Sinh viên “vạ vật” vì trường ĐH Thăng Long thay đổi kế hoạch xét tuyển
Kể từ chiều ngày 4/10, hơn 200 trường đại học trên địa bàn cả nước đã công bố điểm chuẩn sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của hàng nghìn thí sinh.
Các trường đại học cũng đang lên phương án xét tuyển, tuyển sinh đủ chỉ tiêu sinh viên theo từng ngành học. Tuy nhiên mới đây, trường ĐH Thăng Long đã gặp nhiều phàn nàn vì liên tục thay đổi kế hoạch xét tuyển, gây ảnh hưởng đến sinh viên và phụ huynh đăng ký cho con em.
Khung cảnh tuyển sinh đông nghịt ở trường ĐH Thăng Long. Ảnh: VTC
Hàng nghìn sinh viên “la liệt” trong sân trường ĐH Thăng Long chờ đăng ký xét tuyển
Theo thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, trường ĐH Thăng Long đã có thông báo xét tuyển theo thứ tự nộp hồ sơ tất cả các ngành cho đến khi hết chi tiêu, đặc biệt không xét điểm từ cao xuống thấp trong thời gian từ 8 giờ sáng ngày 6/10. Hàng nghìn thí sinh và phụ huynh đã túc trực thậm chí từ đêm 5/10 để xếp hàng gửi hồ sơ.
Hàng nghìn người có mặt ở trường ĐH Thăng Long. Ảnh: VTC
Tuy nhiên, số lượng sinh viên đến đăng ký đông vượt mức tưởng tượng nên trong ngày 6/10, nhà trường thông báo sẽ xét tuyển bổ sung theo kết quả thi có điểm từ cao xuống thấp và bắt đầu nhận từ chiều 6/10 đến 17 giờ ngày 11/10. Sự thay đổi “chóng mặt” này đã khiến cho hàng nghìn người chờ đợi mệt mỏi dưới sân trường và gây khó khăn, không đảm bảo quyền lợi cho thí sinh có nguyện vọng.
Sinh viên ngồi chờ la liệt dưới sân. Ảnh: VTC News
Ngay lập tức, Bộ GD-ĐT cũng đã lên tiếng về sự việc này và cho biết trường ĐH Thăng Long tổ chức xét tuyển là sai với quy định. Bộ cũng đã đưa ra yêu cầu kể từ 10/10, các trường đại học và cao đẳng mới chính thức được mở xét tuyển bổ sung.
Cộng đồng mạng: “Nhìn sân trường như “vỡ trận” thực sự”
Video đang HOT
Việc chờ đợi từ đêm cho đến sáng và tiếp tục kéo dài đến buổi chiều đã khiến cho nhiều sinh viên, phụ huynh mệt mỏi. Chứng kiến khung cảnh hàng nghìn người xếp hàng, chen lấn để nộp hồ sơ khiến cư dân mạng không khỏi “rùng mình”, vừa nguy hiểm trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, vừa bị đánh giá là thiếu công bằng và mất quyền lợi của thí sinh trong công tác tuyển sinh.
Ý kiến cộng đồng mạng. Ảnh: Chụp màn hình
- “Sáng qua đông như nêm, sáng nay vỡ trận. Đùa đâu!”
- “Vui như đi trẩy hội vậy, nhưng cũng tội các em”
- “Tội cho sinh viên và gia đình quá”
- “Ít ra phải thống nhất trước và công bố sớm, chứ thay đổi như vậy rất khó cho thí sinh và người nhà đến đăng ký”
Hiện tại, trên fanpage và trang web của trường cũng đã gỡ các thông báo xét tuyển bổ sung. Sáng ngày 7/10, đại diện nhà trường là hiệu trưởng cũng đã thừa nhận có sai sót trong việc tuyển sinh bổ sung sớm, dẫn đến mất kiểm soát khi số lượng sinh viên đổ về trường quá đông. Còn bạn, bạn nghĩ sao về sự việc này?
