Sinh viên trường tư Singapore bị coi thường, mức lương rẻ mạt
Theo thống kê, hơn 50% sinh viên trường tư tại Singapore thất nghiệp sau 6 tháng ra trường. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và tương lai của giới trẻ nước này.
Zing.vn trích dịch bài viết của Today Online và The Straitstimes về thực trạng sinh viên các trường tư nhân tại Singapore bị phân biệt đối xử, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Thất nghiệp suốt 7 tháng sau khi tốt nghiệp SIM Global Education (SIM GE -tập đoàn giáo dục tư nhân lớn tại Singapore), Francis, 28 tuổi, vật lộn với nỗi hoang mang mình đã chọn sai trường.
Tuần nào chàng cựu sinh viên ngành Kinh doanh và Quản lý cũng gửi hồ sơ đến các công ty, nhưng chỉ nhận được một lời chấp nhận làm nhân viên hợp đồng tạm thời.
Tình thế bế tắc, anh đành chấp nhận công việc hành chính dù không hài lòng. Cùng làm ở vị trí với anh là những sinh viên tốt nghiệp trường tư khác.
Với mức lương 10 đô la Singapore mỗi giờ, tương đương 1.800 đô la Singapore mỗi tháng – ít hơn cả một người chỉ có chứng chỉ – Francis cảm thấy công việc thật nhàm chán và khiến anh càng thêm u uất.
Những người tốt nghiệp đại học tư như Francis đang phải đấu tranh với định kiến, phân biệt đối xử của xã hội, đặc biệt là các nhà tuyển dụng khi bằng cấp của họ bị cho không có uy tín, giá trị.
Theo khảo sát việc làm sau đại học mới nhất của Viện Giáo dục Tư nhân (PEI) cho thấy có đến 54% sinh viên các trường đại học tư không thể tìm được việc làm sau 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp trường tư nhân ở Singapore đối mặt khủng hoảng thất nghiệp. Ảnh: The Straitstimes.
Bị chối bỏ nỗ lực
Video đang HOT
Esther, 23 tuổi, thư ký pháp lý của một công ty luật từng gặp cú sốc lớn khi phỏng vấn xin việc tại công ty liên kết với chính phủ (GLC) vì bị từ chối phũ phàng.
“Nếu biết bạn tốt nghiệp SIM University (trường ngoài công lập thuộc Học viện quản lý Singapore) chứ không phải một trường ở New York, chúng tôi đã không gọi bạn tới đây”, người phỏng vấn nói thẳng.
Họ thậm chí không nhìn đến bảng điểm đại học của cô.
James, 31 tuổi, tốt nghiệp ngành Kế toán và Tài chính tại SIM GE, cũng thất bại khi ứng tuyển vào công ty nhà nước. Từng có kinh nghiệm 3 năm làm nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, anh bất ngờ khi nộp 30 đơn đăng ký nhưng chỉ nhận lại sự im lặng từ nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng không mặn mà với những sinh viên trường tư dù họ có kinh nghiệm làm việc. Ảnh: Getty.
Sự bất công còn thể hiện ở mức lương khởi điểm. Trong khi những sinh viên tốt nghiệp tại các trường công lập lớn như Đại học Quốc gia Singapore, ĐH Công nghệ Nanyang hay ĐH Quản lý Singapore có mức lương 3.400 đô la Singapore, những sinh viên của trường tư nhân chỉ có mức lương khoảng 2.600 đô la Singapore.
Chính phủ nước này ra quy định bắt các công ty đóng góp Quỹ tiết kiệm trung ương (CPF) cho thực tập sinh từ các tổ chức giáo dục tư nhân (PEI). Trong khi đó, các ông chủ không phải làm như vậy đối với thực tập sinh từ các trường đại học công lập.
Quy tắc bất công trên khiến các công ty ái ngại, hạn chế thuê nhân viên thực tập PEI. Chính điều đó gián tiếp tạo nên rào cản cho sự nghiệp của những sinh viên trường tư.
Định kiến nặng nề
Từ nhỏ, nhiều người Singapore được dạy rằng nếu nỗ lực làm việc, họ sẽ thành công. Tuy nhiên nhiều người lầm tưởng về điều ngược lại và cho rằng một người không đủ giỏi, phải theo học trường tư thì chắc chắn do người đó đã không học hành chăm chỉ ở trường phổ thông.
Định kiến này dẫn đến việc nhiều người nhận thức sai lầm rằng tất cả sinh viên tốt nghiệp đại học tư đều không chăm chỉ và kém năng lực.
Người ta nghĩ sinh viên đại học ngoài công lập không cần mẫn. Những thanh niên được vào đại học đơn giản vì cha mẹ họ giàu, có thể chi trả các khoản học phí đắt đỏ.
Thực tế, nhiều sinh viên trường tư nhân có xuất phát điểm về kinh tế không nổi trội hơn người khác. Thậm chí do học phí cao, họ còn phải vật lộn, phải vay tiền từ các khoản nợ sinh viên, người thân hay làm việc bán thời gian để lấy bằng.
Sinh viên trường tư đối mặt với nhiều định kiến từ xã hội. Ảnh: The Straitstimes.
