Sinh viên nghỉ học nhưng lên trường sớm: Tìm quán ăn ‘đỏ mắt’
Dù được nghỉ học để tránh dịch Covid-19, nhưng một số sinh viên quyết định lên thành phố sớm để làm thêm, thực tập. Theo chia sẻ của các bạn, để tìm một quán ăn trong thời điểm này là điều không dễ.
Các quán ăn tại làng ĐH đều đóng cửa – Thế Nguyên
Sinh viên cầu, nhưng quán… không cung
Đoạn đường từ cổng Trường ĐH Nông lâm (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đến khu giảng đường chính của trường có nhiều quán ăn rải rác, đáp ứng nhu cầu ăn uống của sinh viên trong trường. Nhưng do lịch nghỉ hiện tại kéo dài hết tháng 2, sinh viên ở lại thành phố ít, nên hầu hết các quán này đều “cửa đóng then cài”.
Điều này cũng diễn ra tương tự trên đoạn đường đi vào KTX Cỏ May và KTX ĐH Nông lâm. Vắng sinh viên, các quán ăn dù lớn hay nhỏ đều nghỉ bán. Chỉ có một số cửa hàng tạp hóa mở cửa phục vụ người dân sống tại đây.
Trần Nguyễn Quỳnh Như (sinh viên năm nhất, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cơ sở Thủ Đức), cho biết các hàng quán xung quanh trường hầu như không mở cửa. Những quán cơm, quán bún, hủ tiếu, hay những xe bán bánh mì và các món ăn vặt… bình thường rất rộn ràng nhưng những ngày này cũng vắng tanh.
Video đang HOT
Quán ăn cửa đóng then cài – Thế Nguyên
Quỳnh Như đã quen với những quán cơm quen thuộc, những món yêu thích, chỉ cần ra cổng KTX là có ngay. Nhưng bây giờ không có quán nào mở cửa, Như phải đi thật xa để ăn cơm dù món ăn không hợp khẩu vị.
La Tuyết Nhi (sinh viên năm 3, Trường ĐH Kinh tế-luật TP.HCM), hiện ở KTX trong khuôn viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết ở khu vực này chỉ có 2 quán mở cách đây khoảng nửa tháng, nhưng thức ăn lại không được ngon. Vì vậy, Nhi phải tìm chỗ ăn uống khác và gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.
Dự trữ mì gói, sữa, bánh
Trong tình trạng trên, để có món ăn ưa thích, sinh viên đã chọn cách đặt thức ăn online và dự trữ thức ăn nhanh trong phòng.
“Sau những ngày đối mặt với việc tìm chỗ ăn vất vả, mình đã quyết định đặt đồ ăn trên các ứng dụng online để có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên giá cả khi đặt thức ăn qua các ứng dụng sẽ mắc hơn, vì vậy, mình mua bánh và sữa dự trữ để ăn sáng. Mình đi làm thêm nên buổi trưa tìm quán ăn gần chỗ làm, tối về mình sẽ gọi thức ăn, hoặc ăn mì gói”, Quỳnh Như bày tỏ.
Trong khi đó, Tuyết Nhi cho biết: “Mình xoay sở bằng cách thứ bảy và chủ nhật về quê mang đồ ăn lên KTX cho thứ hai và thứ ba. Các ngày còn lại thì mình qua các hàng quán ở KTX ĐH Quốc gia TP.HCM để ăn. Nếu không có quán mở cửa thì mình phải ăn mì gói, cháo gói”.
Con đường vắng vẻ – Thế Nguyên
Bình Trịnh Thắng (sinh viên năm 2, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) cũng chia sẻ: “Có khi, mình bắt xe buýt ra khu dân cư để có một bữa ăn qua ngày, nhưng giá cả thì cao, không hợp với túi tiền của mình”.
