Sinh viên… U60
Có 2 bằng ĐH đối với 1 chủ cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa đủ. Người đàn ông 54 tuổi này vẫn hằng đêm chạy xe hơn 40 km học cao học.
Ông là Võ Minh Hùng, chủ cửa hàng vật tư phân bón Tám Hùng ở xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông Hùng đã tốt nghiệp ngành tài chính – ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, ngành luật tổng hợp Trường ĐH Luật TPHCM và tiếp tục học lên cao học luật của trường này.
Lận đận vẫn không bỏ cuộc
Sinh ra trong gia đình nghèo nên ông Hùng phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Thế nhưng, nỗi nhớ trường, nhớ chữ cứ níu chân ông trở lại. Một buổi đến trường, buổi còn lại lên rừng hái củi về bán nhưng “chú tiều phu” vẫn cứ học giỏi và là một trong số ít học sinh tốt nghiệp loại khá ở Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Ninh Hòa) năm 1979.
Ông Võ Minh Hùng học cao học luật ở tuổi 54.
Đầu năm 1980, ông trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và lên đường đến chiến trường Tây Nam. Những ngày làm lính tình nguyện ở nước bạn Campuchia, ông vẫn nuôi hy vọng được học ĐH.
Năm 1984, xuất ngũ, về quê, ông Hùng liền nộp đơn dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng nhưng không đậu nên ông theo học Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa. Sau 3 năm học, đến năm 1987, ông tốt nghiệp và về làm việc ở Công ty Vật tư Tổng hợp Khánh Hòa. Tuy nhiên, chưa đến 1 năm, ông đã nghỉ. “Hồi đấy, tôi còn nhớ lương của tôi chỉ 21.000 đồng/tháng, chưa bằng tiền tôi đi hái củi 2 ngày. Không đủ sống nên tôi ở nhà vác búa làm tiều phu” – ông Hùng cười chua chát.
Video đang HOT
Sau 2 năm ở nhà hái củi, ông tích góp ít vốn lập gia đình rồi mở điểm bán vật tư, phân bón nhỏ ở quê. Đến năm 2001, khi kinh tế gia đình bớt chật vật, ông mới dám nói với vợ nỗi khát khao được học ĐH của mình.
“Khi anh Hùng đi học, gia đình vẫn còn khó khăn. Cả 3 cha con đi học, nhà một mình tôi xoay xở nhưng thấy anh ham quá, mình cũng không nỡ cản” – bà Nguyễn Thị Tám, vợ ông, tâm sự. Năm ấy, ông dự thi và đậu vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM khi đã 42 tuổi.
Khi nào không thấy chữ thì nghỉ!
Không còn lên rừng đốn củi nhưng ông Hùng vẫn có suy nghĩ của một tiều phu dù là về việc học. “Đường học như con đường vào rừng. Càng đi sâu, càng thấy rừng rậm rạp, lại càng thấy mình nhỏ bé. Học lên cao khiến tôi thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức” – ông Hùng nhìn nhận.
Khi đang học năm thứ 3 Trường ĐH Kinh tế TPHCM, “đụng” nhiều bài học về tranh chấp kinh tế – thương mại, ông lại thấy mình hổng kiến thức về mặt pháp lý. Vậy là ông dự thi và đậu tiếp vào Trường ĐH Luật TPHCM. Cùng lúc học 2 trường ĐH, những ngày ở TPHCM, ông xoay như chong chóng. “Mấy cậu bạn chung lớp đáng tuổi con thấy tôi chạy sô cũng ớn, cứ theo hỏi: Ở tỉnh, chú làm bí thư hay chủ tịch mà học dữ vậy. Tôi tức cười quá! Mình chỉ học cho thỏa niềm ham học mà không ai tin” – ông Hùng cười.
Sau buổi học ở lớp, ông Võ Minh Hùng bán thuốc trừ sâu tại nhà.
Đến giờ, ông Hùng vẫn nghĩ rằng học tập nhằm mở mang kiến thức chứ không phải để vươn đến một vị trí nào đó trong xã hội. Bởi vậy, tốt nghiệp 2 trường ĐH xong, ông lại trở về nhà lui cui bán phân bón, bán thuốc ở cửa hiệu.
Nghe tin ông học ĐH luật, người dân trong xã bắt đầu đến nhờ tư vấn mỗi khi có tranh chấp, khiếu nại. “Ở ĐH, tôi học luật tổng hợp, không được chuyên sâu nên nhiều khi bà con nhờ, mình bí thật nhưng bà con không tin, cứ nghĩ mình làm cao. Khổ thế!” – ông Hùng giãi bày. Thế là ông lại học. Đầu năm 2013, ông dự thi vào lớp cao học luật do Trường ĐH Luật TPHCM mở tại TP Nha Trang. Trong số 850 thí sinh dự thi để chọn ra 192 người, lại có tên ông. “Hai đứa con thấy tôi ham học cũng trở nên chăm hơn. Cả 2 đứa đang học ĐH ở TPHCM đều rất giỏi” – ông Hùng khoe.
