Sinh viên ‘thay áo mới’ cho bàn ghế cũ để tặng học sinh nghèo
Tưởng chừng sẽ bỏ đi hoặc bán ve chai, hàng trăm bộ bàn ghế cũ đã được các sinh viên, cán bộ trường sơn sửa để trở nên mới mẻ và gửi tặng đến những trường học khó khăn.
Đó là hoạt động vô cùng ý nghĩa, đã và đang được sinh viên, cán bộ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM rốt ráo thực hiện để gửi tặng đến những trường học khó khăn ở vùng sâu vùng xa.
Không chỉ để “giải phóng” những chiếc bàn học đã bỏ đi mà còn giúp sinh viên vận dụng được chính sức lực, kiến thức, kỹ năng của mình để tạo ra những bộ bàn ghế học tập mới, thiết thực và sẻ chia với các em học sinh khó khăn.
Đoàn Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trao tặng bàn ghế cho Trường THCS Đào Duy Từ. Ảnh: NVCC
Được biết sau 2,5 ngày thực hiện, nhóm sinh viên của trường vừa hoàn tất và trao tặng đợt một với 80 bộ bàn ghế cho Trường THCS Đào Duy Từ thuộc vùng ngoại ô của TP Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk).
Anh Lê Xuân Thân, Bí thư đoàn trường này, cho hay hoạt động xuất phát từ tính nhân bản trong triết lý giáo dục của nhà trường. Do những năm gần đây, trường tiến hành thay đổi toàn bộ bàn ghế học tập ở trường, từ loại bàn liền ghế cố định phổ thông thành bàn lục giác di động để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc đại học tại trường. Do đó, những chiếc bàn ghế cũ sẽ lần lượt được bỏ đi.
Anh Xuân Thân cho biết hiện đã có khoảng 600 bộ đã bỏ và đang giữ tạm trong kho. Tuy nhiên, dù cũ nhưng số bàn này vẫn còn sử dụng rất tốt, khung sắt dày và bền.
Trước thực tế này, thầy Hiệu trưởng, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, đã quyết định chỉ đạo Đoàn Thanh niên trường phối hợp với Phòng Thiết bị vật tư lên phương án để làm mới những bộ bàn ghế này và chuyển đến những trường trung học ở các tỉnh khó khăn vì nhiều nơi còn thiếu bàn ghế để học.
Theo PGS-TS Dũng, việc này cũng để thay cho các hoạt động tình nguyện khác trong chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh hằng năm do Đoàn – Hội trường tổ chức.
Video đang HOT
“Nếu bán phế liệu thì mỗi bộ chỉ được khoảng 70.000 đồng. Như thế rẻ và rất đáng tiếc, còn cho thì dù tụi em sẽ tốn công, tốn tiền làm mới mặt bàn, sơn,… nhưng sẽ ý nghĩa. Nhà trường vì thế cũng sẵn sàng chi kinh phí nên tụi em bắt tay vào làm ngay” – Xuân Thân nói.
Hàng trăm bộ bàn ghế cũ tưởng chừng sẽ bỏ đi.
Các sinh viên, cán bộ của trường đang tích cực cắt, hàn, sơn sửa lại.
Tuy nhiên, theo Xuân Thân, ý tưởng đã có nhưng vấn đề đó là làm sao vận chuyển những chiếc bàn này đến các địa bàn khó khăn như Đắk Lắk, Phú Yên, Đắk Nông sao cho tối ưu chi phí không phải đơn giản. Mỗi lần chuyển bằng xe 5 tấn không được nhiều, có khi chi phí vận chuyển sẽ cao hơn việc mua một chiếc bàn mới.
Do đó, để làm được, nhóm sinh viên Khoa cơ khí của trường đã quyết định sử dụng máy cắt Plasma để “khắc xuất” những chiếc bàn này, từ đó xe có thể chở được mỗi chuyến khoảng 80 chiếc bàn để chuyển đến các vùng khó khăn.
Đoàn đã huy động 50 bạn để gom bàn ghế từ các nơi tập kết về khu vực cắt hàn để cắt bàn ra để chất lên xe và vận chuyển đến các nơi nhận.
Tại nơi nhận, các bạn sinh viên được chia thành năm nhóm tương ứng với quy trình năm bước để hoàn thiện một bộ bàn ghế thành phẩm, gồm: Nhóm tiến hành “khắc nhập” bằng cách hàn lại những chiếc bàn như cũ; nhóm thực hiện mài, đánh bóng khung sắt, nhóm thực hiện việc chà rửa bàn ghế; nhóm thực hiện sơn bàn và phơi khô và nhóm thực hiện gắn mặt bàn và mặt ghế mới để hoàn thiện một chiếc bàn như mới.
Những chiếc bàn mới dần hoàn thiện.
Lắp ráp bàn ghế vào các phòng học.
Hàng trăm bộ bàn ghế mới sau khi sơn, sửa hoàn thiện.