Trước sự bất tiện trên, Thắng đã xoay sở bằng cách đi siêu thị mua mì, sữa bánh… để trong phòng. Thỉnh thoảng, Thắng đến trường, may mắn thì có 1-2 quán cơm mở cửa. Các quán ăn gần chỗ Thắng cũng đang tạm nghỉ trong mùa dịch.
Theo Thanh niên
Bác sĩ ôm nữ sinh ngủ: Còn một người nữ nằm cạnh?
Trong bức ảnh chụp hôm đó, ngoài một nữ sinh nằm cạnh bác sĩ P, còn có một người nữ khác nằm đối đầu với hai người này.
Liên quan đến báo cáo của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An gửi Sở Y tế Nghệ An về vụ bác sĩ ôm nữ sinh viên thực tập ngủ trong ca trực, ngày 7/2, trao đổi với báo Đất Việt, một đại diện phía bệnh viện cho rằng, những giải thích của bác sĩ H.T.P., công tác tại khoa phẫu thuật tim mạch - lồng ngực hoàn toàn đúng.
"Bệnh viện xác minh những lời giải thích đó thì thấy bác P giải thích đều hợp lý. Hình ảnh báo chí đưa đã bị cắt bởi thực tế hôm đó là có 3 người nằm, trong đó có 2 người nữ và bác sĩ P.
Một người nữ nằm cạnh bác sĩ P và một người nữ nữa nằm đối đầu chứ không phải ở trong phòng chỉ có bác sĩ P với một nữ sinh", đại diện Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An nói.
Theo báo cáo, những hình ảnh đó diễn ra tại văn phòng khoa phẫu thuật tim mạch - lồng ngực của bệnh viện vào khoảng thời gian 1h30 đến 1h45 ngày 19/1. Thời điểm xảy ra sự việc là ngày trực của bác sĩ P.
Hình ảnh được cho là "bác sỹ ôm sinh viên ngủ trong ca trực"
Qua xác minh của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, sau khi giải quyết xong công việc, khoảng 1h ngày 19/2, bác sĩ P thấy đói và hơi mệt nên ăn khuya và uống một cốc bia rồi về văn phòng khoa xem lại hồ sơ và đi ngủ.
Vì thấy xung quanh có một số người đắp chăn trùm kín, bịt khẩu trang ngủ trên nệm, không phân biệt được nam hay nữ nhưng có chỗ trống nên bác sĩ P ngả lưng ngủ.
Sau khi nằm ngủ được một lát thì có cảm giác khó chịu vì quần dính bết máu, dịch nên có phản xạ đạp chân cởi quần trong giấc ngủ và sau đó ngủ say không biết chuyện gì xảy ra.
"Những hành động trong giấc ngủ như trở người hay gác chân, tay có thể diễn ra trong vô thức và hiện tại không có biểu hiện về lời nói, cử chỉ, hành động gợi ý tình cảm từ bác sĩ P. với các em sinh viên", báo cáo nêu.
Ngoài ra, tại bản tường trình của các em sinh viên trong kíp trực cũng đều khẳng định không quen biết và chưa tiếp xúc với bác sĩ P, trong quá trình ngủ bác sĩ P ngáy rất to.
"Sự việc bác sĩ P được ghi lại hình ảnh và phản ánh trên mạng xã hội là sự việc đáng tiếc xảy ra. Giám đốc bệnh viện sẽ có giải pháp, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và có hình thức xử lý đối với các cá nhân; nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc để tất cả nhân viên y tế thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn", báo cáo từ bệnh viện.
Thanh Giang
Theo baodatviet
Diễn giả, MC Thi Thảo: "Cái duyên" gắn kết với sinh viên Giữ vị trí CEO Công ty Đào tạo và Giải Trí Thi Thảo, đồng thời là Cổ đông sáng lập Công ty Truyền Thông và Sự kiện Salata, tuy bận rộn nhưng diễn giả, MC Thi Thảo luôn hỗ trợ các chương trình dành cho các bạn sinh viên. Diễn giả, MC Thi Thảo làm giám khảo cùng PGS-TS tâm lý Huỳnh Văn...