Sinh viên thuê trọ thành osin “cao cấp”
Lấy danh nghĩa cho thuê trọ miễn phí, bao điện, nước, không ít sinh viên trở thành osin “cao cấp” cho những gia đình là chủ trọ này.
Đối với sinh viên (SV) có hoàn cảnh khó khăn, việc thuê được một chỗ ở miễn phí hoặc rẻ tiền sẽ bớt đi nhiều gánh nặng chi phí. Tuy nhiên, không ít bạn khi đi thuê trọ dạng này đã gặp phải những tình huống dở khóc, dở cười. Thông thường, mỗi nhà trọ này chỉ cho 1-2 SV thuê, bao điện, nước, chủ yếu dành cho nữ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoan hiền, chăm chỉ…
Osin cho chủ nhà
Gia đình khó khăn, ngay từ khi mới nhập học tại ĐH Kinh tế TP.HCM, Hoàng Thị N. đã rất vất vả tìm chỗ trọ rẻ tiền. Khi đến Trung tâm Hỗ trợ SV tìm hiểu thông tin về nhà trọ, N. vui mừng khi có một nhà trọ cho SV ở miễn phí trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh). Đến nhận chỗ ở, N. mới biết chủ nhà là một phụ nữ gần 40 tuổi, sống một mình vì hai con học ở nước ngoài, chồng đi công tác.
Ở được hai ngày, chị chủ bắt đầu lên lịch làm việc nhà theo tuần, cũng như dặn dò những lưu ý khi ở đây. Theo đó, mỗi ngày N. phải dậy từ 4 giờ 30 sáng quét dọn nhà cửa, đi chợ mua đồ nấu ăn cất vào tủ lạnh. Chiều tối, N. phải rửa chén, dọn dẹp xong trước 20 giờ.
Mỗi ngày N. phải dắt hai con chó đi vệ sinh và cho chúng ăn ba lần/ngày. Bữa nào chỉ học sáng, N. phải về trước 11 giờ 30 để nấu ăn trưa, nếu đi đâu cả ngày thì phải về trước 20 giờ. Vi phạm hai lần/tháng sẽ không cho ở.
Không ít SV trở thành người giúp việc nhà khi ở nhà trọ miễn phí. (Ảnh mang tính minh họa)
“Nhiều khi nghĩ mình giống đi làm osin “cao cấp” miễn phí hơn là ở trọ. Chó ị không sạch cũng bị nói, có ngày về trễ 15 phút cũng dứt khoát không được vào nhà. Đã vậy mỗi tháng mình phải đóng thêm 1 triệu đồng tiền ăn. Mình chỉ ở đến hết tháng này là về quê nghỉ hè, khi vào sẽ kiếm chỗ khác ở để được đi làm thêm”, N. nói.
Video đang HOT
Khác với N., Hồng G. (SV Trường CĐ Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) sau khi nhận giấy giới thiệu từ Trung tâm Hỗ trợ SV đã nhận thuê một phòng trọ với giá 350.000 đồng/tháng, bao điện, nước trên đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình).
Chủ nhà trọ là hai ông bà đã ngoài 70 tuổi, có một phòng cho thuê trên lầu. Nghĩ chỉ cần chỗ ngủ nghỉ ban đêm, còn ban ngày đi học hoặc lên trường học thêm nên G. quyết định thuê cho đỡ tốn tiền.
Sau khi đóng một tháng tiền nhà, bà chủ nói mỗi ngày G. phải rửa chén, phơi quần áo từ máy giặt và lau dọn nhà cửa mới được miễn tiền điện, nước. Đồng ý thì ở, không thì thôi chứ không được đóng bù tiền. Ở được nửa tháng, G. bỏ luôn số tiền nhà còn lại và chuyển ra ngoài ở cùng bạn để thoải mái học tập hơn.
Bảo mẫu trông trẻ nhỏ
Sau khi tìm kiếm thông tin trên một số trang web có cho thuê nhà trọ, Nguyễn Quỳnh C. (SV Trường CĐ GTVT TP.HCM) đã thuê được một chỗ trọ miễn phí dành cho SV khó khăn.
