Sinh viên náo nức về quê ăn Tết
Những ngày giáp Tết, dù chưa được nghỉ nhưng không khí náo nức chuẩn bị cho chuyến về quê đã ngập tràn khắp các giảng đường, các khu trọ, cả KTX các trường.
Không khí Tết náo nức
Ngay từ những ngày đầu tháng, không khí tết đã náo nức, rộn ràng. Ở hầu hết các khu trọ hay ký túc xá sinh viên, chúng ta cũng bắt gặp những hình ảnh sinh viên dọn dẹp nhà cửa, đồ đạc, sách vở đã được đóng vào thùng gọn gàng. Tất cả đã sẵn sàng cho giờ xuất phát… về!
Ở những trường đã thi xong, nhiều sinh viên đã ” bùng học” từ đầu tuần vì “bây giờ mới bắt đầu học kỳ mới, các bài học trên lớp mới chỉ là giới thiệu môn học thôi, nên mình mang sách về tự nghiên cứu, không khí tết làm mình không muốn ở lại học nữa, muốn về với gia đình hơn”, Thành (sinh viên ĐH Luật Hà Nội) cho biết.
Lớp học thưa vắng sinh viên vào tuần cuối năm
Có hàng trăm lý do để sinh viên nghỉ học tuần cuối cùng của năm. Thành Nghĩa ( sinh viên CĐ Du lịch) thoải mái hơn. “Cả năm học hành chăm chỉ rồi, giờ thì cho mình thoải mái chút chứ. Nghỉ vài hôm Tết thôi”. Nghĩa còn cho biết, lớp bạn có 50 sinh viên, nhưng đến ngày 3/1 thì lớp chỉ còn lại hai phần ba. “Mà nói thật, đến thời điểm này thì các bạn ấy đến lớp cũng chỉ chơi, tâm sự, nói chuyện, bàn luận về không khí Tết ở quê mỗi người cho hết buổi thôi chứ cũng không học mấy. Các thầy cô cũng hiểu tâm lý sinh viên mà”.
Trên lớp học, những câu chuyện về tết mỗi vùng quê, những lời mờ mọc “Tết về quê tớ chơi” trở thành những món quà ý nghĩa của các teen.
Ra đến các khu chợ như Ngã Tư Sở, chợ đêm Sinh viên, chợ Nhà Xanh, chợ đêm Đồng Xuân… hay vào các siêu thị Big C, VinCom, Metro…, lượng khách hàng là sinh viên khá đông đảo, nhất là ở những khu vực có hàng giảm giá, tặng kèm quà tặng như quần áo, giày dép, mỹ phẩm, quà lưu niệm… Không khí mua sắm ở đây khá tấp nập, đông vui.
Cô Thu Nga, chủ của hàng quà lưu niệm( phố Khương Thượng, quận Thanh Xuân) cho biết lượng khách hàng đến với shop lúc này hơn một nửa là sinh viên. Đặc biệt năm nay, ngày Valentine lại rơi vào ngày mùng một tết nên không khí mua sắm lại càng trở nên nhộn nhị hơn.
Những “party” nho nhỏ
Một bữa tiệc Tất niên nho nhỏ của sinh viên
Video đang HOT
Những buổi tiệc nho nhỏ chia tay nhau dịp cuối năm cũng được đa số sinh viên đón chờ. Đây được xem là bữa tiệc tất niên nên công việc nấu nướng, trang hoàng, chuẩn bị chương trình, trò chơi được vạch ra và tiến hành chu tất.
Thu Hà, sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Tiệc tất niên thì chắc chắn là không thể thiếu rồi. Bọn mình đã lên kế hoạch cả tháng nay, giờ chỉ chờ cho đến ngày là a-lê-hấp”.
“Thứ 5 này, lớp mình sẽ tổ chức tiệc tùng, cho các bạn có một ngày thoải mái “đập phá”. Cuối năm mà, mình cũng phải tham gia chứ không thì tiếc hùi hịu mất”, Tùng (sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội) chia sẻ.
Những buổi tiệc này thường bắt đầu từ sáng đến tối với việc nấu nướng chuẩn bị cho bữa trưa, tít mít cho tới giữa chiều, rồi cả nhóm kéo nhau ra các điểm vui chơi mát mẻ như công viên Nghĩa Đô, công viên Tuổi Trẻ, Hồ Tây, công viên Thủ Lệ, Bách Thảo… Đến tối, live show Karaoke bắt đầu. Những ca sĩ “cây nhà lá vườn” cất cao tiếng hát và được mọi người cổ vũ nhiệt tình bằng cách là trở thành các “vũ công” tài ba.
Hoài Thu, sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội kể rằng nhờ vào buổi party ấy mà lớp bạn “khai quật” được một cơ số những cây văn nghệ, và ” mình cảm thấy lớp mình thân thiện, gần gũi hơn”.
