngoài ra, việc kiểm soát số lượng sinh viên bỏ tiết hay đến muộn cũng không phải là điều đơn giản. Để khắc phục tình trạng này, các trường cần tăng cường hoạt động quản lý đầu năm, giáo dục ý thức học tập cho sinh viên một cách cụ thể và thường xuyên, có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời những sinh viên đi học đầy đủ và đúng giờ.
Ai cũng biết, dịp Tết là để vui chơi, sum họp gia đình và gặp gỡ bạn bè. Song mỗi sinh viên không nên quá lạm dụng kỳ nghỉ này, tìm mọi cách kéo dài, ảnh hưởng xấu đến việc học, tự hủy hoại tương lai của chính bản thân mình…
Theo ANTD
Đột phá thi cử để dạy thêm không còn là gánh nặng
Với chủ đề đang được dư luận quan tâm: "Đột phá trong thi cử, khắc phục tình trạng dạy thêm - học thêm", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, đã có buổi tọa đàm trực tuyến ngày 4-12, trả lời những băn khoăn của người dân.
Đổi mới thi cử theo mục tiêu giảm tải áp lực cho học sinh
- PV: Theo đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì sau năm 2015, ngành giáo dục sẽ giảm mạnh đầu môn học, mỗi học kỳ không quá 8 môn. Vậy điều này có tác động thế nào với tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan hiện nay?
- Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Hiện nay, hiện tượng dạy thêm tràn lan một phần bắt nguồn từ chương trình. Chương trình bắt học sinh học nhiều, có kiểm tra, đánh giá nhưng không thiết thực. Chương trình mới sẽ bảo đảm không cào bằng, có phần tự chọn phù hợp với năng lực người học. Như vậy áp lực học sẽ giảm, đồng thời cũng giảm học thêm. Việc ra đề thi mở, học sinh được tham khảo tài liệu... cũng khiến dạy thêm ít đất làm ăn hơn. Chúng ta không đặt cả tương lai học sinh vào 1 kỳ thi mà rải ra nên áp lực giảm đi. Khi bản thân người học cũng không có nhu cầu học thêm thì người dạy cũng không thể bắt ép được học sinh học thêm.
- Nhiều thầy cô cho biết, thời lượng học chính khóa trên lớp quá ít, không đủ để củng cố kiến thức cho học sinh nên mới sinh ra việc phải dạy thêm. Điều này có được khắc phục với chương trình mới?
- Đó cũng là một lý do. Chính vì vậy, trong hướng đổi mới sắp tới, chúng ta sẽ tăng giờ học theo cách tự nguyện. Gia đình, nhà trường có điều kiện thì tăng số giờ tự học có hướng dẫn của giáo viên.
- Có đề xuất nên làm điều tra xã hội học về tình trạng dạy thêm, học thêm trong các trường học, từ đó có biện pháp xử lý cụ thể. Ý kiến của Thứ trưởng về vấn đề này?
- Đó là một cách tìm hiểu, ngoài ra còn thông qua công tác quản lý, báo cáo, thanh tra, kiểm tra để nắm bắt được thực trạng dạy thêm, học thêm. Chung quy, chúng ta vẫn khẳng định đó là gánh nặng của nhiều gia đình, học sinh, là nơi xuất phát nhiều tiêu cực. Để thay đổi, chúng ta không chỉ cần đổi mới sách giáo khoa, chương trình học mà đổi mới cả công tác quản lý, tăng cường trách nhiệm, nâng cao ý thức đạo đức nhà giáo. Điều này còn phụ thuộc cả vào phụ huynh. Nếu các vị phụ huynh kỳ vọng ít đi mà kỳ công nhiều hơn trong việc hỗ trợ con cái học tập thì sẽ giảm đáng kể sức ép học thêm.
- Dạy thêm, học thêm cũng xuất phát từ thực tế thu nhập của giáo viên còn thấp. Điều này có được tính đến trong Đề án?
- Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục sẽ được hưởng thang bậc lương cao nhất trong bậc lương của khối hành chính sự nghiệp. Bên cạnh đó giáo viên còn có phụ cấp nghề nghiệp. Ngoài ra còn dựa trên thực lực, cống hiến của từng giáo viên để có những đánh giá, ghi nhận, đãi ngộ cụ thể. Với giáo viên trẻ, ngành sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ được làm việc, học tập và cống hiến.
- Trong Đề án thì việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử được cho là khâu đột phá, vậy Thứ trưởng có thể nói rõ hơn về nội dung này?
- Sắp tới việc kiểm tra, đánh giá sẽ hướng tới mục tiêu kiểm tra học sinh học được cái gì, vận dụng được điều gì? Chúng ta không chỉ kiểm tra kết quả học tập như thế nào mà phải kiểm tra cả quá trình hướng tới việc người học tự điều chỉnh cách học. Giải pháp đổi mới kiểm tra được đánh giá là ít tốn kém. Nó đơn giản, nhìn trước được hiệu quả. Ngoài ra, đề án còn nhiều giải pháp căn bản như nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, quản lý giáo dục, nhưng tất cả đều cần bền bỉ, lâu dài và phải đầu tư nhiều hơn.
PGS Văn Như Cương cho biết, ông rất băn khoăn về giải pháp đột phá đổi mới giáo dục. "Bộ GD-ĐT xác định kiểm tra đánh giá thi cử là một khâu đột phá nhưng gần đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng nói quản lý là đột phá. Đâu đó nói: bồi dưỡng giáo viên là đột phá. Tôi cho là đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử là quan trọng, nhưng không kỳ vọng đột phá đó sẽ lay chuyển toàn bộ hệ thống. Nếu chương trình toàn học các thứ vô bổ mà 70% đạt yêu cầu thì vẫn thất bại. Đột phá phải ở việc ta dạy học trò cái gì, học trò học như thế nào, áp dụng trong cuộc sống ra sao? Nếu không làm tốt khâu đó, ta không thay đổi được giáo dục".
Theo ANTD
Bi hài cảnh học thuê "Học thuê, thi thuê"- lâu nay vẫn được coi là công việc nhẹ nhàng, giúp các bạn sinh viên có thêm thu nhập. Tuy nhiên, những "tai nạn" xảy đến với công việc này khiến cả người học và người thuê rơi vào cảnh khốn khổ. Quảng cáo học hộ, học thuê nhan nhản trên mạng và nơi công cộng Ảnh minh họa...