Sinh viên Mỹ mới đến 5 ngày đã buộc phải rời khỏi Hàn
Trước sự bùng phát của dịch Covid-19 tại Hàn, hàng loạt trường đại học tại Mỹ hủy bỏ các chương trình liên kết, yêu cầu sinh viên mau chóng về nước.
Breanna Morgan (19 tuổi), sinh viên Đại học Alabama (Mỹ) mới chỉ đến Seoul, Hàn Quốc được vỏn vẹn 5 ngày trước khi cô buộc phải quay về quê nhà, theo Korea Herald.
Tuần trước, nhà trường đã thông báo cho cô và khoảng 70 người Mỹ khác rằng chương trình trao đổi sinh viên quốc tế tại Đại học Korea (Seoul) đã bị hoãn vô thời hạn do lo ngại về sự bùng phát của dịch Covid-19.
Trước sự bùng phát của dịch Covid-19 tại Hàn Quốc, hàng loạt các trường đại học trên thế giới hủy bỏ các chương trình du học, trao đổi sinh viên. Ảnh: Reuters.
Mới ổn định được phần nào cuộc sống ở thành phố mới, Morgan không tránh khỏi cảm giác buồn bực khi phải nhanh chóng rời đi.
“Tôi mới dỡ số hành lý, sau khi mua thêm tất cả vật dụng sinh hoạt cần thiết”, cô gái 19 tuổi nói. Sau khi nhận được thông báo, cô lại một lần nữa đóng gói đồ đạc từ đầu.
“Dù sao, tôi nghĩ vào thời điểm này, sức khỏe và sự an toàn là điều cần ưu tiên. Tôi tính quay lại Hàn Quốc vào mùa thu, nếu khi ấy dịch bệnh đã được dập tắt. Còn không, tôi vẫn sẽ đợi đến khi có cơ hội”, cô nói thêm.
Trái với số đông, Andrea Snyder (22 tuổi), cho hay bản thân muốn ở lại Hàn Quốc vì “không cảm thấy tình hình quá nguy hiểm như những gì báo chí đưa tin”.
Video đang HOT
“Tôi rất thất vọng bởi buộc phải về nhà”, Snyder cho biết.
Snyder hiện theo học tiếng Hàn tại Đại học Sogang. Cuối tuần trước, cô nhận được thông báo dừng tạm thời toàn bộ chương trình học ở Hàn từ trường tại Washington (Mỹ).
Snyder đến Hàn Quốc vào tháng 8 năm ngoái và đang lên kế hoạch học thêm một kỳ nữa ở xứ củ sâm. Cô cũng nhận được một thông báo riêng từ bên cung cấp học bổng của mình – Boren Scholarship, chương trình do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ – bắt buộc tất cả du học sinh phải quay về nước.
Quang cảnh không một bóng người trong khuôn viên trường Đại học Yonsei ở thủ đô Seoul. Ảnh: Yonhap.
Kể từ khi số ca mắc virus corona tăng đột biến ở xứ kim chi, nhiều trường đại học lớn ở Mỹ đưa ra thông báo dừng tạm thời tất cả các chương trình liên kết với Hàn Quốc. Một số trường cũng thực hiện biện pháp tương tự với các trường ở Italy.
Không riêng Mỹ, các trường đại học tại Singapore cũng đang tìm cách hỗ trợ số sinh viên đi trao đổi ở Hàn mau chóng về nước.
Cuối tuần trước, Noel – sinh viên của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) – ra sân bay, chuẩn bị đón chuyến bay lúc 1 giờ đêm đến Seoul để tham gia chương trình trao đổi học sinh kéo dài 4 tháng thì nhận được thông báo chuyến đi bị hủy vào phút chót.
Đối với các sinh viên của trường đang theo học tại Hàn Quốc, họ nhận được email từ nhà trường, kèm lời nhắn nhủ “hãy quay trở lại Singapore càng sớm càng tốt”. Đại diện của NTU xác nhận trường học đang tạm dừng tất cả các chuyến đi liên kết với Hàn Quốc cho đến khi có thông báo mới.
Hàn Quốc hiện là nơi có nhiều ca nhiễm nhất bên ngoài Trung Quốc. Theo cập nhật của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 4/3, tổng số bệnh nhân dương tính với chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) tại nước này lên đến 5.328 người.
Theo Zing
Chân dung Bộ trưởng Giáo dục trẻ nhất Indonesia
Công bố thành viên nội các mới hôm 23-10, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cử ông Nadiem Makarim, đồng sáng lập và cựu Giám đốc điều hành của Công ty ứng dụng công nghệ Gojek làm Bộ trưởng Giáo dục và văn hóa nước này. Điều đó khiến ông Makarim trở thành Bộ trưởng Giáo dục trẻ nhất Indonesia khi chỉ mới 35 tuổi.
Kỳ vọng đột phá về nguồn nhân lực
Tổng thống Widodo nói rằng, Bộ Giáo dục dưới thời Bộ trưởng Makarim sẽ tạo ra những bước đột phá quan trọng
Các nhà đầu tư cho rằng, việc Tổng thống Widodo chọn ông Makarim, người đã tốt nghiệp Đại học Brown và Đại học Harvard vào nội các trong nhiệm kỳ mới là một tín hiệu đáng hoan nghênh. Nó chứng tỏ Indonesia sẽ tập trung vào phát triển lĩnh vực công nghệ vốn đang bùng nổ ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Widodo nói rằng, Bộ Giáo dục dưới thời Bộ trưởng Makarim sẽ chịu trách nhiệm tạo ra những bước đột phá quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực.
