Sinh viên trên trời rơi xuống: “Việc này cũng không có gì cả”?
Liên quan đến hàng chục học viên hai lớp may không tham gia học nhưng có tên và bảng điểm, để rộng đường dư luận, PV báo Người Đưa Tin đã tìm gặp những đơn vị liên quan.
Tin tức mới nhất về vụ hàng loạt sinh viên trên trời rơi xuống trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, để rộng đường dư luận, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc để xác minh thông tin.
Thông tin nhanh tới phóng viên, ông Nguyễn Văn Hiền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết mình đang bận đi công tác và sẽ có Phó hiệu trưởng nhà trường sẽ thông tin và trao đổi sự việc tới phóng viên.
Tuy nhiên, khi tiếp phóng viên, ông Nguyễn Văn Tuyến, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc từ chối cung cấp thông tin sự việc cho phóng viên.
“Về phía nhà trường, sau khi báo chí phản ánh vụ việc, nhà trường đã có văn bản báo cáo gửi lên Ủy ban kiểm tra tỉnh, Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Thường trực ủy ban tỉnh, Công an tỉnh. Việc này cũng không có gì cả”. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được xem văn bản báo cáo này, ông Tuyến nói “xin khất” và không thể cung cấp được.
Ông Nguyễn Văn Tuyến, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc.
Liên quan đến thông tin sinh viên hai lớp may chưa từng đi học, chưa từng gửi đơn, ông Tuyến khẳng định là không có chuyện như vậy và cũng khẳng định nhà trường không có gì sai.
Tiếp tục tìm gặp ông Bùi Minh Tuấn, Trưởng phòng dạy nghề, Sở LĐTB&XH Vĩnh Phúc, ông Tuấn cho rằng: “Theo quy định thì việc liên kết đào tạo của các trường nghề với đơn vị khác là được phép liên kết. Văn bằng cấp cho sinh viên là do nhà trường cao đẳng cấp. Với các trung tâm dạy nghề, họ sẽ không có chức năng cấp văn bằng. Khi có đào tạo liên kết thì học sinh vẫn là học sinh của trường, giáo viên cũng là do nhà trường cử đi dạy. Không riêng gì trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc mà các trường khác cũng thế. Việc tổ chức giảng dạy học sinh tại Trung tâm dạy nghề thì vẫn là của trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc chủ trì”.
Video đang HOT
Ông Bùi Minh Tuấn, Trưởng phòng dạy nghề, Sở LĐTB&XH Vĩnh Phúc.
“Số lượng học sinh học ở trung tâm Minh Tiến là học sinh của trường Cao đẳng, quản lý quá trình đào tạo là của trường Cao đẳng. Hồ sơ, sổ sách quản lý thì nhà trường chịu trách nhiệm, cách thức phối hợp dựa vào hợp đồng liên kết. Giáo viên giảng dạy là do nhà trường chịu trách nhiệm chứ chúng tôi không quản lý sâu đến vấn đề này”, ông Tuấn tin nhanh.
Trước thông tin sinh viên có trong danh sách nhà trường mà không đi học, không hề làm đơn đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ đi học thì ông Tuấn cho biết: “Nội dung học sinh không đi học mà làm đơn hỗ trợ thì tôi không nắm được. Nhưng tôi được biết, nhà trường báo cáo lại trong quá trình học có một số học sinh nghỉ học và nhà trường có báo cáo về việc số học sinh nghỉ học. Đối với lớp mà nhà trường đề nghị thẩm định hỗ trợ thì chúng tôi đã cho dừng lại việc thẩm định”.
Về việc cấp kinh phí cho học sinh trung cấp nghề may khóa 12, ông Tuấn nói rằng nhà trường đã có văn bản xin đề nghị tạm dừng với lý do số học sinh bỏ học để rà soát lại. Còn khóa 13 thì đến bây giờ, nhà trường chưa đề nghị cấp kinh phí. “Chúng tôi cũng khẳng định, đơn vị chưa trình Sở Tài chính, UBND tỉnh về việc cấp kinh phí. Đối với khóa 12, khi chúng tôi đang thẩm tra thì nhà trường xin tạm dừng để rà soát lại, còn khóa 13 thì chưa thẩm định. Tóm lại đối với 2 khóa này, Sở Tài chính chưa cấp kinh phí”, ông Tuấn khẳng định.
Liên quan đến những thông tin về học sinh không đi học nhưng vẫn có tên trong danh sách và thậm chí có cả bảng điểm, ông Tuấn thông tin, sau khi nhận được thông tin trên, Sở có yêu cầu nhà trường báo cáo UBND tỉnh, các cơ quan chức năng về việc hỗ trợ kinh phí cho học sinh để xem xét, xử lý. Thế nhưng, khi phóng viên đề nghị được xem văn bản báo cáo này thì ông Tuấn lại cho rằng phải sang bên UBND tỉnh (?!).
