Sinh viên tố chủ trọ “lật mặt”, dùng chiêu trò chiếm tiền cọc phòng
Nhà trọ được xem là “ngôi nhà thứ 2″ theo đúng nghĩa đen của nhiều người, đặc biệt đối với các bạn sinh viên từ quê lên thành phố học tập.
Thế nhưng, “ngôi nhà thứ 2″ này lại mang rất đến không ít rủi ro, nguy hiểm, điển hình là lừa đảo về vật chất và áp lực tới tinh thần. Như mới đây, trên mạng xã hội có khá nhiều bài viết mang tính cảnh báo về tình trạng lừa đảo, chiếm tiền cọc của sinh viên từ chuỗi “nhà trọ ma”.
Căn nhà trọ ở đường Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), quận Bình Thạnh từng bị nhiều bạn trẻ tố lừa tiền. (Ảnh: Doanh nghiệp và tiếp thị)
Tài khoản Duy Đ. cho biết: ” Em với bạn đi xem phòng, giá 1 triệu 200 nghìn đồng ở trung tâm là quá rẻ nên đã quyết định đặt cọc vì sợ người khác thuê mất. Tiền cọc 1 triệu đồng. Thế nhưng, khi chuyển đồ đến, đọc hợp đồng thì phát hiện nhiều khoản vô lý như tiền giữ xe 300 nghìn đồng, điện nước tính chung 2 người là 700 nghìn đồng, phí rác cũng cao. Lúc đó, em không thuê nữa, đòi cọc lại thì chủ nhà không trả. Năn nỉ mãi mới được đưa lại 200 nghìn. Khóc hết nước mắt, năm nhất bị một vố nhớ đời luôn “. Hiển nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất. Không ít các bạn sinh viên từng rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” vì ý đồ của một số chủ trọ.
Nhiều người đã chuyển đồ đạc đến nhưng cũng phải ngậm ngùi, “ôm cục tức” rời đi. (Ảnh: PLO)
Nhiều nhà trọ thường dùng kịch bản như chấp nhận cho thuê phòng với giá rẻ, chỉ từ khoảng 1 triệu đồng đến 1 triệu 500 nghìn đồng, thu hút các bạn sinh viên đến xem phòng. Khi nhận thấy phòng ổn, nhiều bạn trẻ được “dụ” đặt tiền cọc để giữ chân.
Sau đó, khi các chuyển đồ đạc đến ở thì chủ nhà sẽ yêu cầu thêm tiền cho một số phát sinh như tiền điện nước, giữ xe,… với giá thành cực kỳ cao. Những phát sinh, yêu cầu rất quá đáng khiến người thuê bực tức và muốn hủy hợp đồng, tuy nhiên, chủ trọ sẽ dựa vào điều này để “lật mặt”, không chịu trả cọc. Như vậy, người thuê phải đứng giữa bờ vực “đi không được, ở không xong”, thậm chí còn bị “động tay động chân” nếu dám phản kháng. Một số bạn trẻ cho biết, dính vào trường hợp như vậy thì tiền cọc chỉ được trả lại khoảng 10% hoặc không đồng nào.
Video đang HOT
Một chủ trọ từng bị tố lật lọng, lấy tiền của khách thuê bằng những hợp đồng “ma”. (Ảnh: Chụp màn hình)
Trên thực tế, từ nhiều năm trước, truyền thông đã từng cảnh báo về các trường hợp tương tự. Theo thông tin từ báo Thanh Niên, từng có thời điểm, dãy nhà trọ số …/41 đường Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), P.25, Q.Bình Thạnh bị lên án vì chủ trọ có thái độ lừa đảo sinh viên với kịch bản tương tự như trên và thu về khoảng trăm triệu đồng/tháng. Ngoài ra theo báo Tuổi Trẻ, một số nhà trọ tại 36/… đường D5, quận Bình Thạnh cùng dùng chiêu trò tương tự.
Trường hợp khác, một số chủ trọ còn cho thuê luôn tủ lạnh hoặc máy giặt, điều hòa,… để kiếm tiền. Thế nhưng, không phải lúc nào những thiết bị này cũng đều hoạt động “ngon lành”, thậm chí còn hỏng hóc đủ thứ khiến người thuê buộc phải bỏ tiền ra sửa hoặc đền bù cho chủ trọ. Mặc dù các nhà trọ này đã được cơ quan chức năng xử lý nhưng việc quán triệt những trường hợp tương tự như vậy là hoàn toàn rất khó.