Nhà trọ của C. ở lầu bốn, trong một căn hộ chung cư, được bao toàn bộ tiền trọ, điện, nước. Sau khi xem thẻ SV, giấy chứng nhận hộ nghèo, chủ trọ đồng ý cho C. thuê trong ba tháng, dặn C. vừa học bài vừa trông giùm em bé ba tuổi và một bé đang học lớp 2. Ở được khoảng một tuần, chị chủ liền mang về nhà thêm… hai bé nữa để C. trông giúp, nói là con của mấy người hàng xóm gửi.
Ngoài việc nấu ăn, C. phải giao hàng khách đặt may quần áo và trông ba đứa trẻ. “Phòng ở mà không khác gì nhà trẻ, cứ 7 giờ sáng là nghe ầm ĩ hết lên. Bữa nào muốn ở nhà ôn bài cũng không được nhưng nếu lên trường học hoài sẽ bị la vì trong lịch học không có ghi. Mỗi tháng mình chỉ đóng thêm 500.000 đồng tiền ăn nhưng chắc mình phải xin thôi để có thời gian đi làm thêm hoặc học thêm cùng bạn bè”, C. nói.
Trên một số trang web tìm kiếm nhà trọ, những thông tin về nhà trọ miễn phí cũng được đăng tải dành cho những SV. Nhiều tin có ghi điều kiện cụ thể như dành cho SV nghèo, có thẻ SV và lý lịch rõ ràng, hiền lành, yêu trẻ em, sạch sẽ, chăm chỉ. Theo đó, SV ở sẽ được xem như anh em trong nhà, thỉnh thoảng phụ dọn dẹp nhà cửa, đi chợ nấu ăn, kèm trông em bé mới 15 tháng tuổi…
SV cần phản ánh ngay về trung tâm Trung tâm chưa nhận được phản hồi nào của SV khi gặp rắc rối về chỗ ở nên không nắm rõ tình hình. Hiện tại, trung tâm có khoảng 2.500 chỗ trọ cho SV thuê, trong đó có vài chục chỗ ở miễn phí dành cho những bạn khó khăn. Trước khi nhận đăng ký cho thuê trọ từ người dân, trung tâm đều xác minh thông tin đăng ký cho thuê trọ như phòng ốc, điện, nước, giờ giấc, chỗ đi lại,… để đảm bảo xác thực. Nhất là dạng nhà ở miễn phí, trung tâm chỉ nhận những địa chỉ đến đăng ký có tấm lòng giúp đỡ SV khó khăn thật sự, không kèm theo bất kỳ điều kiện làm việc gì gây khó khăn cho người ở, cùng lắm cũng chỉ hạn chế về khuya. Nếu có điều kiện kèm theo, trung tâm nhất quyết không nhận. Hiện nay, mỗi giờ giúp việc nhà, trông trẻ em của SV được khoảng 25.000 đồng, tiền thuê trọ chỉ trên dưới 500.000 đồng. Nếu các bạn ở miễn phí mà phải giúp việc nhà hay trông trẻ em trong một tháng như vậy mà không được tiền là quá thiệt thòi vì tiền làm công còn gấp mấy lần tiền ở. Vì vậy, khi đến nhận nhà trọ, nhất là dạng ở miễn phí, SV nên hỏi kỹ lại điều kiện ở. Nếu có phát sinh khi mới đến nhận chỗ ở hoặc trong quá trình ở, SV cần phản ánh ngay để trung tâm làm việc lại với chủ nhà hoặc hủy việc đăng ký của chỗ ở đó và giới thiệu chỗ ở mới cho SV. SV cũng cần cảnh giác những nhà trọ miễn phí bên ngoài vì rất khó đảm bảo an toàn thông tin. (Anh Nguyễn Trọng Hoàng, Trưởng phòng Hỗ trợ đời sống SV, Trung tâm Hỗ trợ HS-SV TP.HCM)
Theo Dantri
Hiệp gà suy nghĩ như con trẻ, vụ đánh đu di tích lịch sử
Sau khi hình ảnh đu người lên một công trình lịch sử phát tán trên mạng, Hiệp gà lên báo giải thích: "Nếu như tôi chặt, bẻ tượng đài...hay làm cái điều gì đó kinh khủng thì hãy lên án".
Hình ảnh Hiệp gà đánh đu lên tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh.
Chiều 1/4, diễn viên Hiệp "gà" cập nhật một loạt hình ảnh tạo dáng phản cảm trên trang thông tin cá nhân khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc. Chàng diễn viên hài này bám hai tay vào đòn gánh của một bức tượng để đu lên tạo dáng chụp ảnh rất phản cảm.