“Buổi tiệc tất niên rất ý nghĩa. Thứ 6 lớp mình mới tiến hành nhưng không khí trong lớp thì đã háo hức lắm rồi. Buổi tiệc năm trước lớp mình tổ chức rất hoành tráng. Mọi người chơi vui vẻ lắm”, Hải Anh (sinh viên ĐH Giao thông vận tải) nói.
Những buổi party cuối năm không chỉ khoanh vùng trong phạm vi lớp học mà cả ở những dãy trọ sinh viên, hay ở các phòng đối với các bạn trong KTX. Những cây nến, những chai nước ngọt, bánh kẹo, hoa quả… đủ để cho mọi người trong phòng cảm thấy ấm áp hơn trong thời khắc cuối năm. Các bạn vừa ăn, vừa xem những bộ phim, hay cùng hát Karaoke trên máy tính. Chương trình tại các khu vực này cũng sôi động không kém, cũng kéo dài từ 19h tối cho tới tận 1-2h sáng hôm sau.
Dường như hiểu được tâm lý náo nức pha chút ngậm ngùi lúc này của sinh viên xa nhà sắp được nghỉ Tết, các chủ trọ cũng dễ dãi hơn những ngày thường.
Bác Hồng chủ nhà trọ (Cầu Giấy) vui vẻ nói “thường ngày dãy trọ sẽ đóng cửa vào lúc 21h30, và mọi người phải giữ im lặng. Nhưng trong tuần cuối này thì bác không quản việc đó nữa. Vì cuối năm rồi phải để cho các cháu “xả hơi” trước khi về Tết”.
Hành trình gian nan
Lơ xe chèo kéo sinh viên
Hạnh và Hùng sv ĐHKHTN phải ngồi đợi chuyến xe sau vì đông quá
Miệt mài học hành suốt một thời gian dài cho nên khi sắp được nghỉ về đón Tết, đoàn tụ bên gia đình thì ai cũng háo hức, chờ đợi từng ngày. Ttuy nhiên quãng đường từ trường về nhà nghỉ Tết đối với những sinh viên nhà xa thì quả là cả một hành trình gian nan.
Nhiều sinh viên đã phải mua vé tàu, vé xe trước đó cả một tháng vì sợ những ngày cuối dồn dập, gấp quá không có thời gian đi mua hoặc có đi mua được thì cũng không còn chỗ tốt hay được đi vào những giờ, những ngày tốt.
Quyên, sinh viên ĐH Ngoại thương chia sẻ: “Mình mua vé tàu từ đầu tháng rồi, nhưng cũng phải chen chân mãi mới được đấy”.
Nam, sinh viên ĐH Thủy Lợi quê ở Thanh Hóa cho biết: “So với nhiều bạn trong lớp thì nhà mình vẫn còn gần chán… Nhưng mà mình vẫn phải cúp học trước vài ngày để về cho đỡ phải chờ xe, vì năm trước mình phải đợi xe bus ra Giáp Bát từ sáng tới gần trưa mới được, mà khi ra tới nơi thì lại không có xe nào cho lên vì khách quá đông, vậy là phải đợi tới chiều. Khi lên được một xe thì phải đứng mất một phần hai quãng đường về nhà”. Trung, sinh viên Học viện Ngân hàng, rơi vào cảnh khó khăn hơn vì ở kí túc xá, lúc về phải trả phòng, giao chìa khóa cho ban quản lý rồi, ra tới bến xe lại không có xe về, phải tìm đến nhà những người bạn. Trung còn cho biết thêm: “Bạn cùng phòng mình còn phải mất thêm tiền vào nhà nghỉ tá túc một đêm vì cũng không bắt được xe, không có nhà bạn nào để ở nhờ, lùi lại ngày hôm sau về nữa. Như mình còn may chán!”.
Ngoài ra ở bến xe bus, bến xe khách vào những ngày giáp Tết có rất nhiều trộm, cướp hoạt động. Lên xe bus mà không cẩn thận thì số tiền ít ỏi trên hành trình dài về quê ăn tết sẽ không cánh mà bay, lúc đó sinh viên chỉ biết khóc vì bạn bè người thân đã về hết, không biết lấy đâu ra tiền để về…
Ở các bến xe cũng không kém phần hỗn độn. Những chủ xe, lơ xe sẽ kéo khách lên xe của mình, (mặc dù không phải chuyến xe ấy rồi đóng cửa lại) thu tiền. Đến khi xe chuyển bánh đi khá xa thì các bạn mới biết được, đành ngậm ngùi mất oan tiền, chuyển sang xe khác. Không khí xuân vui tươi, náo nức vẫn rộn ràng trong từng bước chân, từng tiếng nói cười, trong từng câu chuyện, lời mời dễ thương, hấp dẫn của mọi người như: “Chỗ tôi có lễ hội Lồng tồng đấy. Vui lắm. Về quê tôi ăn tết nhé”, “Quê tớ có chợ Viềng Tết có đi thì ghé nhà tớ…”Về Tết vui vẻ, ăn nhiều cho tăng cân, nhận được nhiều lì xì nữa”…
Theo VnMedia
400 đôi kết hôn ngày trùng cửu đã li hôn
(Zing) - Chỉ vẻn vẹn sau hơn 4 tháng chung sống, 400 trong số 600 đôi kết hôn vào ngày trùng cửu 9/9/2009 đã li hôn.
