Sinh viên Trung Quốc du học: Tổn thất lớn giữa đại dịch Covid-19
Nhiều sinh viên Trung Quốc du học nước ngoài phải hoãn lùi thời gian học do dịch covid-19 là một tổn thất lớn đối với nguồn thu của các trường đại học.
Nếu không phải vì dịch bệnh Viêm đường Hô hấp cấp (COVID-19) đang bùng phát hiện nay, Xu Mingxi đã có thể đến học tại một trường đại học danh giá ở New York tuần này. Thay vào đó, chàng sinh viên 22 tuổi đã bị cách ly trong nhà tại thành phố Vũ Hán – nơi bùng phát đầu tiên và là tâm dịch hiện đang trong tình trạng phong tỏa. Cho dù Xu đã học tại Mỹ trong vòng bốn năm rưỡi vừa qua, anh không chắc anh có thể quay lại.
Cách đó 1.000km tại Bắc Kinh, Alex cũng là một trường hợp tương tự. Cô đã dành hai tuần ở nhà với mẹ và ông và nhận thực phẩm từ chính quyền địa phương. Cô lo rằng sẽ không thể tới Sydney trong tháng này và sẽ phải lùi thời gian nhận bằng Luật của mình tới một học kỳ.
Người biểu tình phản đối lệnh cấm đi lại đối với người Trung Quốc tại Sydney, Australia, ngày 7/2/2020.
Cho tới nay, 60 quốc gia đã ban hành lệnh giới hạn công dân Trung Quốc đi lại trong nỗ lực giảm thiểu lây nhiễm virus Covid-19. Virus Covid-19 đã khiến 1.868 người thiệt mạng, chủ yếu tại Trung Quốc đại lục, và đã lây lan tới hơn 72.000 người trên toàn thế giới. Cả Australia lẫn Mỹ đều đã đưa ra lệnh cấm tạm thời với người ngoại quốc từng đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước khi nhập cảnh. Điều đó đã ngăn cản Xu và Alex trong quá trình học tập của họ, và còn nhiều trường hợp như vậy.
Năm 2017, ước tính 900.000 người Trung Quốc đi du học nước ngoài, và hơn nửa số đó học tại Mỹ hoặc Australia, chiếm từ 33% tới 38% tổng số học sinh du học toàn cầu (số liệu Viện Giáo dục Quốc tế, Chính phủ Australia). Họ chi trả hàng tỷ đô la cho nền kinh tế, và bây giờ hàng tỷ đô la đó có thể bị mất.
Hiện chưa xác định được bao nhiêu trong số 360.000 sinh viên Trung Quốc du học còn ở ngoài nước Mỹ tính tới thời điểm lệnh cấm ngày 31/1, thời điểm cận kề học kỳ mùa xuân. Nhưng khi Australia đưa ra lệnh cấm vào đầu tháng Hai, các nhà chức trách ước tính khoảng 56% sinh viên Trung Quốc – 106.680 người – vẫn đang ở nước ngoài.
Andrew Norton, Giáo sư phụ trách chính sách cao học tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) quan ngại: “Đây là thời điểm tồi tệ nhất đối với Australia. Đây là thời điểm trong năm mà mọi người từ Trung Quốc di chuyển sang Australia”. Đại dịch cũng bắt đầu cùng thời gian với Tết Nguyên Đán, dịp nghỉ lễ quan trọng mà nhiều sinh viên cũng trở về để thăm gia đình.
