Sinh viên trường Y thực tập khiêng bệnh nhân với tốc độ nhanh kinh hoàng, xem mới biết ngoài đời công việc áp lực cỡ nào
Chạy đỉnh như này tưởng rằng chỉ sinh viên trường thể thao mới làm được, nhưng ai ngờ đây đều là sinh viên trường Y đang thực tập.
Không ngoa khi nói rằng, ngành Y có lẽ là một trong những ngành học “khó nhằn” bậc nhất trong tất cả các nghề. Để có thể được gọi với danh xưng “bác sĩ”, “y tá” thì sinh viên ngành Y phải trải qua cực nhiều gian truân: từ điểm đầu vào cạnh tranh cho đến 6 năm lịch học kín mít…
Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh sinh viên Trung Quốc thực tập chạy đưa bệnh nhân cấp cứu đang được truyền tay nhau trên MXH.
Trên đường đua chia thành nhiều nhóm khác nhau, cứ bốn sinh viên vừa chạy vừa bê theo một chiếc giường người bệnh. Các sinh viên sẽ cố gắng chạy với tốc độ nhanh nhất, y như trong một trường hợp khẩn cấp cần đưa bệnh nhân đến nơi cứu chữa kịp thời.
Nhìn chung học Y ở đâu cũng cực thôi
Đây chính là màn tập dượt của các sinh viên trước khi chính thức hành nghề. Khi bệnh nhân đang trong giai đoạn nguy kịch cần cấp cứu nhanh nhất thì các bác sĩ sẽ là những người trực tiếp đưa bệnh nhân đến nơi điều trị.
Nhìn cách mà các sinh viên Y đang gấp rút chạy thật nhanh mới thấy rằng, các bác sĩ không chỉ cần kiến thức chuyên môn tốt, mà còn cần nền tảng sức khỏe vững vàng thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Bên dưới bài viết có rất nhiều người thắc mắc rằng: “Không biết các anh bác sĩ khi cứu bệnh nhân thật, chạy như này liệu có sợ rớt ra ngoài không nhỉ?”. Tuy nhiên cũng cần nhìn vào thực tế, khi ở bên ngoài thì bệnh nhân sẽ nặng hơn khi khiêng mẫu vật như trong video. Bên cạnh đó, đây cũng chỉ là diễn tập trong điều kiện lý tưởng, không có bất kì vật cản nào. Chứ trong thực tế, có thể đường gập ghềnh và phải tránh né nhiều người xung quanh hơn. Từ đó sẽ khiến cho tốc độ chạy cũng phải giảm đi rất nhiều.
Một đoạn video nhỏ nhưng cũng cho thấy áp lực khẩn trương của đội ngũ y bác sĩ. Rất nhiều bình luận đã được để lại dưới đoạn clip này:
- “Anh mình học quân y, suốt ngày kêu thi trượt đường chạy 800 mét làm mình thấy ngỡ ngàng lắm. Nhưng sau khi xem video này là mình hiểu lý do tại sao lại trượt rồi”.
- “Học Y thật ra cũng nhàn thôi. Bên cạnh 6-7 năm đào tạo, tài liệu ôn tập chất cao như núi thì cái gì cũng cần phải giỏi”.
- “Ở Việt Nam mình học Y cũng vất vả như này thôi. Anh mình chuẩn bị tốt nghiệp được điều đi chống dịch, cả ngày mặc đồ bảo hộ rất mệt. Gia đình mình gọi điện anh cũng không nhấc máy vì muốn được nghỉ ngơi thêm”.
Có một câu nói nổi tiếng miêu tả về sinh viên trường Y đó là “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ế là chuyện bình thường”
Nguồn: Nhật ký bác sĩ
Khoe đi thực tập được 49/50 điểm, bạn bè chưa kịp ngưỡng mộ thì nữ sinh "bồi" tiếp câu sau, đọc xong cười sái cả hàm
À thì ra bí quyết để thực tập đạt điểm gần tuyệt đối lại đơn giản không tưởng.
Đã trở thành thông lệ, với những sinh viên học 4 năm, thực tập là một cơ hội lớn để mình học hỏi những kiến thức không được dạy trên ghế nhà trường. Nhiều trường đại học sinh viên phải tự mình tìm nơi thực tập, nếu không tìm được thì nhà trường hoặc khoa sẽ liên hệ và giới thiệu đơn vị thực tập cho sinh viên.
Nhiều nơi để được vào thực tập, các bạn phải trải qua những vòng thi từ nộp hồ sơ cho đến thi viết, phỏng vấn, không khác gì một cuộc tuyển nhân viên. Chính vì vậy hầu hêt các sinh viên thường tới những chỗ quen biết để thực tập. Một mặt vì tâm lí e dè, "sợ" mình không đủ kiến thức, trình độ cũng như kinh nghiệm để làm việc ở những nơi khác. Một phần vì sinh viên thiếu kĩ năng mềm khá nhiều nên "ngại" đi thực tập bởi phải thay đổi phong cách ăn mặc, nói năng, đi đứng... sao cho ra dáng.
Vậy nên mới có những tình huống bá đạo như câu chuyện nhận về hàng ngàn lượt like sau đây. Nữ sinh này tự hào khoe thực tập được những 49/50 điểm, một con số gần tuyệt đối. Khi bạn hỏi: Gì đâu điểm cao vậy? cô nàng trả lời một câu đọc mà ngã ngửa: "Công ty nhà tao".
Pha bẻ lái gắt của cô nàng khiến ai nấy cười nghiêng ngả: "Giá mà trường cho chọn công ty thực tập như bạn này nhỉ"; "Ngon ghê, ngồi không cũng có bằng tốt nghiệp"; "Công ty nhà mà không được 50/50 điểm là dở rồi"...
Thực tập là cơ hội để các bạn sinh viên ứng dụng những kiến thức lâu nay mình học được trên ghế nhà trường vào thực tiễn. Có thể nói đây là khâu quan trọng nhất của suốt 4 năm đại học, nó chính là sợi dây kết nối giữa lí thuyết và thực tiễn.
Có thể lúc đầu bạn còn bỡ ngỡ nhưng đừng ngại ngần hay phải xấu hổ gì cả khi mình không biết một vấn đề gì đó. Dù thực tập ở đâu cũng hãy cứ mạnh dạn hỏi han, phải chủ động tìm việc để làm, để học hỏi, chứ đừng thụ động chờ người ta giao việc cho mình.
Nam sinh có CV khủng, thưa gửi dạ - vâng với nhà tuyển dụng, nhưng vẫn bị mất điểm bởi 1 lỗi sai ứng viên nào cũng bỏ qua! Bảng CV của nam sinh này đáng lẽ đã trở nên hoàn hảo nếu không mắc lỗi sai sau. CV là viết tắt của "Curriculum Vitae". CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm cá nhân, các kỹ năng làm việc mà ứng viên có, vị trí muốn ứng tuyển. Trong tuyển dụng, CV để lại...