Một số người hâm mộ đã bình luận về hình ảnh của Hiệp Gà: "không thể chấp nhận được", "phản cảm rồi Hiệp ơi", "rồi dân mạng ném đá chết em à", "có lớn mà không có khôn"... Tuy nhiên chủ nhân của những bức hình phản cảm vẫn im lặng và không chịu gỡ xuống, thậm chí còn tải thêm một số ảnh tương tự.
Hiệp "gà" thản nhiên mặc quần đùi, đánh đu lên cả di tích Lịch sử
Sau đó Hiệp gà lên báo giải thích: "Nếu như tôi chặt, bẻ tượng đài...hay làm cái điều gì đó kinh khủng thì hãy lên án". Chưa đủ độ cặn kẽ, Hiệp còn bồi thêm: "Tôi chỉ đu lên cái đòn gánh và nếu đó là công viên bình thường thì hàng sáng tôi đến đu lên tập thể dục bình thường cũng chẳng sao cả".
Chiếc đòn gánh có thể nâng Hiệp lên khỏi mặt đất, giúp anh vui vẻ tý chút, nhưng chính nó, lại phần nào hạ thấp đi giá trị hình ảnh một người nổi tiếng như anh.Hiệp trả lời báo chí, nếu gỡ ảnh xuống khỏi trang cá nhân, coi như anh... thua một vài người nho nhỏ nhận xét sai và nghĩ anh đang phỉ báng. Trong anh không có suy nghĩ phỉ báng nên quyết đối diện với hành động của mình và không gỡ xuống.
Bảo vệ quan điểm cá nhân, rất tốt! Cá tính con người thể hiện qua đó. Nhưng, ranh giới giữa cá tính và sự lì lợm, ngoan cố rất gần nhau. Hiệp đang phần nào lấn sang vạch đỏ ranh giới ngoan cố - nhiều người tin như vậy.
Từ một người nổi tiếng, bỗng dưng anh trở thành trò cười cho người khác vì những câu nói tưng tửng, rất cá tính, 'thú vị'... kiểu diễn viên hài.
Không suy nghĩ phỉ báng thì nếu có hành động phỉ báng chắc cũng chả sao. Cứ cho là vậy, nhưng bây giờ, bỗng dưng có 1 kẻ ất ơ nào đó nhảy tưng tưng trên bàn thờ tổ tiên hoặc mồ mả cha ông người khác, rồi bảo: làm gì có biển cấm sờ, cấm nhảy gì đâu...sẽ nhận hậu quả gì, có lẽ ai cũng rõ.
Ở công trình trình lịch sử, nơi Hiệp gà đánh đu không có người bảo vệ, không có biển cấm hay biển chỉ dẫn, thì chắc chắn, cũng không tồn tại biển ghi khuyến khích du khách đánh đu, nhào lộn. Sự tôn trọng lịch sử của mỗi công dân thể hiện qua hành động của mình.
Nơi Hiệp gà đánh đu chụp ảnh - chính là tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh - một công trình có ý nghĩa lịch sử to lớn nhằm lưu lại những dấu ấn lịch sử thời kỳ 1930-1931.
Nhân dân Nghệ Tĩnh đầu tư gần 93 tỷ đồng xây dựng tượng đài - đương nhiên, dành để chiêm ngưỡng, tưởng niệm, chứ không phải là nơi tập thể dục nâng cao sức khỏe hoặc đánh đu.
Chỉ có trẻ con (nhiều chỗ gọi là con nít) mới dám nói: "Hàng sáng đến đu lên tập thể dục bình thường cũng chẳng sao cả".
Nhưng rất tiếc, câu nói đó xuất phát từ miệng Hiệp gà - một diễn viên hài!
Theo ANTD
Bức xúc ảnh Hiệp "gà" quần đùi đánh đu di tích Chiều 1/4, diễn viên Hiệp "gà" cập nhật một loạt hình ảnh tạo dáng phản cảm trên trang thông tin cá nhân khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc. Với tựa đề "10 cô gái Đồng Lộc... đánh em", Hiệp "gà" đã cập nhật một số bức ảnh quần đùi áo phông đến thăm di tích lịch sử. Đặc biệt, điều khiến...