Sinh viên nơi cửa Phật
Sau tiếng chuông chùa báo hiệu giờ lên lớp, các tăng sinh, ni sinh vội vã với sách vở, laptop… lên giảng đường. Nơi cửa Phật các sư thầy không chỉ tập trung học tập mà còn có một cuộc sống tràn ngập những tiếng cười vui.
Lối lên học viện Phật giáo Việt Nam tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Khuôn viên trường rộng tới 11 hecta. Hiện nơi đây có gần 300 tăng sinh, ni sinh theo học trong đó 217 người học hệ cử nhân Phật học (hệ 4 năm), cao đẳng có 79 tăng, ni sinh (hệ 3 năm).
Một ngày 2 buổi học, tăng ni, ni sinh bắt buộc phải ở nội trú tại ký túc xá của trường. Sau tiếng chuông chùa đúng giờ giới nghiêm …
Các tăng sinh, ni sinh bắt đầu từ nơi nghỉ trên núi xuống giảng đường.
Để được vào học tại học viện, các tăng ni sinh phải đủ 20 tuổi trở lên, đã tốt nghiệp trung cấp Phật học, đã thọ giới tỳ khiêu, tốt nghiệp THPT và được tỉnh, thành hội Phật giáo giới thiệu.
Video đang HOT
Học phí hàng năm 1,5 triệu đồng, còn lại học viên đều được bao cấp kinh phí ăn ở từ ban bảo trợ học đường. Nội dung học gồm 2 phần Kinh điển Phật giáo và Thế học (bao gồm các bộ môn bắt buộc như các trường ĐH khác như Triết học Mác Lênin, Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học…).
Phần lớn, họ đều học tập một cách nghiêm túc. Đến giờ giải lao, nhiều tăng ni sinh vẫn mải miết đọc bài tại ghế đá bên ngoài sân trường.
Mỗi năm học khoảng 10 tháng, nghỉ hè khoảng một tháng, các học viên không được về nhà trong suốt thời gian học tập, trừ ngày rằm, mùng một hoặc bố mẹ quê nhà ốm đau.
Bắt đầu từ 16h chiều hết giờ học các môn chính, toàn bộ học viên tập trung tại chùa Non Nước trong khuôn viên học viện để tập ngồi thiền và các môn học khác của Phật giáo.
Nhà sư Đạo Mẫn, công tác tại phòng đào tạo của học viện cho biết, các tăng ni sinh học tập tại đây có tinh thần rất vui vẻ và đoàn kết.
“Nhiều người cứ nghĩ đi tu là vì chán đời hay vì phạm phải điều gì xấu xa nhưng không phải. Ở đây nhiều người thích, họ xuất gia cũng có nhiều lý do khác nhau”, thầy Mẫn nói.
Giây phút vui đùa của các thầy trò trong trường.
Đàm Bảo (thứ 2 từ trái sang), Minh Trang (giữa), Phương Tú (thứ 2 từ phải sang) vui vẻ sau một ngày học căng thẳng.
Theo VNExpress
"Tất cả những sư đi xin tiền đều là giả"
Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, khẳng định: Tất cả những "sư" đi khất thực, xin tiền đều là giả.
Vì theo quy định, sư nào khất thực hoặc quyên góp ngoài phạm vi chùa phải có giấy giới thiệu của Ban Thường trực Phật giáo tỉnh, thành. Tuy nhiên, đến nay, trên cả nước chưa có tỉnh, thành nào cấp giấy giới thiệu cho sư đi khất thực, quyên góp tiền. Ngày 12/7, phóng viên đã theo chân 2 sư giả và mục kích những kiểu kiếm tiền của họ ở TP.HCM.
Vị sư giả đếm tiền thu được rồi ăn bún thịt nướng
Trong ngày, sư giả này xin được không dưới 500.000 đồng
Một sư giả đến đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 để "khất thực" trái phép. Khi người vắng dần trên phố, sư giả này đón xe ôm về nhà ở đường Tân Lập, phường Hiệp Phú, quận 9.
Về đến nhà, sau khi trút bỏ lớp áo tu ngụy trang, vị sư giả đếm tiền thu được rồi ăn bún thịt nướng. Theo ước tính của chúng tôi, trong ngày, sư giả này xin được không dưới 500.000 đồng.
Nữ "sư" đưa tiền cho một người đàn ông khác
Một phụ nữ ngụy trang thành "sư" đang hành nghề trên đường Trần Phú, phường 7, quận 5 thì bị một người dân chặn lại phản ứng: "Sư giả hay sư thật, ở đây cấm khất thực".
Về đến nhà ở khu nhà trọ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 4, quận 5, nữ "sư" đưa tiền cho một người đàn ông khoảng 40 tuổi. Ngoài nữ "sư" này, chúng tôi còn chứng kiến nhiều "sư" khác cũng đến đây nộp tiền cho người đàn ông nói trên.
Theo VietNamNet