Để đạt thành tích ấy, nhiều khi ông Hùng phải cười ra nước mắt. Ông kể về buổi học đầu tiên ở lớp cao học. Hôm ấy, vì phải vượt đường xa hơn 40 km nên ông đến lớp muộn, khi cả lớp gần như đã đông đủ, chỉ còn thiếu giảng viên. Ông mang cặp đen vội bước vào lớp thì bất ngờ cả lớp đứng dậy… chào thầy. “Tôi ngượng chín người, cứ luống cuống không biết nói sao. Sau đó, mỗi khi thảo luận vấn đề nào khó, các bạn trong lớp lại mời… “thầy” Hùng” – ông Hùng kể. Cũng sau lần ấy, ông thay chiếc cặp đen bằng chiếc ba-lô.
Chỉ mới học cao học được gần 3 tháng nhưng ông Hùng đã nghĩ mình không dừng việc học ở đây. “Tôi nghĩ sau này, tôi sẽ học tiếp 1 khóa học mới. Mình cứ học vậy thôi, chừng nào mắt không còn thấy chữ nữa thì nghỉ” – ông Hùng bộc bạch.
Ba-lô đầy sách ra chiến trường Đầu năm 1980, ông Hùng lên đường nhập ngũ. Trong ba-lô của ông, ngoài bộ quần áo mới mẹ may, còn lại chỉ toàn là sách năm lớp 12. Ba-lô sách ấy được ông giữ cẩn thận để ôn thi lại khi xuất ngũ. “Giữa sự sống và cái chết ở chiến trường, thấy tôi học, ban đầu một số đồng đội trêu cười nhưng về sau, nhiều người cũng muốn học. Thế là tôi rủ thêm 12 chiến sĩ nữa ở cùng tiểu đoàn học chung bộ sách. Sau này, về quê thất lạc nhau nhưng nghe nói trong những đồng đội ấy, một số đã hy sinh nhưng không ít người xuất ngũ được học ĐH, giờ có địa vị trong xã hội, tôi mừng lắm!” – ông Hùng tâm sự.
Theo Hồng Ánh
Người Lao Động
SV thiết kế thành công mô hình tàu khách chạy bằng năng lượng mặt trời
Với công trình "Thiết kế hệ động lực tàu khách 8 chỗ chạy sông sử dụng năng lượng mặt trời", nhóm sinh viên Vương Hoàng Nguyên, Trần Nguyễn Kim Luân (ĐH Bách khoa TPHCM) đã giành giải Nhất trong chương trình "Giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc của sinh viên ĐHQG" năm 2013.
Xuất phát từ mục đích đưa ra một giải pháp kĩ thuật mới cho việc vận hành tàu thủy, hai sinh viên Vương Hoàng Nguyên và Trần Nguyễn Kim Luân (bộ môn Tàu thủy, khoa Kỹ thuật giao thông, ĐH Bách khoa TPHCM) đã nảy sinh ra ý tưởng thiết kế động cơ tàu thủy chạy bằng năng lượng mặt trời.
Nói về lí do đưa ra sáng kiến này, Hoàng Nguyên cho hay: "Tàu thủy chạy bằng năng lượng mặt trời có rất nhiều ưu điểm. Nó sử dụng động cơ điện nên không gây ô nhiễm môi trường, êm hơn và không gây tiếng ồn. Bên cạnh đó, nó mang tính kinh tế hơn so với các động cơ diezen truyền thống".
Sinh viên Vương Hoàng Nguyên (giữa) thay mặt nhóm nhận giải Nhất Giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc sinh viên ĐH Quốc gia năm 2013, ngày 20/9/2013.
Để thực hiện được công trình này, Hoàng Nguyên và Kim Luân đã phân chia nhau công việc của mình. Hoàng Nguyên phụ trách về mảng điện, tính toán điện pin năng lượng mặt trời. Còn Kim Luân đảm nhiệm phần thiết kế những chi tiết của hệ động lực.
Để thực hiện được mô hình này, nhóm sinh viên đã mất tới 4 tháng rưỡi. Thời gian đầu thực hiện công trình, nhóm đã gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh phí và những dụng cụ, thiết bị để tiến hành đo đạc, kiểm tra động cơ của tàu. Những công cụ cần dùng cho việc thực hiện đều phải đi mượn hoặc tự chế theo cách của mình.
Mục đích thiết kế của tàu là dành cho những khu du lịch sinh thái có hồ hoặc là ven sông để phục vụ cho du lịch.
Công trình của Hoàng Nguyên và Kim Luân được Hội đồng chấm giải thưởng đánh giá cao về tính sáng tạo và tính ứng dụng thực tế. Hiện tại, nhóm đã thiết kế được hệ động lực theo tỉ lệ 1/10 so với thực tế. Công trình đã được cấp kinh phí và dự kiến đến năm sau sẽ đóng được tàu thật.
Chia sẻ về kinh nghiệm để nghiên cứu những mô hình tương tự, Hoàng Nguyên tâm sự: "Yếu tố sáng tạo và tìm tòi theo hướng mới là điều quan trọng trong việc nghiên cứu những đề tài như thế này. Muốn tìm được cái mới thì mình phải tự bắt tay vào làm. Mình phải tìm hiểu và cố gắng áp dụng được đề tài đó vào trong thực tế".
Bùi Thủy
Theo dân trí
50 chỉ tiêu cuối cùng vào thẳng HV CNTT Bách Khoa (BKACAD) Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa (Bachkhoa Information Technology Academy - BKACAD) là chương trình hợp tác chính thức của Đại học Bách Khoa Hà Nội và các đối tác nước ngoài như tập đoàn Cisco Systems, Microsoft, Prometric, VUE (Hoa Kỳ). Đối tượng thuộc diện xét tuyển thẳng là thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh tham dự kỳ...