Sinh viên Ukraine ở nước ngoài làm bánh crepe quyên tiền cứu trợ
Tại một trường nội trú ở dãy núi Rocky, một nhóm thanh thiếu niên làm bánh crepe để quyên góp tiền cho hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Sophia Pavlenko (bên trái), người Nga, và Masha Novikova, người Ukraine, chuẩn bị bánh phồng, bánh crepe theo phong cách Đông Âu, để bán cho các sinh viên khác trong ký túc xá tại của trường United World, Chủ nhật, ngày 12 tháng 3 năm 2022. Ảnh: AP
Các sinh viên này đều đang theo học tại trường nội trú ở phía bắc New Mexico, họ cảm thấy lo lắng cho tương lai và cho những người thân trong vùng bị ảnh hưởng bởi chiến sự.
Masha Novikova, một sinh viên 19 tuổi đến từ miền trung Ukraine, đã dành cả đêm hôm trước để gọi điện thoại cho các tổ chức phi chính phủ nhằm cố gắng đưa mẹ và ba đứa em của cô đến Đức.
Novikova cho biết cô phải đối mặt với những trách nhiệm mà “thanh thiếu niên thường không phải đối mặt”, trong khi vật lộn với thực tế rằng gia đình cô có thể sẽ không bao giờ trở lại như trước đây.
“Nó hủy hoại bạn từ bên trong,” cô nói.
Trong khuôn viên trường United World, thanh thiếu niên đến từ 95 quốc gia cùng học tập và chia sẻ nền văn hóa. Các sinh viên nói tiếng Nga, bao gồm một số từ nước ngoài cũng như con của những người nhập cư, đều cảm thấy bàng hoàng trước chiến dịch quân sự biệt của Nga ở Ukraine.
Hôm 12/3, nửa tá người trong số họ đã tập trung trong nhà bếp của ký túc xá, làm bánh Blini – bánh crepe kiểu Đông Âu – để bán cho các bạn sinh viên.
Video đang HOT
“Thật khó để tập trung vào các kỳ thi đang đến gần. Chúng tôi vẫn còn đang đi học. Chúng tôi vẫn đang cố gắng để sống cuộc sống của mình và đột nhiên chiến sự xuất hiện”, Alexandra Maria Gomberg Shkolnikova, 18 tuổi, ở thành phố Mexico, có gia đình đến từ Nga và Ukraine, cho biết.
Những lo lắng không nguôi
Tại trường nội trú ở Rocky Mountains, hôm 12/3, một nhóm thanh thiếu niên Đông Âu đã làm bánh crepe để quyên góp tiền cho hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga – Ukraine. Ảnh: AP
Buổi sáng sau đêm nghe điện thoại, mắt Novikova nặng trĩu khi cô bước về ký túc xá. Trên đường đi, cô gặp một trong những người bạn thân nhất của mình, một sinh viên đến từ Nga.
Sinh viên Nga từ chối phỏng vấn cùng AP, với lý do luật kiểm duyệt của Nga kể từ khi bắt đầu chiến sự.
“Người bạn Nga của tôi, cô ấy hiểu cảm giác của tôi”, Novikova nói và cho biết thêm rằng chiến sự đã đưa họ đến gần nhau hơn.
Cả hai cùng về khu nhà bếp ký túc xá để chuẩn bị làm bánh.
Chiều muộn, hàng chục sinh viên đến mua bánh hạnh nhân, phủ mứt và sô cô la. Thùng nhựa đựng tiền khoảng hơn 300 USD, một khoản đóng góp khiêm tốn cho hoạt động cứu trợ nhân đạo được chia cho ba bệnh viện ở Ukraine, bao gồm cả bệnh viện nơi cha của Novikova làm bác sĩ phẫu thuật.
Novikova sợ gia đình mình sẽ bị ném bom hoặc pháo kích nếu họ ở lại đất nước. Trong khi đó, mẹ cô lo lắng về việc gia đình sẽ bị bắn trên đường đến Ba Lan nếu họ rời đi.
Buổi bán bánh không giúp Novikova cảm thấy yên tâm hơn, nhưng ít ra cô cũng có thể chia sẻ điều đó với bạn bè của mình.
Hội chứng 'trống trải tột cùng' của phụ huynh sau phong tỏa
Vốn quen sống sáu người trong một căn nhà nhỏ suốt kỳ phong tỏa, Tascha Oldland trải qua sự trống trải khủng khiếp khi hai đứa con lớn nhập học từ tháng 9.
"Lúc mới lockdown rất khó chịu: sau vài năm, sáu người chúng tôi mới lại sống chung dưới một mái nhà. Nhưng sau vài tháng, mọi thứ dần ổn định. Dù khá căng thẳng với mọi thứ đang diễn ra nhưng tôi thấy khá là may mắn khi có thêm khoảng thời gian ở bên hai đứa con lớn. Và cái giá phải trả cho điều đó là cảm giác trống trải tận cùng khi chúng rời đi", Tascha nói.
