Sinh viên Trung Quốc bức xúc vì bị ‘giam lỏng’ trong trường
Sinh viên Trung Quốc bày tỏ tức giận về quy định cứng nhắc cấm ra khỏi khuôn viên của các trường đại học nhằm phòng ngừa Covid-19.
Kể từ khi các đại học mở cửa lại vào cuối tháng 8, khoảng 37 triệu sinh viên Trung Quốc đã được đặt dưới lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trong khuôn viên trường.
Tại Đại học Sơn Tây, miền trung nước này, sinh viên bị cấm ra ngoài và luôn có bảo vệ túc trực ở cổng để đảm bảo không ai được phép rời đi khi chưa được ban quản lý phê duyệt, theo nữ sinh Zhang Li. Zhang kể rằng cô chưa hề đặt chân ra ngoài từ khi học kỳ bắt đầu, dù suốt nhiều tháng nay không có ca nhiễm mới nào được ghi nhận trong cộng đồng.
Sinh viên dự lễ khai giảng năm học 2020-2021 tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 20/9. Ảnh: Xinhua.
Đại dịch đã được kiểm soát ở hầu khắp Trung Quốc và tại hầu hết thành phố, chỉ có một số ca nhiễm ngoại nhập. Theo Bộ Y tế Trung Quốc, nước này ghi nhận 7 ca Covid-19 mới hôm 23/9, tất cả đều ngoại nhập. Hiện còn 167 ca đang điều trị ở Trung Quốc. Các nhà hàng và rạp phim đã mở cửa nhưng vẫn áp dụng quy tắc giữ vệ sinh và giãn cách.
Điều này gây nên sự bất bình rộng rãi trong sinh viên và giảng viên. Trên mạng xã hội Weibo, có những bài đăng cho thấy sinh viên la hét trong ký túc xá hơn 30 phút. Một từ khóa liên quan đến chủ đề này đã thu hút hơn 150 triệu lượt đọc.
Video đang HOT
Việc kiểm soát ra vào chặt chẽ đồng nghĩa với giá thực phẩm trong trường tăng vọt, còn giờ tắm rửa và sử dụng Internet bị cắt giảm. Hơn nữa, quy định dường như chỉ nhắm đến sinh viên, còn các cán bộ giảng viên thì được ngoại lệ.
Zhang đã nhìn thấy các giảng viên, công nhân xây dựng và nhân viên căng tin ra vào tự do, không cần giấy phép.
“Nhiều kế hoạch của chúng tôi đã tan vỡ do lệnh phong tỏa, chúng tôi không thể đi làm thêm, tham gia các khóa huấn luyện hay học lái xe, thi lấy bằng chứng nhận”, Zhang nói.
Đối với Chen Chen, một sinh viên năm hai ở đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc, thành phố Quảng Châu, các quy định trên dường như mang tính hình thức. Khi quay lại trường hôm 28/8, Chen trải qua nhiều lớp đăng ký và đo thân nhiệt. Nhưng tuần này, tân sinh viên học quân sự trong trường và không cần tuân thủ các quy định giãn cách.
Sinh viên đi qua cổng kiểm tra thân nhiệt ở Đại học Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải, hôm 13/9. Ảnh: Xinhua.
Đây không phải là lần đầu tiên phong cách quản lý cứng nhắc ở Trung Quốc gây tranh cãi trên mạng xã hội. Hồi tháng 8, chính quyền Tân Cương ở phía tây Trung Quốc từng phải nới lỏng các quy định phong tỏa sau khi người dân phàn nàn trên Weibo rằng họ bị kẹt trong nhà hơn một tháng.
Phản ứng trước sự bức xúc của sinh viên, giới chức của ban kiểm soát và ngăn ngừa đại dịch thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc đã chỉ đạo các sở giáo dục địa phương thanh tra việc quản lý ở các trường. Trường đại học cũng được yêu cầu cân nhắc ý kiến của sinh viên và giảng viên, theo một thông báo được Bộ Giáo dục Trung Quốc đăng tải tuần trước.