Năm 2016, Ủy ban Giáo dục Tư nhân đã nỗ lực tìm biện pháp để bảo vệ sinh viên tốt hơn và làm cho thông tin minh bạch hơn.
Một gợi ý được The Straitstimes đưa ra là cho sinh viên đại học tư nhân có thể theo học một hoặc 2 năm tại các trường đại học công lập. Nếu họ vượt qua các khóa học đó, họ nên được công nhận là ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học công lập.
Tuy nhiên, thực trạng này chưa có giải pháp triệt để và những sinh viên thuộc hệ thống giáo dục tư nhân Singapore vẫn phải chịu những bất công không đáng có.
Theo Zing
Mỹ đề xuất giúp Triều Tiên xây dựng khu nghỉ dưỡng đẳng cấp ven biển
Bộ Ngoại giao Mỹ được cho là đã đề xuất một kế hoạch dài hạn giúp Triều Tiên phát triển du lịch như điều kiện đổi lấy tiến trình phi hạt nhân hóa trong vòng đám phán cấp chuyên viên giữa hai nước tại Stockholm (Thụy Điển) vừa qua.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát công trình xây dựng khu nghỉ dưỡng ven biển Wonsan-Kalma. Ảnh: AFP
Báo Nhật Bản Japan Times dẫn bài viết đăng trên báo Hàn Quốc Hankook Ilbo ngày 19/10 cho biết theo thông tin tiết lộ từ một quan chức Hàn Quốc cấp cao giấu tên, các nhà đàm phán Mỹ đã phác thảo một kế hoạch xây dựng khu du lịch Kalma.
Báo Hàn không nêu rõ phía Triều Tiên phản ứng như thế nào trước lời đề nghị song kết thúc vòng đàm phán, người dẫn đầu phái đoàn Bình Nhưỡng - ông Kim Myong Gil - nhận xét phía Mỹ vẫn không thể hiện sự linh hoạt, chỉ trích Washington không từ bỏ "thái độ và quan điểm cũ".
Trong các cuộc đàm phán, Triều Tiên luôn ưu tiên mục tiêu làm thế nào để Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trước khi nước này thực hiện các bước tiếp theo về phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Donald Trump lại liên tục khẳng định Triều Tiên cần nhượng bộ và phải từ bỏ vũ khí hạt nhân trước.
Khu vực Kalma là một địa điểm mà Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hy vọng có thể biến thành một nguồn thu lợi nhuận. Theo kế hoạch ban đầu, khu phức hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp này dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm nay song do các lệnh trừng phạt quốc tế, quá trình thi công bị kéo dài vì tình trạng thiếu hụt thiết bị và nhiên vật liệu. Hiện kế hoạch đã bị đẩy lui sang tháng 4 tới để kịp chào mừng kỷ niệm ngày sinh nhật của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Theo báo cáo hồi tháng 5 của trang mạng 38 North, khu vực Wonsan-Kalma đang chứng kiến một sự "thay đổi đáng kể" sau khi quá trình thi công triển khai từ năm ngoái, bao gồm sự xuất hiện của một khu phức hợp trong đó xây dựng nhiều khách sạn, một bến du thuyển, khu công viên nước...
Chủ tịch Kim Jong-un cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án này trong bài phát biểu chào năm mới 2019. Tháng 8/2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đến thăm Wonsan và kêu gọi công nhân nỗ lực hoàn thành công trình.
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện thông tin Mỹ ngỏ ý giúp Triều Tiên phát triển lĩnh vực du lịch. Trước đó, trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Trump từng có lời phát biểu ám chỉ về tiềm năng du lịch trên những bãi biển nghỉ dưỡng tại thành phố Wonsan-Kalma.
"Tôi nói với ông ấy, hãy nhìn khung cảnh này. Chẳng phải nơi đó có thể xây được một khu căn hộ tuyệt đẹp hay sao. Ông biết đấy, thay vì làm việc đó, ông có thể có những khách sạn tốt nhất trên thế giới. Hãy nghĩ theo lĩnh vực bất động sản. Ông có Hàn Quốc, có Trung Quốc và sở hữu một mảnh đất màu mỡ ở giữa", nhà lãnh đạo Mỹ cho hay.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng Chủ tịch Kim Jong-un có thể thấy dấu hiệu lạc quan từ lời đề nghị của Mỹ. "Tôi cho rằng ông Kim Jong-un sẽ nhìn nhận việc một khu nghỉ dưỡng do phương Tây phát triển như một phần thưởng, chứ không phải là một mối đe dọa đối với ông", Vipin Narang - chuyên gia về giáo dục quan hệ quốc tế tại Đại học MIT (Mỹ) - viết trên trang xã hội Twitter.
Triều Tiên đang tìm cách phát triển du lịch khi các lệnh trừng phạt quốc tế đang làm tê liệt nền kinh tế nước này. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Triều Tiên, trong năm 2019, số du khách nước ngoài tới quốc gia này là trên 200.000 lượt người, trong đó du khách người Trung Quốc chiếm trên 90%.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp tục ngụy biện về chủ quyền Biển Đông Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ngày 21-10 khẳng định Trung Quốc "yêu chuộng hòa bình, sẽ không bao giờ tấn công trước" nhưng vẫn ngụy biện về chủ quyền Biển Đông. Ngày 21-10, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa khẳng định, giải quyết vấn...