Sinh viên trường nghề có thể thi tốt nghiệp tại doanh nghiệp
Việc tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp năm cuối của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thể được thực hiện tại doanh nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng, và tuân thủ quy trình tổ chức thi theo quy định.
Sinh viên, học sinh trường nghề có thể thi tốt nghiệp tại doanh nghiệp.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) vừa có văn bản gửi các trường trung cấp, cao đẳng về việc liên kết đào tạo và đưa học sinh, sinh viên năm cuối đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
Theo đó, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường mới. Để duy trì ổn định hoạt động đào tạo trong các nhà trường, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp cho phục hồi kinh tế, Tổng cục GDNN đề nghị các trường tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để đưa học sinh, sinh viên năm cuối đến doanh nghiệp thực hành, thực tập và tham gia vào các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng cục GDNN đưa ra các giải pháp cụ thể gồm: Các trường lựa chọn doanh nghiệp đối tác có các điều kiện phù hợp về nhu cầu sử dụng lao động, ngành nghề, địa điểm sản xuất, kinh doanh và các điều kiện đảm bảo chất lượng cho việc thực hành, thực tập để phối hợp liên kết đào tạo, đưa học sinh, sinh viên năm cuối đến thực hành, thực tập theo hình thức vừa học, vừa làm.
Việc tổ chức thực hành, thực tập tại doanh nghiệp được thực hiện linh hoạt nhưng phải đảm bảo đúng quy định và bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo. Các nội dung lý thuyết được thực hiện ở trường, thực hiện trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến và trực tiếp hoặc thực hiện trực tiếp tại doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện cho giảng dạy; thời gian thực hành, thực tập sản xuất tại doanh nghiệp do nhà trường thống nhất với doanh nghiệp trong hợp đồng liên kết đào tạo. Việc tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp có thể được thực hiện tại doanh nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng, và tuân thủ quy trình tổ chức thi theo quy định.
Video đang HOT
Đối với chương trình đào tạo được thực hiện theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ, trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, khi học sinh, sinh viên đã tích lũy đủ số mô đun, tín chỉ theo quy định của chương trình, các trường tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ngay cho người học để đảm bảo quá trình làm việc của học sinh, sinh viên tại doanh nghiệp không bị gián đoạn.
Gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp giúp học sinh, sinh viên ra trường sớm có việc làm
Việc kết nối giữa doanh nghiệp (DN) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gần đây mang lại hiệu quả, tạo được nhiều vị trí việc làm cho học sinh, sinh viên (HSSV), người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng, trung cấp).
Khoảng trên 80% người học nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Mới đây, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Ngọc Sơn có chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về vấn đề đào tạo nghề. Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, nhìn cả chặng đường phát triển cho thấy, bảo hiểm (BH) thất nghiệp mang lại lợi ích cho cả người lao động (NLĐ) và chủ sử dụng lao động (SDLĐ), nhằm sớm đưa NLĐ thoát khỏi tình trạng mất việc làm.
Cụ thể, số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng qua từng năm, đặc biệt từ sau khi Luật Việc làm có hiệu lực thi hành. Năm 2010 mới có 270 người được hỗ trợ học nghề, thì đến năm 2020 tăng lên hơn 41.973 người với tổng số tiền chi hỗ trợ trên 148 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so sánh với tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì số lượng người học nghề chưa cao, mới chiếm khoảng 4,18% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là do đa số người thất nghiệp là lao động phổ thông, đời sống khó khăn, không có nguồn dự trữ hoặc hỗ trợ khác. Vì vậy, khi bị mất việc, NLĐ chỉ quan tâm đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không mặn mà với việc học nghề.
Bên cạnh đó, thời gian hỗ trợ học nghề ngắn (tối đa 6 tháng) nên chưa đáp ứng được một số ngành nghề trình độ trung cấp trở lên. Các Trung tâm dịch vụ việc làm (DVVL) ngoài đóng vai trò là nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết trợ cấp thất nghiệp, còn có vai trò hỗ trợ đào tạo, giới thiệu việc làm cho NLĐ.