Những cuộc hôn nhân ngắn ngủi đó đã minh chứng một điều "hôn nhân lâu bền không thể theo trào lưu".
9/9/2009 được coi là ngày vàng hiếm có dành cho những đám cưới tập thể diễn ra khắp nơi trên thế giới. Nhưng trên thực tế, đã có không ít những đôi "tan đàn xẻ nghé" chỉ sau vẻn vẹn mấy tháng chung sống.
Quang cảnh sếp hàng dài đăng kí kết hôn ngày trùng cửu
Kết hôn vì ngày đẹp hiếm có?
Câu chuyện của 2 bạn trẻ Tiểu Vũ (27 tuổi) và Tiểu Nghiên (25 tuổi) có lẽ là minh chứng tiêu biểu cho rất nhiều đôi quyết định đám cưới vào ngày trùng cửu tại Trung Quốc.
"Chúng tôi đều có công việc ổn định và mới yêu nhau được 6 tháng, thực lòng là vẫn chưa có ý định kết hôn. Ngày trùng cửu cận kề, các bạn của tôi bỗng cổ súy chúng tôi kết hôn. Ban đầu tôi và bạn gái cũng không bận tâm lắm. Nhưng sau khi lên mạng thấy bàn dân cứ râm ran và ca tụng ngày 9/9/2009 là ngày trường trường cửu cửu nên tôi và bạn gái đã quyết định cưới.
Các bạn trẻ cần suy nghĩ chín chắn trước khi kết hôn
Hôm đi đăng kí thấy rất nhiều đôi khác cũng đang xếp hàng dài nô nức chờ đăng kí. Chúng tôi xếp hàng 7 tiếng đồng hồ mới hoàn tất thủ tục kết hôn. Những tháng ngày hạnh phúc chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. Những mâu thuẫn nảy sinh từ bất ngờ này đến bất ngờ khác vì có những chuyện chúng tôi không thể lường trước được sau khi kết hôn lại như thế " - Tiểu Vũ chia sẻ.
Vậy là sau hơn 3 tháng họ đã kí vào giấy li hôn với lí do: "mâu thuẫn không thể hóa giải" và kết thúc cuộc sống vợ chồng một cách chóng vánh.
"Tôi cũng không hiểu tại sao lúc đó mình lại quyết định kết hôn, tôi không nghĩ lúc đó mình đã suy nghĩ chín chắn" - Tiểu Nghiên cho biết.
"Lỗi tại ai? Tình cảm đang tốt đẹp, tự nhiên kết hôn xong lại thành thế này, lẽ nào lỗi tại kết hôn?" - Tiểu Vũ sầu não than thở.
Thủ tục li hôn nhiều gấp đôi thủ tục kết hôn
Kết hôn theo trào lưu không thể lâu bền
"Khi kết hôn cũng nên chọn ngày đẹp nhưng không nên theo trào lưu. Kết hôn để kịp ngày đẹp chưa chắc đã hạnh phúc. "Theo tôi chúng ta cần tác động cho thanh niên nhận thức rõ ràng hơn nữa về hôn nhân. Hiện nay con 1 là hiện tượng phổ biến trong xã hội và đa số họ thiếu nhận thức về trách nhiệm. Trách nhiệm đối với "trên" là cha mẹ, trách nhiệm đối với "dưới" là con cái. Nếu bạn trẻ coi nhẹ việc kết hôn và kết hôn chỉ để thỏa mãn cảm xúc của mình thì cuộc sống sau hôn nhân càng thêm nhiều áp lực. Tan vỡ là điều khó tránh khỏi. Giới trẻ nên có nhận thức nghiêm túc về trách nhiệm của mình với xã hội, với gia đình và với pháp luật thì hãy kết hônn" - chuyên gia tâm lý Lưu Tuệ Phấn đưa ra lời khuyên.
TIGÔN
'Hai mặt' của việc lấy chồng Bạn được cầm rất nhiều tiền do đức ông chồng, nhưng lại phải đau đầu lo tính toán thu chi nợ nần... Ảnh minh họa 1. Lấy chồng, cái thích đầu tiên là cảm giác hãnh diện vì tạo công ăn việc làmcho rất rất nhiều người trong gia đình họ mạc hai bên - đứng ra tổ chức lễ cưới cho bạn;...