Các phụ huynh Anh đang đối mặt với "hội chứng trống trải" sau thời gian sum vầy gia đình nhờ các lệnh phong tỏa. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Unite Students với 1.000 phụ huynh có con vào năm nhất đại học cho thấy "empty nest syndrome" (hội chứng trống trải, buồn bã khi con cái rời nhà đi) ảnh hưởng nặng nề tới các bậc phụ huynh trong năm nay. 93% người được khảo sát tin rằng việc gần gũi con cái trong suốt đợt giãn cách khiến hội chứng này càng tác động tồi tệ hơn. 98% phụ huynh có con vào năm nhất đại học trong mùa thu này cho biết họ phải trải qua "nỗi buồn tột cùng".
Sáu thành viên trong gia đình Tascha. Ảnh: Tascha Oldland
Tuy nhiên, nỗi buồn của các phụ huynh được giải toả phần nào nhờ niềm an ủi rằng con của họ trúng tuyển đại học, bất chấp những khó khăn trong học tập do đại dịch gây ra.
Bonnie đã phải vật lộn để hỗ trợ con trai khi cả nhà nghĩ cậu không thể vào trường Y sau khi các kỳ thi liên quan như A-level bị huỷ bỏ trong thời gian giãn cách. Thậm chí, có trường đã gửi email thông báo cậu không trúng tuyển. Thế nhưng may mắn, con trai Bonnie vẫn nhận được một lời đề nghị học Y.
"Đó là khoảnh khắc đáng kinh ngạc", cô nói. Sự cố gắng của con và khoảnh khắc đó khiến Bonnie, bà mẹ đơn thân luôn nghĩ mình sẽ mắc hội chứng "empty nest" trở nên hạnh phúc.
"Ngôi nhà của tôi bây giờ rất trống vắng và tôi cũng đang phải đối mặt với nỗi buồn. Nhưng thật ngạc nhiên, tôi lại không cảm giác buồn quá khi con trai lên đường đi học. Tôi vui khi thấy con đã lớn khôn rất nhiều", Bonnie chia sẻ, hy vọng con trai vượt qua những khó khăn khi ở ngoài vòng tay bố mẹ.
Một ông bố giúp con gái chuyển đến ký túc xá Đại học Aberystwyth. Ảnh: Keith Morris News / Alamy
TS Dominique Thompson, chuyên gia về hội chứng "empty nest", đồng tác giả cuốn "How to grow a grown up", cho biết hội chứng "empty nest" có thể khiến người mắc cảm thấy như mất hồn và có vẻ như các bậc cha mẹ thực sự cảm nhận rõ rệt hơn điều này trong năm nay do đại dịch.
Thế nhưng, Elaine, nhà quản lý dự án ở Ireland, lại thấy niềm vui là cảm xúc lớn nhất mà cô có được khi con trai vào đại học hồi tháng 9. "Tôi rất yêu con trai và chúng tôi có mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng rõ ràng con đã sẵn sàng để đi học xa nhà. Tôi còn vui vì đã có lúc tôi lo lắng rằng trải nghiệm đầu tiên ở bậc đại học của con là ngồi trong phòng ngủ tại nhà để học trực tuyến và không được gặp gỡ bất kỳ ai", Elaine nói. Cô cho rằng mình sẽ buồn hơn rất nhiều nếu con không thể đến trường nghe các bài giảng trực tiếp và gặp gỡ, giao lưu với những người bạn mới.
Arti Rose, một công chức sống ở Warwickshire, cũng cho biết nỗi buồn khi chứng kiến cậu con trai 18 tuổi rời nhà đi học Luật tại Đại học Exeter không phải là cảm xúc bao trùm. Dù thấy sự trống vắng trong nhà, Arti Rose luôn tự nhắc nhở bản thân về sự may mắn khi con đã cố gắng rất nhiều và đạt được điều mong ước. Cô tự hào về con.
Nhiều phụ huynh khác nhận thấy cảm giác trống vắng của họ giảm đáng kể khi nhớ lại những ký ức trong đại dịch. Umoja, bà mẹ có cặp song sinh rời nhà đến trường đại học vào tháng 9, tự "thoát ly" nỗi buồn khi cho rằng đại dịch đã giúp cô có thêm thời gian bên các con.
Thêm 10 học sinh ở Nigeria được thả sau gần 3 tháng bị bắt cóc Đại diện phụ huynh học sinh của trường trung học nội trú Bethel Baptist ở Tây Bắc Nigeria cho biết các tay súng bắt cóc trên 100 học sinh của trường này gần 3 tháng trước đây đã thả thêm 10 em trong ngày 26/9 sau khi nhận được tiền chuộc. Một học sinh vui mừng gặp lại người thân sau khi được...