Tuy nhiên, hiện chưa có liên kết giữa cơ sở đào tạo với DN để xác định đúng nhu cầu; các lớp học nghề chủ yếu vẫn dạy lái xe, may mặc, cắm hoa, tin học... nên chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Vì vậy, ĐBQH đặt vấn đề: Hệ thống đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường lao động chưa? Xét từ thực tế thì doanh nghiệp (DN) thực sự có nhu cầu đào tạo để duy trì việc làm thông qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp của ngành LĐTBXH không và giải pháp để hệ thống đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động?
Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn bằng văn bản, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Về hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trong khoảng 5 năm gần đây cho thấy, kết quả đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đánh giá cao trên toàn bộ cục diện, trong các diễn đàn cũng như đánh giá những mặt chưa đạt được của giáo dục nghề nghiệp để đổi mới, phát triển linh hoạt trong thời gian tới và giai đoạn tiếp theo.
Đặc biệt, đào tạo nhân lực trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là câu chyện dài để củng cố và phát triển, tiến tới mục tiêu chung là chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động không giới hạn. Trong giáo dục nghề nghiệp nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Theo Bộ LĐTBXH, hiện kỹ năng của NLĐ Việt Nam được nâng tầm, khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng 13 bậc năm 2019. Đáng chú ý, trong các kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới, thành tích của các thí sinh luôn được cải thiện; năm 2019 lần đầu tiên Việt Nam giành Huy chương Bạc tại Kỳ thi kỹ năng nghề thế giới tổ chức tại Liên bang Nga, xếp thứ 25/63 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Những kết quả trên khẳng định giáo dục nghề nghiệp đã có bước chuyển quan trọng về chất và lượng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, kỹ năng nghề nghiệp của HSSV tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được nâng lên; NLĐ qua giáo dục nghề nghiệp tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện (lĩnh vực viễn thông, dầu khí, cầu đường...); khoảng trên 80% người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trên 90%, đặc biệt có nhiều trường ở nhiều ngành, nghề đạt tỷ lệ 100%.
Chính vì vậy, giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động vẫn cần thiết phải gần nhau hơn, kết nối với nhau chặt chẽ hơn cùng với DN để tiếp tục đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới, thay đổi của thị trường lao động.
Về vấn đề DN có nhu cầu đào tạo để duy trì việc làm thông qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp của ngành LĐTBXH hay không, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Thực tế hiện nay có nhiều người tham gia thị trường lao động dưới dạng chính thức và phi chính thức, có cả NLĐ đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp và NLĐ không có chứng chỉ, bằng cấp hay NLĐ thời vụ... Điều này gây không ít khó khăn cho xã hội nói chung và ngành LĐTBXH nói riêng trong việc quản lý và thực thi chính sách.
Việc kết nối giữa DN và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhiều năm gần đây đã đạt hiệu quả, tạo được nhiều vị trí việc làm cho HSSV, người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Điều này thể hiện thông qua việc gắn kết của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp với DN trong và ngoài nước; cũng như ở trong mọi khâu của quá trình đào tạo. Các bên hợp tác với mục tiêu cả hai bên cùng có lợi.
Nghị quyết của Đảng bộ LĐTBXH và nhiều Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ cũng đều nhấn mạnh sự cần thiết, đột phá của giáo dục nghề nghiệp trong việc gắn kết 3 nhà: "Nhà trường - Nhà Doanh nghiệp - Nhà nước". Đồng thời, kỹ năng nghề của NLĐ được coi trọng vì đây là tiền lệ của thế giới để hướng tới sự phát triển chung. Do vậy, DN và cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời trong cả hiện tại và tương lai, để tạo việc làm, duy trì việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.
Năm 2021, hỗ trợ trên 33.505 tỷ đồng cho trên 28,26 triệu lượt đối tượng Chiều 31/12, Văn phòng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, theo báo cáo của Sở LĐTBXH 63 tỉnh, thành phố, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 toàn quốc là trên 33.505 tỷ đồng, hỗ trợ trên 28,26 triệu lượt đối tượng. Các địa phương ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm giải quyết chi...