Nữ sinh tốt nghiệp bằng giỏi nhưng không dám đi xin việc vì lý do trời ơi đất hỡi: Học nhiều khiến bản thân khó khăn giao tiếp!
Tốt nghiệp bằng giỏi nhưng suốt nhiều năm qua nữ sinh chỉ dám làm công việc vặt, thậm chí nếu có làm cũng nhanh chóng xin nghỉ bởi bị đồng nghiệp bắt nạt vì không chịu hòa đồng.
Sinh viên là những người đang đứng trước ngưỡng cửa thị trường lao động, là thế hệ trẻ nhất, được kỳ vọng nhiều nhất bởi sự năng động, nhạy bén và sáng tạo. Thế nhưng liệu họ có thể đáp ứng được những đòi hỏi của công việc trong môi trường thực tế gấp rút, nhiều áp lực hay không lại là một vấn đề không thể kết luận ngay được.
Một trong những vấn đề thường gặp phải là thiếu khả năng giao tiếp. Những người như vậy thường bị đánh giá chỉ số EQ thấp trong điều tiết cảm xúc, thiếu khả năng thấu hiểu người khác và khó hòa nhập chung trong môi trường tập thể, điển hình như câu chuyện của nữ sinh Ngoại thương mới ra trường này.
Cô bạn chia sẻ trên trang confessions rằng bản thân dù đã ra trường với tấm bằng giỏi nhưng không dám xin việc vì tự ti kỹ năng giao tiếp. Bởi suốt những năm cấp 3 và đại học chỉ quanh quẩn từ nhà đến trường, đi làm thêm cũng bị đồng nghiệp bắt nạt vì không hòa đồng. Vậy là suốt bao năm nữ sinh chỉ làm thêm công việc lặt vặt và khi thất nghiệp đành tay trắng về quê trong chính cái nhìn kỳ thị của gia đình.
Nữ sinh viên Ngoại thương thất nghiệp vì thiếu kỹ năng giao tiếp.
" Hiện tại, mình mới ra trường và đã trải qua sự tuyệt vọng tận cùng vì cảm thấy mình trầm cảm từ lâu nhưng không hay biết. Vì trước gì mình chỉ học, mình thích nó và cũng rất ngại giao tiếp nên 12 năm hầu như chỉ đến trường và về nhà. Ở nhà cũng khép kín và rất ngại người khác vào nhà. Bố mẹ thấy mình học nên cũng không quan tâm và mình học khá giỏi chắc do cần cù bù khả năng.
Mình rất ít bạn bè vì cảm giác luôn bị tách biệt khi nói chuyện với họ. Mình cần sự quan tâm và mình cũng hơi nhạt, đôi lúc thấy phá trò nhưng mọi người xung quanh không ai hiểu được. Cấp 3 mình rất tủi thân vì không biết sao kết nối với mọi người dù đậu vào một trường khá nổi ở TP.HCM.
Lên đại học dù môi trường năng động nhưng vẫn chỉ một mình lên thư viện rồi lại về phòng trọ. Đến năm 2 thì gia đình có biến cố và mình quyết định đi làm. Lúc đó mới biết tệ thế nào, rất vụng về và không giao tiếp được với ai nên đồng nghiệp dễ dàng bắt nạt mình. Bốn năm đại học trôi qua như thế, mình dần mất cảm xúc nhưng tính khí vẫn trẻ con vì không va chạm. Cảm giác chỉ có học hành là giỏi lên chứ bản thân thì vẫn thụt lùi mãi.
Quãng thời gian chỉ biết học khiến nữ sinh khó giao tiếp với mọi người, càng thêm thu mình. (Ảnh minh họa)
Mình tốt nghiệp đại học bằng giỏi với bảng điểm đẹp nhưng không dám apply đâu vì tự ti kỹ năng xã hội. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng với người bình thường, nhưng đầu óc mình không gì ngoài kiến thức chứ không có kỹ năng thực tế. Mình sợ giao tiếp đám đông, mất tập trung và sức ì quá lâu khiến mình không nghĩ ra được cách giải quyết công việc.