Phóng viên sẽ tiếp tục liên hệ cơ quan chức năng để thông tin đến bạn đọc về vụ việc này.
Ngọc An – Bảo Vy
Theo_Người Đưa Tin
Giảng viên ức phát khóc vì bị ép... trồng cây siêu cổ thụ
Mỗi giảng viên trường Cao Đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh buộc phải trồng 1 cây cổ thụ có đường kính khủng.. 1,5 mét nếu không muốn bị trừ thi đua.
Mỗi giảng viên trường Cao Đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh buộc phải trồng 1 cây cổ thụ có đường kính khủng.. 1,5 mét nếu không muốn bị trừ thi đua.
Ngày 21/10/2014 vừa qua, Phó hiệu trưởng trường Cao Đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh đã ra một văn bản thông báo số 377/TB/CĐNVĐ với nội dung "mỗi CB-GV-LĐHĐ tự nguyện đóng góp trồng 01 cây tại trường" khiến nhiều người đọc qua không khỏi choáng váng.
Theo văn bản này, mỗi giảng viên trong trường phải tự nguyện đóng góp trồng 1 cây tại trường với đường kính siêu khủng lên tới... 150 cm (1,5 mét). Trong đó 6 loại cây gồm: Mưng (Lộc vừng), xà cừ, bằng lăng, phượng, bàng.
"Cây có đường kính 1,5 mét thì chỉ có cây siêu cổ thụ, để thấy tận mắt ngoài đời đã khó mà nhà trường lại bắt mỗi giảng viên trồng thì đúng là điều không tưởng", một giảng viên nhận xét.
Không chỉ có vậy, tên của thông báo này gọi là "tự nguyện" nhưng trong văn bản gửi các Phòng, các khoa lại ghi nếu giảng viên không thực hiện sẽ bị xem xét thi đua.
Cụ thể, nội dung văn bản nêu: "Đề nghị các đồng chí CB-GV-LĐHĐ, mỗi người trồng 01 cây có gắn biển tên người trồng ở phòng, khoa lên cây đó. Hạn cuối cùng 30/11/2014... Giao phòng tổ chức hành chính ghi chép tên người trồng, bố trí vị trí trồng cây ở khu đất mới và gắn biến tên lên cây. Phòng tổ chức tổng hợp và báo cáo Ban giám hiệu, lập danh sách những người không thực hiện sẽ đưa vào xếp loại xét thưởng hàng tháng. Nhận được thông báo này, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc".
Văn bản thông báo số 377/TB/CĐNVĐ do ông Nguyễn Xuân Ninh ký ngày 21/10.
Trao đổi với PV Kiến Thức qua điện thoại, Ông Nguyễn Duy Vinh, Phó hiệu trường Cao Đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh xác nhận, văn bản thông báo nói trên là có thật.
Tuy nhiên, ông Vinh cho biết do lỗi đánh máy nên có sự nhầm lẫn giữa đường kính gốc cây từ 15cm thành 150cm.
"Do anh em đánh máy sai từ 15cm thành 150cm, cái này anh em đã sửa rồi. Lỗi do đánh máy thôi chứ không có gì to tát đâu" - Ông Vinh nói.
Khi được hỏi về việc tại sao nội dung của bản thông báo là "tự nguyện" nhưng lại yêu cầu mọi giảng viên phải thực hiện nếu không sẽ bị xem xét thi đua, ông Vinh cho biết: "Cái này là thuộc về phong trào nên bắt buộc các giáo viên, CBNV - LĐHĐ phải thực hiện, nếu ai không tham gia thì không được xét khen thưởng hàng tháng là điều đương nhiên".
Mặc dù do lỗi đánh máy, giảng viên trường Cao Đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh không phải trồng cây đường kính khủng 1,5 mét nhưng cây có đường kính 15 cm cũng không phải dễ thực hiện.
Theo tìm hiểu của PV, để mua được cây có đường kính 15cm thuộc các giống mưng (lộc vừng), xà cừ, bằng lăng, phượng, bàng cũng phải mất từ 6 - 10 triệu đồng. Trong khi lương công nhân viên chức mặt bằng chung chỉ khoảng 2 đến 3 triệu đồng. Từ khi nhận được thông báo "tự nguyện" trồng cây nói trên, nhiều giảng viên ăn không ngon, ngủ không yên.
Thiên Dũng
Theo_Kiến Thức
Đuối nước bể bơi, lãnh đạo trường trả lời "Không cung cấp thông tin" Được Hiệu trưởng ủy quyền trả lời về vụ đuối nước tại bể bơi nhà trường nhưng Chủ tịch công đoàn trường chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) chỉ nói rằng đang điều tra nên không cung cấp thông tin!? Theo nguồn tin của báo Người Đưa Tin, một nữ quân nhân làm việc tại Hà Nội đã đuối nước tại bể bơi của...