Sinh viên ứng xử thế nào trên mạng xã hội?
Khoảng 4.300 lượt sinh viên thuộc 11 khoa của trường ĐH Mở TP. HCM đã tham gia chuỗi hoạt động định hướng về “Văn hoá ứng xử trên mạng xã hội”. Chương trình do Đoàn Thanh niên phối hợp với Hội Sinh viên trường tổ chức.
Chuỗi chương trình trải qua 4 tuần lễ từ đầu tháng 4/2020, với 4 chủ đề thú vị: “Khi thấy một thông tin, bạn làm gì ?”, “Lời hay không gây buồn bực – Chung tay lan tỏa điều tích cực”, “ Luật An ninh mạng và lối ứng xử của bạn” và “Hãy đè bẹp thông tin không đẹp”. Sinh viên thực hiện phần thi của mình thông qua link dẫn đến minigame trên nền tảng web myaloha.vn. Sinh viên hoàn thành 5 câu hỏi với môtíp 1 câu kiến thức, 1 câu tình huống và 3 câu minigame tuyên truyền cùng chủ đề trong thời gian 15 phút. Ban Tổ chức trao giải thưởng tuần dành cho sinh viên có điểm số trả lời câu hỏi cao nhất và sớm nhất.
Đến với tuần đầu tiên với chủ đề “Khi thấy một thông tin, bạn làm gì?”, gồm các câu hỏi và trò chơi giúp sinh viên nhận định được các nguồn tin tức chính thống, dừng lại suy nghĩ và chọn lọc khi bắt gặp một thông tin trên mạng. Khởi động tuần đầu với 1.331 sinh viên tham gia. Chủ đề đầu tiên, Trần Thanh Rin (khóa K17) đã xuất sắc hoàn thành 5/5 câu thử thách, trong thời gian sớm nhất và nhận giải thưởng từ chương trình.
Chuỗi chương trình đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia. (Ảnh: Hội Sinh viên trường)
Ở chủ đề tuần thứ hai: “Lời hay không gây buồn bực – Chung tay lan tỏa điều tích cực”, giúp các bạn sinh viên hướng đến những điều hay, ý đẹp và lan tỏa những điều tích cực, Nguyễn Thị Hồng Thi (khóa K18, khoa Kinh tế và Quản lý công) đã vượt qua 1.300 bạn sinh viên để trở thành người chiến thắng.
Video đang HOT
“Luật An ninh mạng và lối ứng xử của bạn” là chủ đề hấp dẫn của tuần 3. Một lối điều chỉnh các ứng xử thông qua việc phổ cập thêm cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về “Luật An ninh mạng” thông qua các trò chơi giải đố, ô chữ. Phần thi đã nhận được sự quan tâm của 978 bạn sinh viên. Nguyễn Nhật Thùy Trân (khoa Kế toán – Kiểm toán khóa K16) đã dẫn đầu, với số điểm cao nhất khi hoàn thành 5/5 thử thách trong thời gian sớm nhất.
Tuần cuối cùng mở ra với chủ đề là một câu khẩu hiệu “Hãy đè bẹp thông tin không đẹp”, với những kiến thức tổng hợp từ tất cả những nội dung cốt lõi trong suốt cả chương trình, song song đó, giới thiệu cho các bạn sinh viên một số đầu sách và kênh thông tin giúp sinh viên củng cố kinh nghiệm giao tiếp, tương tác qua mạng. Chủ đề được hoàn thành với 685 sinh viên đăng ký tham gia. Nguyễn Thị Thanh Thu (khoa Kế toán – Kiểm toán) đã chiến thắng giải tuần.
“Sau 4 tuần triển khai, với 4 chủ đề, hoạt động đã thu hút hơn 4.200 lượt sinh viên tham gia và đã tìm ra được 4 bạn sinh viên xuất sắc đạt kết quả cao nhất để trao 4 giải thưởng tuần. Dự án nhận được sự hưởng ứng đông đảo từ các bạn đoàn viên, sinh viên và có sự tương tác cao trên mạng xã hội. Đây sẽ là cơ sở để Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường thực hiện tiếp các dự án về đời sống sinh viên trên mạng xã hội”, Thái Trọng Nghĩa, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Mở TP. HCM cho biết.
Vì dịch corona, học sinh - sinh viên nghỉ Tết dài chưa từng có
Trên các diễn đàn, nhiều dân mạng chế ảnh tâm trạng của học sinh, sinh viên khi một số trường tiếp tục gia hạn thời gian nghỉ để tránh lây nhiễm dịch corona.
Để phòng, chống sự lây lan của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona, ngay sau đợt nghỉ Tết, hầu hết trường học trên cả nước đều ra thông báo để học sinh, sinh viên nghỉ thêm một đến hai tuần để tránh dịch. Tuần nghỉ đầu chưa kết thúc, các trường tiếp tục gia hạn thời gian nghỉ do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Ảnh: Top comments.
Việc học sinh, sinh viên được nghỉ học nhiều tuần liên tiếp trở thành đề tài chế ảnh trên nhiều diễn đàn lớn. Nhiều người gọi đây là "kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử". Ảnh: FB.
Không ít người tỏ ra bất ngờ với thông báo nghỉ học nhiều ngày. Bên cạnh đó, học sinh, phụ huynh và nhà trường cũng lo lắng khi kỳ nghỉ kéo dài ảnh hưởng đến việc dạy, học và sẽ phải học bù sau khi hết dịch. Ảnh: FB.
Nghỉ học, chỉ ở nhà chơi và ngủ, nhiều bạn trẻ dự đoán mình sẽ tăng cân không kiểm soát, mập lên sau đợt nghỉ dài ngày. Ảnh: Top troll.
Không đến trường, còn được nhắc nhở nên hạn chế tụ tập đông người, dân mạng không biết làm gì cho hết những ngày nghỉ.
Không đến trường đồng nghĩa với việc ít được gặp "cạ cứng", crush, không còn được buôn chuyện cùng đám bạn thân. Ảnh: Bách Kinh Xây Confession.
Trong khi mọi người tranh cãi về việc công nhân viên chức có được nghỉ để ở nhà trông con thì giáo viên khá "bình tĩnh" vì học sinh được nghỉ, giáo viên cũng ít phải đến trường. Ảnh: Vebay.
Theo Zing
Xuất hiện văn bản giả mạo ĐH Đà Nẵng cho sinh viên nghỉ thêm 1 tuần ngừa virus Corona PGS-TS Lê Thành Bắc, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, khẳng định văn bản với nội dung nói trên là giả mạo và cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ vụ việc. Sáng 6/2, Đại học Đà Nẵng khẳng định, văn bản với nội dung Nhà trường tiếp tục cho sinh viên nghỉ học đến hết ngày 16/2...