Sinh viên ở Đài Loan chấp nhận cắt cụt hai chân để lừa tiền bảo hiểm
Một sinh viên ở Đài Loan (Trung Quốc) tuyên bố rằng mình đã mất đi đôi chân vì tê cóng và hy vọng sẽ bỏ túi được hơn 41 triệu Đài tệ tiền bảo hiểm.
Thùng đá khô mà Chang dùng để ngâm chân. Ảnh: Cục Điều tra Hình sự Đài Loan
Cục điều tra hình sự Đài Loan cho biết, sinh viên họ Chang nói trên cùng với bạn học cũ họ Liao bị phát hiện đã lên kế hoạch dàn dựng một vụ lừa đảo tiền bảo hiểm.
Đầu tiên, Chang mua các bảo hiểm về khuyết tật, thương tích, sức khỏe và an toàn đi lại từ ít nhất 5 công ty bảo hiểm. Sau đó, vào ngày 26/1/2023, cả hai đã đi vòng quanh một số địa điểm ở Đài Bắc, trong đó có Công viên quốc gia Dương Minh Sơn và khu Đạm Thủy.
Hoạt động này để khiến mọi người nghĩ rằng Chang đã bị tê cóng sau khi lái xe trong đêm lạnh giá.
Video đang HOT
Để vết thương trở nên đáng tin hơn, Liao đã xúi Chang ngâm chân trong thùng đá khô hơn 10 giờ. Được biết, Liao đã trói Chang vào một chiếc ghế tại nhà để Chang không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải chịu đựng cơn đau do bị bỏng lạnh.
Sau thời gian tự hành hạ bản thân, chân của Chang sưng tấy và phải nhập viện vào ngày 28/1/2023. Đến ngày 6/2, Chang bị cắt cụt từ dưới đầu gối. Tiếp đó, anh ta đã nộp đơn yêu cầu bồi thường và nhận được 230.000 Đài tệ (hơn 179 triệu đồng) từ một công ty bảo hiểm.
Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm khác bắt đầu cảm thấy nghi ngờ vì ngày mua hợp đồng bảo hiểm và tình hình thương tích của Chang, nên họ đã báo cáo vụ việc với chính quyền địa phương.
Các nhà điều tra Văn phòng công tố quận Đài Bắc phát hiện thương tích ở chân của Chang đối xứng một cách bất thường và không có dấu vết đã đi giày hoặc tất. Ngoài ra, dữ liệu từ các cơ quan khí tượng cũng cho thấy, nhiệt độ ngày 26/1/2023 chỉ dao động trong khoảng 6 độ C đến 17 độ C, không đủ lạnh để gây tê cóng.
Trong số những vật dụng mà các điều tra viên thu được của hai thanh niên này có hồ sơ bệnh án, hợp đồng bảo hiểm, 8 chiếc điện thoại di động, một hộp xốp đựng đá khô và một chiếc xô nhựa màu xanh lá cây mà Chang dùng để ngâm chân.
Các cuộc điều tra sâu hơn cho thấy Liao đang gặp phải các vấn đề tài chính do thua lỗ liên quan tiền điện tử. Anh ta đã lừa Chang ký vào một giấy nợ trị giá 25 triệu Đài tệ và cũng là chủ mưu của vụ cắt cụt chân này.
Cục điều tra hình sự ngày 14/3 cho biết, cả hai thanh niên này sẽ bị buộc tội lừa đảo và riêng Liao cũng bị buộc tội gây thương tích nghiêm trọng. Số tiền bảo hiểm mà cả hai lừa được trước đó cũng đã bị tịch thu.
Bảo hiểm chi trả gần 100 tỷ USD cho tổn thất thiên tai năm 2023
Ngày 9/1, công ty tái bảo hiểm lớn nhất thế giới Munich Re cho biết các thảm họa thiên nhiên trong năm 2023 đã gây ra tổn thất được bảo hiểm ở mức 95 tỷ USD.
Con số này thấp hơn mức 125 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2022, nhưng cao hơn so với mức trung bình trong dài hạn.
Cảnh tàn phá sau thảm họa động đất ở Antakya, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 20/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Munich Re, trong năm 2023, tổng thiệt hại do thiên tai, bao gồm những tổn thất không được bảo hiểm, lên tới 250 tỷ USD. Con số này tương tự như mức của năm 2022 và mức trung bình 5 năm trước đó, nhưng cao hơn con số trung bình trong dài hạn 10 năm và 30 năm. Tương tự, tổn thất được bảo hiểm trong năm 2023 cao hơn so với mức trung bình của 10 năm và 30 năm lần lượt là 90 tỷ USD và 57 tỷ USD
Số liệu của Munich Re cho thấy các trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là những sự kiện có sức tàn phá nặng nề nhất, khiến 58.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại vật chất tổng cộng 50 tỷ USD, trong đó chỉ có 5,5 tỷ USD được bảo hiểm chi trả.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các cơn bão có sức tàn phá nghiêm trọng xảy ra tại Mỹ và châu Âu với xu hướng ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu. Trưởng nhóm nghiên cứu khoa học khí hậu của Munich Re, ông Ernst Rauch, nhấn mạnh các sự kiện thiên tai trước đây vốn được xếp vào diện thứ yếu hoặc "rủi ro phụ" nay đã trở thành nguyên nhân chính gây nhiều tổn thất lớn.
Các nhà khoa học nhận định sự nóng lên của bầu khí quyển Trái Đất sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn trong những thập kỷ tới. Trước nguy cơ xảy ra thảm họa ngày càng tăng, nhiều công ty bảo hiểm đã tăng mức phí đối với một số trường hợp, thậm chí có nơi còn ngừng cung cấp dịch vụ bảo hiểm.
Công ty vận tải biển Hy Lạp kiếm bộn tiền nhờ chở dầu mỏ Nga Các công ty vận tải biển của Hy Lạp đang kiếm bộn tiền bằng cách vận chuyển khối lượng lớn dầu của Nga mà các công ty chở dầu khác không muốn động tới. Nhiều trong số các tàu chở dầu này vẫn được bảo hiểm bởi các công ty bảo hiểm phương Tây, cho thấy họ đã tuân thủ mức giá trần....