Đáng lẽ bước ra từ môi trường năng động, với tấm bằng giỏi thì mình có thể đi xin việc. Nhưng giờ mình thấy kiến thức, cách ứng xử và giao tiếp còn không bằng đứa cấp 2, việc gì cũng chậm chap và không nhanh nhạy bằng người khác. Mình chỉ ước bản thân ngày xưa học ít đi, không tự thu mình thì giờ cũng không đến nỗi này.
Về quê với tấm bằng cử nhân loại giỏi nhưng hầu như tay trắng khiến gia đình và bạn bè lại càng kỳ thị hơn. Xin việc ở quê cũng không xong khi ngôn ngữ không thực tế, nấu ăn không ngon, không biết cách tạo niềm vui trong cuộc sống. Một sinh viên FTU đã ra trường nhưng vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc nào gọi là ổn, hiện giờ chỉ quanh quẩn ở nhà. Mình làm kinh tế mà không khéo léo giao tiếp thì làm gì mới ổn".
Về quê thất nghiệp với tấm bằng giỏi càng là áp lực đè nặng lên vai nữ sinh.
Câu chuyện lý do thất nghiệp này sau khi được đăng tải đã thu về nhiều bình luận trái chiều. Một bên thì đồng cảm với nữ sinh vì chuyện tự ti giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khi đi xin việc. Không giao tiếp được với đồng nghiệp sẽ khiến môi trường làm việc đã căng thẳng lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, không ít người cho rằng cô nàng đang bị tiêu cực thái quá và nên đi gặp bác sĩ tâm lý sớm giải quyết vấn đề.
" Đọc câu chuyện của bạn xong tự dưng nhớ đến câu chuyện của chú voi bị xích bằng dây thừng không buộc ở cột. Cảm giác bạn đang bị tiêu cực thái quá vấn đề thì phải. Nhìn nhận được điểm yếu của bản thân thì nên nghĩ cách cải thiện thay vì than vãn mới là tư duy cần thiết. Thay đổi cách nghĩ sẽ giúp cuộc sống của bạn vui vẻ hơn đấy", bạn T.A chia sẻ.
" Bạn nên học cách kỳ vọng bản thân ít thôi vì không ai hòan hảo cả, sửa từng chút một nhé. Cũng hướng nội thì bạn nên đọc sách, giao tiếp với những người cùng sóng với mình, đi nhiều nơi. Nếu viết tốt có thể tận dụng năng lực đó. Nhưng cũng đừng cố gắng bắt chuyện với ai cũng thích, chỉ rước mệt thêm. Hi vọng bạn sớm ổn định", bạn H.K chia sẻ.
" Bạn tốt nghiệp loại giỏi chứng tỏ kiến thức thì rất vững. Giờ bạn chỉ cần học thêm về giao tiếp, kỹ năng nữa là ổn. Bạn cứ mở lòng ra, tự tin vào mình và sẵn sàng học cái mới. Cứ thử bắt đầu việc nói chuyện với ai đó lạ đi, là bạn đã thấy nhiều điều thú vị lắm rồi", bạn C.V bình luận.
Chuyện sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng xã hội chắc chắn không còn là chuyện mới, nó diễn ra suốt bao năm nay và sẽ vẫn tiếp tục trở thành chủ đề được bàn tán. Tất cả kỹ năng đó đều có thể học được. Nhưng trước khi muốn người khác hiểu được giá trị, trân trọng mình thì hãy học cách tự yêu lấy bản thân. Bởi chỉ khi biết yêu và trân quý mình thì bạn mới có động lực cố gắng trong công việc.
Vân Trang
Giảng viên thay nhau đến KTX phơi hơn 3000 chiếc chăn cho sinh viên chuẩn bị quay về trường Mỗi chiếc chăn mền sẽ được dán giấy ghi rõ thông tin và số phòng của sinh viên nhằm tránh trường hợp nhầm lẫn khi phơi. Mới đây, trường đại học East China Jiao Tong University, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, đã mở một nền tảng mạng xã hội trong trường và tiếp nhận hơn 3000 đơn phơi chăn mền miễn phí cho...