Hiện tại, những thông tin trên vẫn chưa được xác thực cụ thể. Thế nhưng, để tránh rủi ro khi thuê trọ, mỗi bạn sinh viên nên lựa chọn những nơi uy tín, đồng thời tham khảo ý kiến từ bạn bè hoặc anh chị khóa trên để tìm được nơi phù hợp. Hơn nữa, việc đọc kỹ hợp đồng thuê nhà cũng rất quan trọng, tránh tình trạng bị ép buộc không mong muốn.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Hơn 50.000 sinh viên nghỉ học vì nam tiếp viên và giáo viên tiếng Anh nhiễm COVID-19
Sinh viên toàn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM phải nghỉ học, trong khi 23.000 sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng phải nghỉ vì bệnh nhân 1342 (nam tiếp viên Vietnam Airlines) và bệnh nhân 1347 (giáo viên tiếng Anh).
Toàn bộ sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM phải nghỉ học vì bệnh nhân 1342 - Ảnh: M.G.
Ông Nguyễn Quốc Anh - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - cho biết trường đã thông báo cho hơn 30.000 sinh viên toàn trường nghỉ học từ 2 đến 6-12. Thời gian đi học trở lại tùy thuộc vào hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM.
Ngoài thông báo, trường cũng gửi tin nhắn cho gia đình sinh viên về thời gian nghỉ học để phòng chống COVID-19.
Trước đó, trong ngày 22-11, bệnh nhân 1342 có đến Trường ĐH Công nghệ TP.HCM học. Bệnh nhân này là sinh viên năm nhất hệ từ xa ngành ngôn ngữ Anh của trường. Ngoài học trên lớp, bệnh nhân 1342 còn học luyện ngữ âm với giảng viên.
Ông Quốc Anh cho biết tối 1-12, hai giảng viên đã được đưa đi cách ly tập trung. 25 sinh viên cũng sẽ được Trung tâm kiểm soát bệnh tật đưa đi cách ly.
Sáng 2-12 toàn trường sẽ được phun xịt khử khuẩn để phòng chống dịch.
Trước đó, nhiều trường tiểu học, THPT tại một số quận của TP.HCM cũng đã cho học sinh nghỉ một phần hoặc toàn bộ vì có người tiếp xúc với bệnh nhân 1347 (bị lây từ bệnh nhân 1342).
Trong khi đó theo thông tin từ Trường ĐH Tôn Đức Thắng , sinh viên T.H.T. (khoa điện - điện tử) có tham gia lớp học Anh văn do bệnh nhân 1347 giảng dạy tại quận 10, buổi học cuối cùng là tối 24-11.
Sau khi có thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã đưa sinh viên trên đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm.
Từ ngày 24 đến 28-11, T. có vào trường tham gia 4 buổi học ở các lớp có từ 40-70 sinh viên, có đi lại trong trường, sử dụng thang máy, thang bộ.
Trong những ngày nói trên, do việc học tập ở trường vẫn diễn ra bình thường, số sinh viên đông nên việc xác định những người thuộc diện F2 rất khó khăn.
Trước mắt trường cho giãn cách, tạm ngưng học tập trung tại cơ sở chính của trường - cơ sở Tân Phong (Q.7, TP.HCM), nơi có khoảng 23.000 sinh viên đang học tập, từ ngày 2 đến 6-12, chuyển sang học online (trực tuyến), hạn chế tối đa việc tập trung đông người.
ĐH Khoa học tự nhiên đóng cửa ký túc xá 135B
Sáng nay 2-12, ThS Phùng Quán - trưởng phòng thông tin - truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay trong hai ngày 2 và 3-12, nhà trường tạm thời đóng cửa ký túc xá 135B, chờ kết quả của y tế và truy vết của các F1. Hiện ký túc xá này đang có khoảng 300 sinh viên nội trú.
Trước đó tối 1-12, nhà trường cho biết đã xác định tại ký túc xá 135B Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) có 2 sinh viên là F1 của bệnh nhân 1347. Hai trường hợp này đã được đưa đi cách ly tập trung.
15 sinh viên tại 3 phòng 505, 228 và phòng 211 ký túc xá được xác định là F2 cũng được cách ly tại chỗ, ngoài ra 2 sinh viên khác là F2 đang cách ly tại nhà ở Q.Tân Bình (TP.HCM).
Nam sinh viên Hà Nội nghi mắc COVID-19 có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 Sau khi chuyển đến cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được xét nghiệm và cho kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Liên quan đến trường hợp BN1032 dương tính với SARS-CoV-2 sau hai tháng xuất viện, trưa 16/11, Bộ Y tế cho biết người này có kết quả xét nghiệm âm tính tại Bệnh viện...