Niềm vui của các em học sinh Trường THCS Đào Duy Từ khi đón nhận những bộ bàn ghế mới. Ảnh: NVCC
“Tất cả mọi người đều cùng nhau làm việc từ 6 giờ sáng đến 18 giờ, dù cực nhưng tinh thần vui vẻ và đầy tự hào vì sẻ chia được phần nào đó cho những nơi khó khăn. Đoàn còn nhận được lời khen từ trường bạn nên vui lắm” – Xuân Thân tự hào kể.
Anh Xuân Thân cho biết hiện đoàn tiếp tục thực hiện tân trang lại bàn ghế cũ để giao tặng đến điểm tiếp theo sẽ là Trường THPT Lê Lợi thuộc tỉnh Phú Yên, với khoảng 100 bộ. Sau đó, đoàn dự kiến sẽ tặng tiếp 100 bộ cho một trường THPT tại Đắk Nông và những trường THPT khác có nhu cầu.
"Hot girl" tiếp thị bia thất nghiệp vì quán nhậu ế ẩm
Ngay sau khi Nghị định 100 có hiệu lực, rất nhiều hãng bia đã dừng chạy các chương trình tiếp thị bia tại quán nhậu. Do đó, không ít PG bia hay còn gọi là các cô gái tiếp thị bia tạm thời thất nghiệp mà chưa biết ngày đi làm trở lại.
Thu nhập từ việc tiếp thị bia đối với các cô gái khi còn đang là sinh viên là rất khá. Bởi công việc thường chỉ phải làm buổi tối, nhưng thu nhập có thể lên tới 200 - 250 nghìn đồng/buổi.
Một số quán nhậu còn hỗ trợ chi phí cố định hàng tháng, nên không ít sinh viên ra trường vẫn tiếp tục đi làm PG bia.
Trước đây, ngày nào nhà hàng Hải sản Vân Đồn của anh Nguyễn Đăng (Bát Tràng, Hà Nội) cũng có 5 nhân viên tiếp thị bia làm việc. Theo anh Đăng, 5 PG này của các nhãn hiệu bia khác nhau.
Những cô gái tiếp thị bia một thời
"Nhưng từ khi Nghị định 100 có hiệu lực, các hãng bia đã dừng triển khai chương trình này, các nhân viên tiếp thị đều nghỉ hết. Các hãng thông báo sẽ tạm dừng khoảng nửa tháng. Tuy nhiên, cũng chưa rõ chính xác ngày nào sẽ bắt đầu chạy lại chương trình tiếp thị", anh Đăng nói và thông tin thêm, mỗi tháng nhà hàng sẽ hỗ trợ nhân viên tiếp thị bia 2 triệu đồng.
Cũng theo chủ nhà hàng hải sản này, lý do các hãng bia dừng triển khai là do khách vắng. Hơn nữa, chi phí để thuê tiếp thị bia cũng cao nên phải tạm dừng để cân đối.
Đang là sinh viên, chị T.C.N. (Nguyễn Trãi, Hà Nội) thường xuyên nhận chạy tiếp thị bia cho các hãng. Dịp gần Tết hàng năm là thời điểm chị N có thu nhập rất tốt để phụ giúp gia đình.
Theo đó, mỗi ngày chị N làm 2 ca, mỗi ca được trả 200 nghìn đồng. Công việc sẽ làm đều trong cả tháng, mỗi tuần chỉ được nghỉ 1 buổi. "Thu nhập sẽ được trả theo ca, hoặc nhận lương cứng 8 triệu đồng/tháng. Đây là một khoản thu nhập rất tốt với sinh viên như tôi", chị N nói.
Trước đây, theo chị N, tại các quán nhậu đông khách, nhân viên tiếp thị bia muốn vào mời khách phải xin phép chủ hàng. Đa phần, các nhân viên tiếp thị sẽ không được hỗ trợ từ nhà hàng. Nhưng nếu được thêm một khoản trợ cấp, các PG sẽ bưng bê thêm đồ phụ giúp quán.
Quán nhậu vắng như "chùa bà đanh"
Tuy vậy, tình trạng ế ẩm hiện nay khiến cho cả chủ hàng và PG đều chẳng có việc làm.
Ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của các nhà hàng, quán nhậu. Song, Nghị định 100 đang mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Vì thế, người dân cũng nên thay đổi thói quen để đảm bảo an toàn cho chính mình và xã hội.
Theo Thế Hưng (Dân trí)
Thư tuyệt mệnh đẫm nước mắt của nữ sinh đại học "Xin ba mẹ mang con đi hỏa táng, để tro cốt con được ở bên cạnh ba mẹ, đừng để con ở dưới lòng đất lạnh lẽo ngoài kia nha ba mẹ! Con yêu ba mẹ!", đoạn nội dung thư tuyệt mệnh của L.T.T.Th nữ sinh đại học ở Bình Dương trước khi treo cổ trong phòng trọ. Ngày 12/1, Công an TP....