Ban quản lý các trường đại học được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục với những sinh viên muốn rời khỏi trường vì lý do y tế, đi thực tập, xin việc hoặc thăm gia đình. Nhưng đối với những sinh viên như Zhang, sự chờ đợi dường như vô tận.
“Tôi chắc phải viết hơn 10 lá thư, nhưng ban quản lý chưa bao giờ hồi đáp. Họ bỏ qua tất cả các khiếu nại của sinh viên”, cô nói.
Mỹ bác cáo buộc trinh sát cơ 'giả dạng' máy bay Malaysia
Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương phản đối việc dùng cụm từ "giả dạng" khi mô tả hoạt động của trinh sát cơ RC-135 gần Trung Quốc.
"Tôi biết rằng chúng tôi luôn tuân thủ quy tắc sử dụng không phận quốc tế và đã tuân thủ luật lệ vào ngày hôm đó", tướng Kenneth Wilsbach, tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, nói trong hội thảo trực tuyến của Hiệp hội Không quân Mỹ hôm 18/9.
Phát biểu được đưa ra khi Wilsbach đề cập tới cáo buộc trinh sát cơ RC-135 Mỹ sử dụng mã hiệu nhận diện của máy bay chở khách Malaysia khi hoạt động gần biên giới Trung Quốc. Ông từ chối xác nhận hay bác bỏ nghi vấn, nhưng tỏ ý phản đối việc dụng từ "giả dạng" để mô tả hoạt động của những chiếc RC-135.
Tướng Wilsbach cũng không mô tả cụ thể hoạt động của chiếc RC-135 gần vùng trời Trung Quốc, nhưng khẳng định máy bay Mỹ không vi phạm bất cứ điều luật quốc tế nào.
Máy bay RC-135S Mỹ cất cánh làm nhiệm vụ năm 2017. Ảnh: USAF.
Tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh cho biết trinh sát cơ RC-135W Mỹ đã hai lần bật mã hiệu nhận diện của máy bay Malaysia khi làm nhiệm vụ trên Biển Đông ngày 7 và 8/9. Một máy bay RC-135S cũng có động thái tương tự khi theo dõi cuộc tập trận của Bắc Kinh ở biển Bột Hải ngày 9/9.
Trang Popular Mechanics cho hay một chiếc RC-135 Mỹ "đột ngột thay đổi" mã hiệu từ AE01CE sang 750548 khi hoạt động hôm 8/9. Theo đăng ký của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), 750548 là mã hiệu "của một máy bay Malaysia".
Mã hiệu nhận diện của máy bay nằm trong tài liệu đăng ký với ICAO và hiếm khi thay đổi. Nó cho biết danh tính và vị trí của máy bay, nhằm bảo đảm an toàn hàng không, hạn chế va chạm và tránh gây nhầm lẫn giữa các phi cơ trong cùng một khu vực. Trinh sát cơ Mỹ từng nhiều lần dùng mã hiệu nhận diện giả khi hoạt động gần Venezuela, Iran và bán đảo Crimea.
Trung Quốc gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập và tập trận tại các vùng biển xung quanh nước này, trong khi quân đội Mỹ cũng đẩy mạnh hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong những tháng qua.
Trong ba tuần đầu tiên của tháng 7, trinh sát cơ của Mỹ đã 50 lần hoạt động trên Biển Đông. Vào những ngày cao điểm, có tới 8 máy bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc, gồm trinh sát cơ P-8A, EP-3E, RC-135W và máy bay tiếp liệu KC-135.
Trinh sát cơ Mỹ có thể theo dõi Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo Trung Quốc tố trinh sát cơ Mỹ 'giả dạng' máy bay Malaysia
Cách đại học Trung Quốc mở cửa giữa Covid-19 Sinh viên Trung Quốc trở lại trường học giữa Covid-19 với các quy định nghiêm ngặt về ăn ngủ, đi lại, tắm giặt để đảm bảo an toàn. Các trường đại học Trung Quốc đã mở lại lớp học trực tiếp cho học kỳ mùa thu này sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn Covid-19 lây lan. Sinh viên ở Bắc Kinh, Nam...