Thành phố bị phong tỏa
Ban đầu, đó cũng chỉ là một kỳ nghỉ bình thường đối với Xu – gặp gỡ bạn bè tại Vũ Hán và ăn uống. Virus corona lúc đó không phải một vấn đề lớn. Giờ Xu đeo khẩu trang và phải tránh khu chợ hải sản liên quan tới dịch, chỉ cách nhà anh có vài cây số. Ngày 23/1, chính quyền thông báo phong tỏa thành phố, chỉ một ngày trước chuyến bay trở lại New York của anh. Mặc dù còn thời gian nhập cảnh, Xu đã quyết định ở lại vì nghĩ rằng sẽ an toàn hơn khi ở lại Vũ Hán và lệnh phong tỏa sẽ không kéo dài. Chương trình cao học về ứng dụng viễn thông của anh tại Đại học New York đã bắt đầu trở lại ngày 27/1. Ngày 31/1, Mỹ thông báo cấm tất cả người từ Trung Quốc nhập cảnh. Xu có thể học qua mạng, nhưng anh nói rằng anh cảm thấy không đáng chi trả 62 ngàn USD/năm chỉ để học từ xa. Anh quyết định nghỉ học kỳ này và lùi ngày tốt nghiệp 6 tháng.
Video đang HOT
Một khách bộ hành đeo khẩu trang phòng dịch tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 13/2/2010.
Tình huống ở Australia
Đại học Sydney, nơi mà Alex học, đưa ra một số giải pháp chiếu cố cho sinh viên Trung Quốc. Những người bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm đi lại do Covid-19 có thể học từ xa, hoặc muộn lại vài tuần, hoặc lùi ngày tốt nghiệp. Alex sẽ phải lùi kỳ học nếu cô không thể bay tới Australia. Cô phải trả 45.000 đô la Australia (tương đương 30.280 USD) mỗi năm, nhiều hơn sinh viên bản xứ.
Khi Australia đưa ra lệnh cấm đi lại từ 1/2, lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức. Khi WHO khuyến cáo về các biện pháp thái quá, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã trả lời: “Khuyến cáo y tế của chúng tôi phục vụ tốt nhất cho lợi ích của người dân Australia”. Lúc đó có 80 người đang trên đường tới Australia, trong đó có 47 sinh viên.
Ủy viên Lực lượng Biên phòng Australia Michael Outram nói rằng 18 người đã quyết định quay trở lại Trung Quốc, trong khi những người khác chấp nhận cách ly 14 ngày. Ông nói: “Đây là một tình huống hết sức khó khăn cho những học sinh, chúng tôi biết điều đó. Họ tự dưng vướng phải đại dịch và có vấn đề với thị thực nhập cảnh”.
David, 24 tuổi, học kỹ sư tại Đại học Sydney, và đã tự cách ly mình ở nhà tại Quảng Đông trong nhiều tuần, nói rằng hành động của chính phủ Australia khiến cậu cảm thấy mình bị “bỏ lơ hoàn toàn”. “Tôi là người đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ xã hội của mình, hiến máu,… mà họ vẫn không coi tôi là một phần của họ”. Anh đã phải dùng tên giả vì sợ sẽ ảnh hưởng đến cơ hội nhận được visa Australia của mình.
Các trường đại học lao đao
Tại Australia, 23,3% tổng doanh thu của các trường đại học là từ sinh viên Trung Quốc, – và họ chiếm 38% tổng số học sinh quốc tế năm 2018. Tổng cộng, giáo dục quốc tế đóng góp 37,6 tỷ AuD (tương đương 25 tỷ USD) kinh tế Australia trong năm tài chính 2018-2019.
Tại Mỹ, theo số liệu của chính phủ, sinh viên Trung Quốc đóng góp 14,9 tỉ USD cho kinh tế nước này năm 2018.
Giáo sư Andrew Norton tin rằng hầu hết sinh viên Trung Quốc sẽ cần lùi kỳ học ít nhất nửa kỳ hoặc một học kỳ. Điều đó có nghĩa là, trong ngắn hạn, các trường đại học ở Australia sẽ đối mặt với việc sụt giảm nguồn thu ước tính 2 đến 3 tỉ đô la Australia.
“Chính phủ nhận ra rằng tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế đối với họ cũng như đối với các trường đại học và ngành du lịch”, ông Norton nhận xét.