Bộ cũng sẽ chuẩn bị và thực hiện một chương trình giáo dục tạo ra nhiều chuyên gia hơn trong tất cả các lĩnh vực để Indonesia có thể cạnh tranh trên toàn cầu. Giới lãnh đạo Indonesia đã nhiều lần cam kết đầu tư để khắc phục tình trạng thiếu hụt kỹ năng mà các công ty khởi nghiệp nước này phải đối mặt. Nhiều người cũng hy vọng "kỳ lân" về công nghệ tiếp theo của Indonesia sẽ đến từ ngành giáo dục do nước này đã thông qua luật bắt buộc Chính phủ chi 20% ngân sách cho giáo dục.
Trước đó 2 ngày, ông Nadiem Makarim đã từ chức Giám đốc điều hành Go Jek, công ty hoạt động về thanh toán trực tuyến, đặt hàng thực phẩm và dịch vụ, hiện là 1 trong 5 "kỳ lân" (công ty khởi nghiệp có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên) của Indonesia. Một phát ngôn viên của Gojek hôm 22-10 cho biết, ông Makarim sẽ vẫn giữ cổ phần của mình nhưng không đóng bất kỳ vai trò tư vấn hay điều hành nào tại công ty.
Bài học từ thành công của Go Jek
Makarim sinh ra trong một gia đình thượng lưu ở Thủ đô Jakarta, với bố làm luật sư còn mẹ là nhà hoạt động xã hội có tiếng. Sau khi học xong tiểu học, Nadiem Makarim được gửi sang học trung học tại New York (Mỹ), trung học phổ thông tại Singapore và sau đó trở thành sinh viên của Đại học Brown.
Năm 2006, sau khi lấy bằng cử nhân xuất sắc, ông Nadiem Makarim về nước và làm việc cho Tập đoàn McKindsey. Cùng thời điểm đó, ông thành lập dự án mang tên "Lãnh đạo trẻ dành cho Indonesia" với mục đích giúp sinh viên đại học tìm việc làm trên toàn cầu.
Nhờ dự án này, Nadiem Makarim giành học bổng thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của trường Harvard năm 2009. Lớn lên ở Indonesia, Makarim đã tận mắt thấy những chiếc "xe ôm" quan trọng thế nào đối với nền kinh tế của đất nước cũng như người dân, nhưng thị trường bị cản trở do thiếu hiệu quả về giá cả và độ tin cậy.
"Khi ấy, nhiều người không tin rằng nghề "xe ôm" có thể trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Điều đó làm tôi rất bực mình. Khi làm quen với họ, tôi nhanh chóng nhận ra rằng khu vực phi chính thức này có giá trị vô cùng" - Nadiem Makarim chia sẻ với kênh CNBC. Thì ra, khi làm việc ở Indonesia, Makarim đã thường xuyên thuê "xe ôm" để giao hàng và mua đồ ăn.
Khi Nadiem Makarim cùng 2 người đồng sáng lập khác ra mắt dịch vụ gọi xe Go-Jek vào năm 2010, đó chỉ đơn giản là một cách để cải thiện ngành công nghiệp "xe ôm". Từ một tổng đài với 20 "xe ôm" ban đầu, doanh nghiệp này đã nhanh chóng phát triển thành một ứng dụng đa dịch vụ với lực lượng lao động hơn 1 triệu người.
Trong vòng 6 năm, Makarim đã đi vào lịch sử với tư cách là người sáng lập "kỳ lân" đầu tiên của Indonesia và đến năm 2018, giá trị công ty đã lên tới 9 tỷ USD, đồng thời mở rộng thị trường sang nhiều nước Đông Nam Á. "Tôi hy vọng Go-Jek sẽ được nói tới trong vòng 10 - 20 năm tới như một công ty đã chứng minh công nghệ là nhân tố chính giúp giải phóng nền kinh tế, đưa nó phát triển nhảy vọt sang giai đoạn tiếp theo của tiến hóa xã hội" - Makarim nói.
"Go-Jek phát triển mạnh là nhờ tài năng và nếu Indonesia tạo ra nhiều tài năng chất lượng cao hơn, hệ thống giáo dục của đất nước sẽ phải trải qua một sự biến đổi giống như những gì bắt đầu trên đường phố Jakarta năm 2010. Các trường học và học viện của chúng ta sẽ có thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tương lai. Khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và văn hóa, tôi biết phải làm những gì. Tôi biết ơn sự tin tưởng mà Tổng thống Joko Widodo đã đặt cho mình và sẽ cố gắng hết sức để cải thiện hệ thống giáo dục của đất nước".
Ông Nadiem Makarim (gửi thư tới các nhân viên Go-Jek khi chia tay nhận nhiệm vụ mới)
Theo anninhthudo.vn
Sinh viên làm bảng tuần hoàn hóa học lớn nhất thế giới Nhằm kỷ niệm tuần lễ Hóa học Quốc gia, các sinh viên tại bang Michigan, Mỹ, cùng nhau tạo ra bảng tuần hoàn hóa học khổng lồ với chiều dài 100 m, rộng 48 m. Minh Thúy Nguồn: CBS News/Zing