Sinh viên TP.HCM tất tả về quê ăn Tết sớm
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều sinh viên ở TP.HCM tất tả ra bến xe mua vé về quê nghỉ Tết sớm.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều trường ở TP.HCM đã chủ động cho sinh viên nghỉ học sớm. Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, hiện đã có hơn 27.000 sinh viên, học sinh được cho nghỉ Tết sớm để phòng dịch.
Ngày 1/2, ghi nhận của PV VTC News tại bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh), rất nhiều sinh viên tới bến xe mua vé xe về qua nghỉ Tết sớm.
Có mặt tại bến xe Miền Đông từ sáng sớm, Tú cùng nhóm bạn sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Đại học Ngân hàng TP.HCM cho biết, dù chưa được nghỉ học nhưng thi xong liền ra bến xe mua vé xe về quê.
Video đang HOT
Tú (ngoài cùng bên phải) cho biết thêm, do nhà ở Bình Phước, giáp với Bình Dương nơi vừa có ca dương tính nên gia đình gọi điện nhắn về nhà sớm. “Tối hôm qua, sau khi nghe thông tin Bình Dương có một ca dương tính với COVID-19, mẹ đã gọi điện em phải về nhà sớm. Cả đêm em lo lắng không ngủ được, chỉ mong tới sáng để ra bến xe mua vé về nhà ngay”, Tú nói.
Lo lắng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, H. và T. (sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) quyết định về quê nghỉ Tết sớm, dù trường chưa có lịch nghỉ học. “Trường chúng em chưa nghỉ học, nhưng khi thi học kỳ xong chúng em quyết định về quê sớm hơn dự định, vì lo sợ dịch COVID-19. Trên đường từ ký túc trường ra bến xe chúng em đều chủ động đeo kín khẩu trang và luôn mang theo nước rửa tay sát khuẩn”, T. cho hay.
Một sinh viên quê Đắk Nông đang ngồi chờ đến giờ lên xe với tâm trạng thấp thỏm, lo âu.
Các sinh viên quê ở Gia Lai vội vã lên chuyến xe về quê nghỉ Tết sớm.
Bạn Đạt (sinh viên quê ở Bình Định) cho biết: “Còn 1 gần tuần nữa mới nghỉ học, tuy nhiên em thi xong sớm nên quyết định về quê luôn. Đáng lý ra em phải ở lại để làm thêm, nhưng do dịch bệnh phức tạp nên em đành về quê sớm”.
Trước đó, ngày 30/1, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM, ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định trên địa bàn TP chưa có dịch COVID-19 mà chỉ ở mức nguy cơ cao do thời điểm cận Tết tập trung nhiều hoạt động, sự kiện, giao thương hàng hóa. Vì vậy yêu cầu tất cả người dân trên địa bàn cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng, chống dịch bệnh.
Ngoài ra, TP.HCM sẽ mở rộng việc khai báo, xét nghiệm đối với người dân trở về từ ổ dịch tại tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM làm 'lễ tốt nghiệp' hạng xuất sắc cho bác bảo vệ
Trong lòng nhiều sinh viên, bác bảo vệ Trần Thúc Bảo đã 'tốt nghiệp' với tấm bằng hạng xuất sắc bởi tình yêu thương, sự chu đáo, tận tụy mà không phải ai cũng có...
Ông Trần Thúc Bảo tại buổi "lễ tốt nghiệp" do sinh viên tổ chức cho mình - Ảnh: Hoàng Trung Đức
Ông Trần Thúc Bảo - nhân viên bảo vệ của ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - vừa về hưu sau gần 20 năm gắn bó với công việc. Để chia tay người bảo vệ tận tụy này, sinh viên đã tổ chức một buổi tiệc 'tốt nghiệp ký túc xá' cho ông.
Gọi là lễ tốt nghiệp vì ông đã "qua môn", một môn học mà sinh viên cho rằng cần rất nhiều trách nhiệm và yêu thương. Và trong lòng nhiều sinh viên, ông chắc chắn đã "tốt nghiệp với tấm bằng hạng xuất sắc".
Ông Bảo chia sẻ: "Bí quyết để sinh viên quý mình thì tôi chẳng có bí quyết gì đặc biệt, chỉ là xem sinh viên như con cháu mình. Tôi cho đi yêu thương chân thành nên điều nhận lại là sự yêu mến, quý trọng của sinh viên. Và tôi xem đó là gia tài không gì quý báu hơn".
Công việc chính của ông Bảo là giữ gìn trật tự an ninh. Nhưng những hành động quan tâm và gần gũi khiến ông trở thành "ông bố quốc dân" của biết bao thế hệ sinh viên tại đây. Nếu ai đã từng ở ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM đủ lâu, chắc chắn sẽ không thể không biết đến người bảo vệ luôn cười hiền hậu với sinh viên ra vào cổng ký túc xá.
Nhiều sinh viên thường hay đi làm thêm về trễ, nếu gặp ca trực của ông thì luôn cảm thấy an tâm vì ông luôn thức để mở cổng và hỏi han, động viên. Đôi khi lời nhắc mang dù, mang áo mưa của ông cũng khiến sinh viên ấm lòng.
Ngày đóng tiền phòng, nhiều sinh viên chưa có tiền, ông lại cho mượn tiền hoặc đứng ra nói với trưởng nhà cho thêm vài ngày để xoay xở. Có đồ ăn ngon ông luôn gói ghém, dành phần và chia cho mỗi người một ít.
Hoa Nguyễn, sinh viên ở ký túc xá, chia sẻ: "Những ngày đầu ra vào ký túc xá mình thấy ấm áp bởi nụ cười hiền hậu của bác. Thỉnh thoảng có quà bánh gì bác cũng dành phần. Gói xôi, cục kẹo hay bánh trái chẳng đắt đỏ gì, cái đắt giá là sự quan tâm, chu đáo của bác mà có tiền người ta cũng chẳng mua được đâu".
Cuộc sống xa nhà không dễ gì có người cười hiền hậu với mình mỗi ngày, động viên an ủi, bảo ban ân cần... Có bác bảo vệ như ông Bảo, những sinh viên xa gia đình cảm thấy ấm lòng vì những quan tâm thấu đáo.
Biệt đội giải cứu chó mèo ở Tây Nguyên Ở Tây Nguyên lâu nay có một mái ấm đặc biệt mang tên "Nhà của Cún em". Mái ấm cưu mang nhiều chó mèo bị bỏ rơi, bị tai nạn. Trong một lần tìm chó cưng đi lạc vào cuối năm 2017, anh Phan Hoàng Phát (sinh năm 1980, ngụ phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) phát hiện một con...