Ở Mỹ, số lượng sinh viên Trung Quốc đã giảm bớt một phần do căng thẳng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Chuyên gia phân tích xu hướng sinh viên quốc tế Rahul Choudaha tại UC Berkeley cho hay: “Đó là một trải nghiệm không ngờ tới và không ai muốn có cả.”
Ngoài Mỹ và Australia, một số nước khác cũng có tình cảnh tương tự. Hàn Quốc có khoảng 70.000 sinh viên Trung Quốc theo học các trường đại học. Các trường đã lùi lịch học tới 2 tuần vào tháng 3 để chờ những học sinh từ Trung Quốc.
Ảnh hưởng về kinh tế
Các chuyên gia dự đoán rằng tác động dịch covid-19 đến kinh tế đáng kể hơn nhiều so với đại dịch SARS năm 2003. Nếu kinh tế Trung Quốc khó khăn, các bậc cha mẹ sẽ không đủ khả năng tài chính để cho con đi du học nước ngoài. David tin rằng cách phân biệt đối xử với người Trung Quốc tại Australia sẽ khiến cho nhiều người chọn đi các nước khác. Khi phụ huynh chọn nước du học cho con, họ không chỉ xem chất lượng giáo dục, mà còn về cả sự hiếu khách của xã hội nước sở tại.
Nhà phân tích giáo dục đại học Choudah cho rằng, các trường đại học tại Trung Quốc cũng đang cải thiện dần, chọn học trong nước cũng là một lựa chọn tốt.
Một vài ngày trước, Alex được hỏi cô ấy có khuyên người khác học luật tại Australia không, và cô ấy trả lời thành thật là cảm thấy không chắc. Xu không lo về những phản ứng tiêu cực khi anh trở lại New York. Khi là người Vũ Hán, anh còn sợ mình sẽ bị phân biệt trên chính đất Trung Quốc./.
Nguồn: CNN
CTV Hoàng Hà/VOV.VN (lược dịch)
Theo CNN
Trung Quốc lo ngại tình trạng "chảy máu chất xám"
Trong số hơn 4,3 triệu người Trung Quốc đi du học tốt nghiệp ở nước ngoài, có khoảng 3,6 triệu người về nước và khoảng 700.000 người ở lại nước ngoài.
(Nguồn: newamerica.org)
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, du học nước ngoài đang là trào lưu trong xã hội Trung Quốc, song một số lượng lớn người du học không về nước làm việc.
Số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho thấy từ năm 1978 đến tháng 12/2018, đã có khoảng 5,8 triệu người Trung Quốc đi du học.
Trong số hơn 4,3 triệu người tốt nghiệp, có khoảng 3,6 triệu người về nước và khoảng 700.000 người ở lại nước ngoài.
Số người ở lại thường là những sinh viên xuất sắc, được các trường đại học hoặc các công ty nước ngoài tuyển dụng với mức lương cao và môi trường làm việc hấp dẫn.
Trước thông tin trên, nhiều ý kiến ở Trung Quốc bày tỏ lo ngại về "tình trạng chảy máu chất xám."
Một số ý kiến cho rằng xét về mọi mặt, điều kiện sinh sống và làm việc ở những quốc gia phát triển rất hấp dẫn đối với người Trung Quốc.
Để cải thiện tình trạng "chảy máu chất xám" này, Trung Quốc cần xây dựng môi trường học tập cũng như làm việc tốt hơn để thu hút học sinh, sinh viên học và làm việc trong nước, đồng thời cần đánh giá lại hiệu quả của hệ thống đào tạo và quản lý nhân tài của Trung Quốc./.
Lương Tuấn
Theo TTXVN/Vietnamplus
Trung Quốc sắp chủ trì Hội nghị đặc biệt với ASEAN về Covid-19 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ đồng chủ trì Hội nghị ngoại trưởng đặc biệt giữa Trung Quốc và ASEAN về dịch Covid-19 đang lây lan nhanh. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị, Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng nước này sẽ đồng chủ trì Hội nghị ngoại trưởng đặc biệt giữa ASEAN và Trung...